Đi ngoài(đi cầu) ra kèm máu tươi là bệnh gì? nguyên nhân, cách chữa

Đã đăng 08/10/2021

Đi ngoài ra máu, hay đi cầu ra máu tươi, đi vệ sinh ra máu có thể là triệu chứng của bệnh táo bón, trĩ, viêm đại trang, ưng thư… Do đó, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân đi ngoài ra máu là gì. Từ đó, có phương án điều trị phù hợp và kịp thời.

Hiện tượng đi cầu ra máu là gì?

Đi ngoài ra máu

Đi cầu ra máu là tình trạng phân có lẫn máu hoặc ra máu ở cuối bãi. Triệu chứng này có thể bắt gặp ở mọi đối tượng với nhiều thời điểm khác nhau.

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh là gì mà sẽ biểu hiện cụ thể. Đó có thể là máu đỏ tươi, đỏ thẫm, thâm đem. Lượng máu có thể chảy ra nhiều hoặc ít.

Theo các bác sĩ, nhiều trường hợp đi ngoài ra máu là do chứng táo bón. Nếu là nguyên nhân này thì không nguy hiểm mà sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có những trường hợp đi vệ sinh ra máu là do những bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân đi nặng ra máu là do đâu?

Như vừa chia sẻ, đi nặng ra máu chủ yếu là do chứng táo bón gây ra. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Do đó, người bệnh cần chủ động đi kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là một số bệnh lý phổ khiến đi ngoài ra máu.

  1. Đi ngoài ra máu do táo bón

Theo thống kê, có đến 50% đi ngoài ra máu là do táo bón kéo dài.

Nguyên nhân do khi bị táo bón, phân sẽ khô và vón cục. Nên khi đi đại tiện cần phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Hệ quả là ống hậu môn và sưng đỏ, rách kẽ hậu môn và gây chảy máu.

Nếu đi ngoài ra máu là do táo bón, máu sẽ có màu đỏ tươi và bám trên phân. Triệu chứng này không nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Từ đó, chứng táo bón và triệu chứng đi ngoài ra máu sẽ hết.

  1. Bệnh trĩ – Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi

Dấu hiệu bệnh trĩ

Bệnh lý tiếp theo khiến đi cầu ra máu tươi đó là bệnh trĩ. Bệnh trĩ là bệnh ở hậu môn trực tràng phổ biến nay. Theo đó, có đến 40 – 5-% dân số Việt Nam mắc bệnh lý này.

Một số nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ gồm:

  • Suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn;
  • Thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh;
  • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh;
  • Táo bón;
  • Ăn ít chất xơ;
  • Căng thẳng, mệt mỏi.

Ngoài triệu chứng đi ra cầu ra máu tươi, người bệnh còn thấy đau nhức ở hậu môn mỗi khi đi vệ sinh. Thời gian đầu, lượng máu chảy ra ít, nhưng sau đó càng nghiêm trọng và máu phun thành tia.

  1. Đi vệ sinh ra máu có thể do Polyp trực tràng

Đi vệ sinh ra máu cũng có thể do bạn mắc bệnh Polyp trực tràng.

Polyp trực tràng là tình trạng tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc ruột kết. Bệnh lý này nếu như không điều trị sớm có thể dẫn đến ưng thư.

Sở dĩ, có triệu chứng cháu máu sau đại tiện khi mắc bệnh là do lớp lót trực trạng bị kích ứng và viêm. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ gặp dấu hiệu đau bụng.

  1. Đại tiện ra máu do viêm, nứt kẽ hậu môn

Viêm, nứt kẽ hậu môn cũng là bệnh lý khiến đại tiện ra máu. Theo đó, táo bón là một trong những nguyên nhân khiến hậu môn bị viêm hoặc nứt kẽ.

