Bệnh trĩ là gì: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Đã đăng 07/10/2021

Bệnh trĩ là một căn bệnh xuất hiện ở hậu môn và là bệnh lành tính. Những người làm việc văn phòng là đối tượng phổ biến của căn bệnh này. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin tổng hợp về bệnh trĩ dành cho bạn!

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là căn bệnh xảy ra khi đám rối tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn ra. Lúc này, máu tĩnh mạch bị ứ đọng nên sẽ khiến búi trĩ to dần.

Các chuyên gia phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào vị trí của búi trĩ như sau:

Bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ nằm ở phía ngoài, ngay gần rìa hậu môn. Lúc này búi trĩ được phủ lên một lớp da vô cùng nhạy cảm. Thông thường người bệnh không cảm thấy đau đớn. Nhưng khi hình thành cục máu đông, cục máu sẽ tạo thành khối cứng chắc và gây đau. Nếu vỡ ra nó sẽ gây chảy máu.

Bệnh trĩ nội

Búi trĩ hình thành phía trong hậu môn, không gây chảy máu, không gây đau. Khi đi đại tiện có thể thấy búi trĩ bị lòi ra ngoài. Khi búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài, người bệnh sẽ thấy đau đớn. Lúc này không thể ấn búi trĩ trở lại vào trong hậu môn do búi trĩ đã bị nghẹt.

Có 4 giai đoạn của trĩ nội như sau:

  • Trĩ độ 1: Đây là giai đoạn nhẹ, búi trĩ chưa bị lòi ra ngoài mà vẫn nằm trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Khi đại tiện thấy búi trĩ lòi ra ngoài, nhưng đại diện xong búi trĩ tự chui vào bên trong như bình thường.
  • Trĩ độ 3: Sau khi đi tiêu, búi trĩ bị lòi ra ngoài, phải dùng tay ấn vào mới được.
  • Trĩ độ 4: Ở giai đoạn nặng nhất, búi trĩ bị lòi ra ngoài ngay cả khi làm việc nặng, đi lại, ngồi xổm… Lúc này sinh hoạt cá nhân và việc đại tiện trở nên khó khăn.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Hiện nay các chuyên gia chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ sẽ nằm tăng áp lực trong trực tràng. Lúc này hệ thống tĩnh mạch của vùng hậu môn bị chèn ép, cản trở lưu thông và làm ứ đọng máu tĩnh mạch.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh là:

Táo bón mãn tính

Táo bón gây ra áp lực lên trực tràng và hậu môn trong quá trình đại tiện, làm tĩnh mạch bị giãn và phình ra, gây da bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

Tiêu chảy mãn tính

Khi bị tiêu chảy, người bệnh phải đi ngoài thường xuyên, khiến niêm mạc hậu môn bị gây áp lực và kích thích, dẫn tới bệnh trĩ.

Tuổi tác cao

Cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn an có xu hướng bị giãn ra và lỏng lẻo hơn ở người cao tuổi. Điều này khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người cao tuổi gia tăng.

Mang thai

Áp lực của thai nhi khiến cho tử cung giãn nở mạnh, làm nhu động ruột bị chậm lại, tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón và bệnh trĩ.

Béo phì

Áp lực vùng bụng và trực tràng – hậu môn ở người béo phì lớn hơn so với người bình thường. Do đó những người có cân nặng vượt mức thường có xu hướng xuất hiện bệnh trĩ.

Thói quen ăn uống

Một chế độ ăn ít chất xơ, nhiều thịt, ăn uống bên ngoài thường xuyên, ăn quả no… dễ dẫn tới táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội trĩ – ngoại.

