[Mẹo] Giúp làm tăng tỉ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm IVF

Đã đăng 10/10/2020

Khi hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công khi thụ thai trong ống nghiệm, bạn sẽ chủ động để tăng tỷ lệ thành công khi thụ thai. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến điều này? Cách tăng tỷ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì? Những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Hãy cùng theo dõi nhé!

IVF là gì?

IVF là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để điều trị vô sinh hiếm muộn. Trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau khi được hình thành, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người vợ.

IVF là một trong những phương pháp thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay. Tuy nhiên chi phí thực hiện cũng rất cao, ngay cả khi làm IVF thành công ở lần 1. Vì vậy nếu phải tiến hành nhiều lần, sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Do đó các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn rất quan tâm đến cách để làm tăng tỷ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh.

Những yếu tố làm tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo IVF

Nắm được những yếu tố làm tăng tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị để tăng tối đa tỷ lệ thành công khi thực hiện.

Cụ thể dưới đây là những yếu tố giúp tăng tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo:

  1. Sức khỏe của 2 vợ chồng

Sức khỏe của cả hai vợ chồng chắc chắn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo. Để có sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị thụ thai cả hai vợ chồng nên có một chế độ dinh dưỡng tốt và lối sống khoa học.

Cụ thể như sau:

  • Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, chất xơ. Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Người vợ nên ăn nhiều thực phẩm có axit folic để đề phòng dị tật thai nhi. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại ngũ cốc, trái cây tươi, giá đỗ…
  • Hạn chế hoặc kiêng không sử dụng rượu, bia, thuốc lá…
  • Sau khi thực hiện chuyển phôi nên hạn chế quan hệ tình dục vì có thể gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.
  • Tập thể dục các bài tập nhẹ nhàng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh.
  • Dinh dưỡng và tinh thần đều là những yếu tố quan trọng để nâng cao tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công. Những bất ổn về tâm lý có thể khiến tử cung co bóp mạnh và khiến phôi thai khó làm tổ được.
  1. Không mắc các bệnh đường tình dục

Nếu cả hai vợ chồng không mắc các bệnh tình dục thì tỷ lệ thụ tinh nhân tạo sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn so với mắc các bệnh tình dục và phải điều trị. Do đó bảo vệ sức khỏe sinh sản là điều rất quan trọng trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo.

  1. Tuổi tác

Thụ tinh nhân tạo khi tuổi còn trẻ sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn khi lớn tuổi. Phụ nữ càng lớn tuổi, đặc biệt là quá 35 tuổi thì tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công sẽ giảm xuống. Khi còn trẻ, chất lượng trứng và tinh trùng đều tốt nên tỷ lệ thụ thai thành công sẽ cao hơn.

  1. Điều trị sớm

Khi phát hiện ra vô sinh hiếm muộn, nếu càng điều trị sớm thì tỷ lệ thành công càng cao. Tốt nhất sau 1 năm quan hệ tình dục bình thường mà không thụ thai thì bạn nên đi  khám để điều trị.

  1. Cơ sở y tế điều trị

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh nhân tạo có thành công hay không là cơ sở y tế thực hiện. Điều này thể hiện thông qua trang thiết bị y tế và trình độ bác sĩ.

Thụ tinh nhân tạo IVF đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại và các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Do đó kỹ thuật này thường chỉ được thực hiện ở những bệnh viện lớn.

Tóm lại, để tăng tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo IVF, bạn hãy: chăm sóc sức khỏe tốt, điều trị càng sớm càng tốt khi còn trẻ tuổi và lựa chọn cơ sở y tế uy tín đê thực hiện.

Dấu hiệu chuyển phôi thành công

Nêu chuyển phôi thành công, chị em sẽ có cảm giác giống như mang thai. Khi đó chị em sẽ có những thay đổi cả về cơ thể và tâm lý. Dưới đây là các dấu hiệu chuyển phôi thành công:

  • Âm đạo ra một chút máu có màu nâu sẫm hoặc màu đen. Ở thụ thai tự nhiên, hiện tượng này được gọi là máu báo thai. Còn ở thụ tinh nhân tạo, hiện tượng này là máu báo phôi làm tổ. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kèm theo đau bụng thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
  • Chuột rút: Dấu hiệu này khá giống với triệu chứng chuột rút trong chu ky kinh nguyệt.
  • Ngực đau và mềm, núm vú trở nên nhạy cảm.
  • Có cảm giác buồn nôn và nghén: sự gia tăng nội tiết tố khiến phụ nữ có triệu chứng nghén khi mang thai.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào chuyển phôi thành công cũng có các dấu hiệu trên. Sau 5 ngày nếu không có các dấu hiệu này bạn nên kiên nhẫn chờ đến 14 ngày sau khi chuyển phôi. Trong thời gian đố, bạn phải kiên nhẫn sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Các bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Khám sức khỏe, đánh giá khả năng sinh sản

Trước khi thực hiện thụ tinh, bác sĩ phải kiểm tra sức khỏe để đảm bảo cả hai vợ chồng đủ điều kiện thực hiện thụ tinh.

Kiểm tra ở người vợ: Cụ thể người vợ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nội tiết để xác định nồng độ các hormone sinh dục, nội tiết hướng sinh dục để đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng. Từ đó, bác sĩ cũng đánh giá được khả năng dự trữ buồng trứng của người vợ.
  • Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tinh dục: Xét nghiệm các bệnh lý bao gồm: HIV, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, chlamydia…
  • Siêu âm phụ khoa: Siêu âm nhằm phát hiện các bất thường như khối u ở cơ quan sinh sản có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai hoặc mang thai sau này.

