Viêm phế quản dạng hen: triệu chứng, nguyên nhân & phòng trị
Dương Thu Hằng Đã đăng 04/01/2019
Viêm phế quản dạng hen là bệnh lý phức tạp và gây ra không ít ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Tuy nhiên, những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh lại chưa được nhiều người biết tới.
Vậy, viêm phế quản dạng hen là gì? Bệnh do nguyên nhân nào gây ra và có triệu chứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.
Viêm phế quản dạng hen là gì?
Viêm phế quản dạng hen hay còn được biết đến phổ biến với tên gọi viêm phế quản co thắt. Đây được hiểu là tình trạng đường khí quản bị viêm nhiễm ở những tiểu phế quản và phế nang, làm cho phế quản bị co thắt và xuất hiện những biểu hiện hen suyễn kèm theo như thở khò khè, triệu chứng khó thở hụt hơi…
Thực chất, viêm phế quản và hen là hai bệnh lý khác nhau thường gặp ở đường thở nhưng thường xuất hiện với cùng nhau. Theo đó, viêm phế quản dạng hen là một thể của viêm phế quản chứ không phải của bệnh hen.
Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen là gì
Viêm phế quản dạng hen có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phổ biến nhất trong đó là do các yếu tố đến từ môi trường như:
- Khói thuốc lá.
- Môi trường bị ô nhiễm.
- Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú hay khói bụi, hóa chất…
- Thời tiết thay đổi (như khi trời chuyển lạnh đột ngột).
- Sử dụng không đúng cách các loại thuốc như aspirin, thuốc ức chế beta…
- Do một số loại vi khuẩn hay virus như: vi rrus hợp bào đường hô hấp (RSV), vi khuẩn phế cầu, tụ cầu…ký sinh ở vùng mũi họng. Khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng suy yếu, chúng sẽ hoạt động mạnh lên và gây bệnh.
Triệu chứng viêm phế quản dạng hen
Khi bị viêm phế dạng hen, ngoài những biểu hiện của viêm phế quản, người bệnh còn thấy xuất hiện những triệu chứng khác của bệnh hen kèm theo như:
- Ho kéo dài, khó thở.
- Thở khò khè, phải dùng nhiều dùng sức.
- Lồng ngực hóp sâu khi thở.
- Có nhiều dịch nhầy ở cổ họng.
- Buồn nôn.
- Thường xuyên bị nôn, nhất là trước và sau khi ăn.
Các triệu chứng trên có thể khá giống với những bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp khác. Do đó, để xác định chính xác, người bệnh nên tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế và thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng cần thiết như: đo dung tích phổi, đo lưu lượng đỉnh thở ra, chụp X-quang ngực.
Phòng ngừa và điều trị
Theo các chuyên gia y tế, để phòng tránh mắc viêm phế quản dạng hen, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xác với những tác nhân gây kích thích bằng một số cách như:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Sử dụng một số thiết bị lọc không khí nếu ở trong môi trường có nhiều chất ô nhiễm.
- Đối với những người có cơ địa dị ứng, cần tránh tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, lông thú vật…
- Đối với trẻ em, nên tiêm ngừa vác xin chống cảm cúm hàng năm để tránh biến chứng gây viêm phế quản dạng hen.
Trường hợp nếu mắc bệnh, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tự ý mua thuốc để sử dụng. Hiện tại, viêm phế quản dạng hen chủ yếu được điều trị theo phương pháp nội khoa bằng một số loại thuốc như:
- Thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như Albuterol.
- Thuốc Corticosterod dạng hít hoặc kết hợp thếm thuốc giãn ống phế quản.
- Thuốc điều chỉnh Cromolyn, Leukoteriene hay Theophylline.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng kết hợp thêm máy tạo hơi ấm hoặc các dụng cụ bổ sung oxy để làm giảm các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, đối với trẻ em bị viêm phế quản dạng hen, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bậc phụ huynh cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước và đặc biệt là không nên cho trẻ ăn quá no để tránh tình trạng nôn trớ.
Khám phá: Bệnh hen suyễn có lây không
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức cần thiết về viêm phế quản dạng hen. Và nếu gặp bất cứ dấu hiệu hay khó khăn nào liên quan đến bệnh lý này, hãy tìm gặp gặp các bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.