Ít vận động

Thói quen lười vận động làm nhu động ruột bị tác động tiêu cực, gây tăng nguy cơ mắc táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ…

Thói quen sinh hoạt

Nguy cơ mắc bệnh trĩ gia tăng ở những người có thói quen như ngồi quá lâu, căng thẳng thần kinh, nhịn đi vệ sinh, quan hệ đồng tính nam…

Triệu chứng của bệnh trĩ

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ mà bạn nên lưu ý bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Người bệnh thường bị chảy máu, máu bị dính trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Ở giai đoạn nặng, máu thậm chí có thể bắn thành tia hoặc chảy thành giọt, và ngồi xổm cũng có thể bị chảy máu.
  • Ngứa ngáy ở hậu môn: Bệnh trĩ khiến dịch bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn bị rò rỉ ra ngoài gây ngứa ngáy. Dịch bài tiết này cũng gây ra mùi hôi, làm người bệnh mất tự tin.
  • Hậu môn bị sưng đau: Có thể sờ thấy rõ khối mềm nhô lên ở khu vực hậu môn. Người bệnh thường có cảm giác cồm cộm nhưng không đau. Chỉ khi búi trĩ hậu môn bị bít tắc mới gây đau đớn.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Triệu chứng này xảy ra với người bị trĩ cấp độ 4. Người bệnh không thể đẩy búi trĩ trở lại vào trong dù dùng tay.

Trên đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ. Khi thấy những dấu hiệu này, người bệnh nên đi thăm khám, kiểm tra để được bác sĩ hỗ trợ. Càng để nặng, bệnh sẽ càng gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Chẩn đoán bệnh trĩ như thế nào?

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh trĩ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu không thấy tình trạng bệnh có dấu hiệu cải thiện, các chuyên gia khuyên bạn nên đến cơ sở y tế. Đặc biệt nếu xuất huyết kéo dài hoặc xuất hiện cơn đau với tần suất nhiều hơn, bạn càng nên sớm đi thăm khám.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trĩ thông qua các hoạt động sau:

  • Kiểm tra tổng quát ở hậu môn và trực tràng.
  • Nội soi khu vực đại tràng và hậu môn.
  • Kiểm tra dấu hiệu của máu ở trong phân.

Cách điều trị bệnh trĩ

Có nhiều lựa chọn điều trị bệnh trĩ khác nhau tùy theo mức độ phát triển của bệnh. Đó là các biện pháp điều trị như:

Điều trị tại nhà

Ngay cả khi không đến cơ sở y tế, bạn cũng có thể tự kiểm soát và khắc phục bệnh trĩ tại nhà nhờ những biện pháp sau:

  • Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bổ sung nhiều chất xơ qua rau xanh và hoa quả. Bạn cũng nên lưu ý uống nhiều nước. Các biện pháp này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón nhờ làm phần mềm ra, qua đó làm giảm thiểu áp lực lên búi trĩ. Nếu cần thiết bạn cũng có thể sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
  • Tăng cường sức khỏe cho vùng chậu bằng cách luyện tập thể dục thể thao.
  • Xoa dịu triệu chứng sưng đau bằng cách chườm lạnh hoặc ngâm nước ấm.

Một số người tự điều trị tại nhà bằng cách bôi thuốc tại hậu môn để xoa dịu cảm giác ngứa và đau. Tuy nhiên biện pháp này có thể làm tổn thương da nếu thực hiện trong thời gian dài.

Điều trị tại cơ sở y tế

Khi bệnh trĩ chở nặng, người bệnh cần điều trị tại cơ sở y tế. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ hoàn toàn hoặc giảm kích thước búi trĩ. Các biện pháp bác sĩ thường thực hiện như:

  • Thắt vòng cao su: Thắt đáy búi trĩ bằng vòng cao su, nhờ đó giảm bớt lưu lượng máu lưu thông tại đây, giúp búi trĩ thu hẹp lại dần.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Sử dụng hóa chất để tiêm vào búi trĩ khiến chúng nhỏ lại và rụng ra.
  • Quang đông hồng ngoại: Dùng tia hồng ngoại để thu nhỏ búi trĩ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, búi trĩ có kích thước quá lớn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về bệnh trĩ. Hi vọng qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về bệnh trĩ và có tinh thần phòng ngừa bệnh. Ăn nhiều rau quả trái cây, uống nhiều nước, luyện tập thể chất, vệ sinh hậu môn đúng cách… là cách phòng ngừa căn bệnh này hữu hiệu nhất! Chúc bạn thành công! 

Tra cứu