Triệu chứng khó thở hụt hơi là bệnh gì, có nguy hiểm không ?

Đã đăng 22/12/2018

Triệu chứng khó thở hụt hơi

Triệu chứng khó thở hụt hơi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang mắc bệnh nghiêm trong như hen suyễn, suy tim, viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi cực kỳ nguy hiểm.

Tình trạng thở hụt hơi có thể xuất phát từ nguyên nhân vô hại, nhưng nó cũng xuất phát từ các bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, nếu thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể bạn nên nhanh chóng đến bệnh bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5 Bệnh có triệu chứng khó thở và hụt hơi

Bệnh suyễn

Khó thở, thở hụt hơi là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy của những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. Nguyên nhân xuất phát từ việc đường hô hấp của bạn bị thu hẹp khiến cho máu không thể lưu thông dễ dàng.

Có 2 loại bệnh suyễn chính là suyễn dị ứng và không dị ứng. Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ có triệu chúng và cách điều trị khác nhau.

Ở một số bệnh nhân bệnh dị ứng khởi phát cũng bắt nguồn từ việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thuốc lá, phấn hoa, bụi, nấm mốc, thời tiết… bệnh này có thể dễ dàng được khắc phục bằng cách sử dụng thuốc hoặc có thể làm giảm các triệu chứng của với 8 cách trị hen suyễn tại nhà sau

Thở hụt hơi do phổi tắc nghẽn

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) bao gồm 2 loại chính là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Khi mắc bệnh  bạn sẽ có dấu hiệu thở gắt, thở không ra hơi, tức ngực, ho có đờm.

Nếu bạn bị tắc phổi mãn tính bạn có thể bị ho cả ngày, thậm chí là khi tập thể dục và đứng lên ngồi xuống. Bệnh phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, người thường xuyên hút thuốc.

Hiện nay, không có cách chữa dứt điểm căn bệnh này, để điều trị các triệu chứng bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà đưa ra phương pháp bao gồm liệu pháp oxy, ghép phổi và phẫu thuật.

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là bệnh lý xảy ra khi cơ thể có máu đông, bệnh này sẽ gây ra hiện tượng hụt hơi đột ngột, đau ngực, căng tức, khó chịu và đôi khi bạn sẽ ho ra máu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ở một số bệnh nhân, thuyên tắc phổi do hút thuốc thừa cân, chấn thương thời gian dài, sử dụng thuốc tránh thai, các loại thuốc khác. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh bạn sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc làm loãng máu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Thở hụt hơi do ngộ độc khí carbon monoxide

Carbon monoxide là một trong những chất có nhiều trong nhiên liệu ô tô, xe tải, lò sưởi…bạn có thể hít phải những khí này trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của mình.

Lượng khí carbon monoxide xâm nhập vào cơ thể sẽ chiếm chỗ ôxy trong tế bào máu. Từ đó, sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến não do người bệnh bị ngộ độc khí. Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết bao gồm: lú lẫn, khó thở, đau đầu, choáng váng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các độc tố do khí, bạn nên kiểm tra các thiết bị trong nhà của bạn. Đảm bảo các thiết bị thông gió trong nhà, hầm và các căn phòng được hoạt động tốt nhất.

Thở hụt hơi do sốc phản vệ

Thông thường khi bị dị ứng cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng sốc phản vệ. Một số tác nhân có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ được kể đến là khói bụi, thời tiết, thực phẩm…

Khi sốc phản vệ người bệnh sẽ thấy khó thở do cổ họng của bạn bị sưng lên và đóng chặt nắp thanh môn. Nên ngăn chặn nguồn cung cấp khí vào cơ thể. Bên cạnh đó, bạn sẽ thấy các dấu hiệu ngứa, thở khò khè, tiêu chảy.

Cách khắc phục là tiêm thuốc epinephrine ngay lập tức. Những người bị dị ứng nghiêm trọng sẽ phải thường xuyên mang EpiPen bên người để đề phòng biến chứng của bệnh xảy ra.

Triệu chứng khó thở hụt hơi đôi khi không phải là chứng bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nếu xuất hiện thường xuyên bà kéo dài. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.

Tra cứu