Khi bị táo bón, ống hậu môn sẽ bị tổn thương gây chảy máu. Thậm chí, có những trường hợp bị bội nhiễm và lở loét ở hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn
  1. Viêm đại trực tràng – Thủ phạm đi nặng ra máu

Khi bị viêm đại trực tràng, người bệnh cũng sẽ gặp triệu chứng đi nặng ra máu.

Một số nguyên nhân khiến đại trực tràng bị viêm nhiễm như:

  • Nhiễm khuẩn ký sinh trùng;
  • Hội chứng ruột kích thích;
  • Mắc bệnh Crohn;
  • Điều trị xạ trị, hóa trị;
  • Do quan hệ bằng đường hậu môn…
  1. Chảy máu sau đại tiện do ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Ung thư đại trực tràng và ung thư trực tràng là bệnh nguy hiểm. Theo đó, chảy máu sau đại tiện là một trong những biểu hiện của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Táo bón;
  • Đau bụng;
  • Buồn môn;
  • Phân dẹt và lỏng;
  • Tiểu không tự chủ được;
  • Tiểu buốt;
  • Giảm cân đột ngột;
  • Cơ thể mệt mỏi…

Theo các bác sĩ, 2 bệnh lý ung thư này có thể ảnh hưởng đến ruột già và trực tràng. Do đó, khi mắc bệnh ruột già và trực tràng sẽ bị viêm, kích ứng và gây chảy máu.

Một số trường hợp, ung thư trực tràng và đại tràng là do biến chứng của bệnh Polyp.

Ung thư trực tràng
  1. Viêm dạ dày ruột

Dạ dày ruột bị viêm nhiễm thường do nhiễm khuẩn gây ra. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ đi ngoài có lẫn máu và chất nhầy ở phân.

  1. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ qua đường hậu môn có thể tăng nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn, nấm. Từ đó, khiến hậu môn và trực tràng bị viêm nhiễm và gây chảy máu khi đi ngoài.

  1. Sa trực tràng

Đi ngoài ra máu, đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp của bệnh sa trực tràng. Bệnh lý này thường gặp ở những người cao tuổi.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Triệu chứng đi ngoài ra máu có thể gặp ở bất cứ ai. Nhiều trường hợp đai ngoài ra máu sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có những trường hợp cần có phác đồ chữa trị cụ thể.

Thực tế, có rất nhiều người chủ quan khi đại tiện ra máu mà không chữa trị. Lúc này, người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng sau:

  • Thiếu máu;
  • Suy nhược cơ thể;
  • Mệt mỏi;
  • Hoa mắt chóng mặt;
  • Thể chất suy yếu;
  • Sức đề kháng giảm;
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Nguy hiểm hơn, một số trường hợp đại tiện ra máu là bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, điển hình như trĩ nặng, ung thư đại tràng, viêm loét đại trực tràng… Những bệnh lý này nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Cách chữa đi đại tiện ra máu tươi

Đại tiện ra máu tươi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, để điều trị bệnh lý này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chữa trị.

Tùy vào từng bệnh lý, mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa chủ yếu được áp dụng trong những hợp viêm nhiễm nhẹ, trĩ nội. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống, thuốc bôi, thuốc xông. Nhằm cải thiện tình trạng viêm nhiễm, cải thiện tình trạng ra máu khi đại tiện.

Lưu ý, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đúng giờ giấc, đủ liều, đúng thuốc. Tuyệt đối, không tự ý bỏ thuốc giữa chừng.

Điều trị ngoại khoa

Nếu trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngoại.