Kiểm tra sức khỏe ở người chồng: Cụ thể kiểm tra sức khỏe của người chồng bao gồm:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Xác định số lượng và chất lượng tinh trùng, mức độ di động của tinh trùng, xác định xem tinh trùng có đủ điều kiện để thực hiện thụ tinh hay không. Nếu tinh trùng yếu thì nam giới phải điều trị trước khi thụ tinh.
  • Các xét nghiệm khác: Cũng như nữ giới, nam giới cũng cần thực hiện các xét nghiệm bệnh xã hội như HIV, giang mai, viêm gan B…
  • Nếu không thấy tinh trùng thì người chồng sẽ phải thực hiện các biện pháp chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân.

Bước 2: Kích thích buồng trứng

Bước thứ 2 trong quy trình thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm là kích thích buồng trứng.

Người vợ sẽ được kích trứng trong khoảng 10 ngày bằng biện pháp tiêm thuốc. Trong khoảng thời gian này, người vợ được siêu âm và xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển của nang noãn. Điều này nhằm mục đích tiêm thuốc kích trứng rụng đúng giờ để chọc lấy trứng.

Bước 3: Chọc hút trứng

Sau khoảng 36-40 giờ kể từ thời điểm tiêm thuốc kích trứng cuối cùng, người vợ được chọc hút trứng. Điều kiện thực hiện là người vợ nhịn ăn buổi sáng. Người vợ sẽ được gây mê để hút trứng và ở lại bệnh viện trong 2-3 giờ để theo dõi.

Trứng sau khi hút sẽ được kiểm tra và tách dưới kính hiển vi. Cùng lúc đó, bác sĩ cũng lấy tinh trùng của người chồng để chuẩn bị thụ tinh.

Bước 4: Thụ tinh

Trứng và tinh trùng được đưa đến phòng labo để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Quá trình nuôi cấy bên ngoài là từ 2-5 ngày. Sau khi phôi đạt chất lượng, phôi sẽ được chuyển vào tử cung của người vợ.

Khi thụ tinh, bác sĩ sẽ tạo nhiều phôi để dự trữ, phòng trường hợp thụ tinh thất bại thì có thể có phôi để tiến hành thụ tinh lại.

Trước khi chuyển phôi, người vợ được uống thuốc và đặt thuốc âm đạo để chuẩn bị cho qáu trình chuyển phôi.

Bước 5: Chuyển phôi

Phôi đạt chất lượng sẽ được chuyển vào buồng tử cung. Một số lượng phôi sẽ được dự trữ theo sự thống nhất của hai bên. Việc này được thực hiện khí tử cung của người vợ đã đủ độ độ dày và đảm bảo thuận lợi cho phôi thai làm tổ và phat triển.

Sau khi chuyển phôi, người vợ nằm lại cơ sở y tê từ 2-4h để theo dõi. Nếu mọi thứ bình thường thì được ra về. Khi về nhà, người vợ tiếp tục được sử dụng các loại thuốc cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời người vợ cũng nên nghỉ ngơi và  sinh hoạt điều độ, để tạo điều kiện tốt nhất cho phôi thai phát triển khỏe mạnh.

Trong tưởng hợp làm IVF lần 1 không thành công, bác sĩ sẽ tiếp tục lấy phôi trữ đông để cấy vào buồng tử cung. Đê thực hiện việc này, bác sĩ sẽ  theo dõi niêm mạc tử cung trong 14-18 ngày để đảm bảo niêm mạc tử cung có điều kiện tốt nhất để thực hiện cấy phôi.

Bước 6: Thử thai

2 tuần sau khi cấy phôi, người vợ cần đến kiểm tra để xác định là có mang thai hay chưa. Nếu kết quả cho thấy người vợ đã mang thai thì tiếp tục được uống thuốc dưỡng thai và theo dõi. Còn nếu các chỉ số không đủ điều kiện thì có thể là thai đã sảy hoạc thai nhi chưa được hình thành. Nếu chưa có thai thì thai phụ tiếp tục được cấy phôi.

Bước 7: Theo dõi thai nhi

Sau khi người vợ đã mang thai thành công sau cấy phôi, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Cách làm tăng tỉ lệ thành công sau chuyển phôi

Dưới đây là một số lưu ý để làm tăng lệ chuyển phôi thành công:

  1. Tuân thủ phác đồ điều trị

Người vợ phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đây là điều kiện để niêm mạc tử cung đạt chất lượng, tạo môi trường thuận lợi cho phôi thai phát triển. thai phụ phải uống các loại thuốc nội tiết, thuốc uống, thuốc đặt âm dọa theo hướng dẫn của bác sĩ.

  1. Chú ý đến dinh dưỡng

Sau khi chuyển phôi, người vợ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình: tránh ăn những món ăn gây táo bón, tránh ăn thực phẩm cay nóng dầu mỡ, không ăn các đồ ăn bị dị ứng.

  1. Vận động nhẹ nhàng

Sau khi chuyển phôi người vợ không nên vận động mạnh nhưng cũng không nên nằm nguyên một chỗ. Vận động nhẹ nhàng cho máu huyết lưu thông rất tốt để nâng cao hiệu quả chuyển phôi.

Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự thành công khi thực hiện thụ tinh IVF và các mẹo để làm tăng tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích khi thụ tinh nhân tạo.

Tra cứu