Một số kỹ thuật ngoại khoa có thể được chỉ định bao gồm cắt trĩ, cắt Polyo, phác đồ điều trị ung thư…

Cách chữa đi ngoài ra máu tại nhà

Bên cạnh điều trị đi ngoài ra máu theo phác đồ của bác sĩ. Người bệnh cũng có thể áp dụng cách chữa trị đi ngoài ra máu tại nhà. Giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

  1. Cách trị đi cầu ra máu tại nhà bằng rau diếp cá

Rau diếp cá

Rau diếp cá không chỉ được biết đến là loại rau thơm mà còn là thảo dược chữa nhiều bệnh lý. Trong đó, chữa đi ngoài ra máu do táo bón hay trĩ là công dụng được nhiều người sử dụng.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 100g rau diếp cá;
  • Rửa sạch rau, sau đó ngâm với nước muối pha loãng;
  • Cho rau diếp cá và một cốc nước vào máy xay nhuyễn;
  • Lọc lấy nước bỏ bã;
  • Sử dụng nước rau diếp cá uống 2 lần trong ngày, dùng liên tiếp trong 3 ngày.
  1. Trị đại tiện ra máu bằng ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý. Trong đó, phải kể đến công dụng chữa đi cầu ra máu, táo bón hay trĩ.

Với phương pháp này, người bệnh có thể thực hiện bằng cách đắp ngoài hoặc xông. Cách thực hiện như sau:

  • Bài thuốc đắp ngoài:

+ Chuẩn bị một nắm ngải cứu tươi;

+ Rửa sạch lá ngải cứu, ngâm với nước muối;

+ Cắt nhỏ lá ngải cứu, giã nát, sau đó đắp vào hậu môn;

+ Lấy băng gạc để cố định ngải cứu trong 30 phút;

+ Sau đó, lấy thuốc ra và vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.

  • Xông hơi lá ngải cứu chữa đi ngoài ra máu:

+ Chuẩn bị những nguyên liệu sau: Ngải cứu, cúc tần, lá lốt mỗi thứ một nắm. Nước bồ kết đặc 1 chén; 1 củ nghệ vàng.

+ Đem rửa sạch và thái nhỏ những nguyên liệu trên, riêng nghệ tươi đem giã nát.

+ Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi (trừ nước bồ kết) đun sôi với 2 lít nước.

+ Đun sôi khoảng 10 phút thì cho nước bồ kết vào.

+ Đun sôi tiếp khoảng vài phút thì tắt bếp.

+ Cho nước thuốc vào chậu hoặc bô, sau đó xông hậu môn khoảng 20 phút.

Lưu ý: Nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi xông.

Phòng tránh bệnh đi đại tiện ra máu tươi

Phòng tránh đi ngoài ra máu

Cuối bài viết là những thông tin về cách phòng đại tiện ra máu tươi các bạn nên biết. Theo đó, để phòng bệnh lý này, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ăn uống khoa học:

Để phòng tránh đại tiện ra máu, đầu tiên phải lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.

Theo đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đẩy đủ dưỡng chất. Đặc biệt, nên bổ sung các loại rau xanh để tránh táo bón, gây nóng trong.

Đồng thời, nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, rượu bia, thuốc lá. Vì đây là một trong những nguyên nhân khiến đại tiện ra máu tươi.

  • Không nhịn đi đại tiện:

Đi đại tiện đúng giờ, không nhịn đại tiện, không cố rặn mỗi khi đi đại tiện. Nhằm hạn chế gây tổn thương cho hậu môn.

Ngoài ra, sau khi đại tiện nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm. Đặc biệt là những người bệnh đang mắc các bệnh lý ở hậu môn, trực tràng.

  • Thường xuyên vận động:

Nên vận động thường xuyên nhằm thúc đẩy lưu thông máu, thúc đẩy nhu động ruột. Đồng thời, hạn chế ngồi làm việc hoặc đứng quá lâu, tránh khuân vác nặng nhọc.

  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận:

Nếu thường xuyên căng thẳng, stress sẽ khiến niêm mạc ruột co bóp nhiều. Nên quá trình lưu thông máu bị hạn chế.

Như vậy, qua những thông tin trên có thể thấy đi ngoài ra máu chủ yếu là do các bệnh ở hậu môn, trực tràng gây ra. Do đó, khi triệu chứng đại tiện ra máu. Người bệnh nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Tra cứu