Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 

Đã đăng 26/09/2020

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới. Viêm bàng quang do nhiều nguyên nhân gây ra và không phải trường hợp nào cũng là nhiễm trùng. Với mỗi nguyên nhân, bẹnh viêm bàng quang lại có cách điều trị khác nhua. Vậy viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm bàng quang như thế nào? hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây.

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là viêm nhiễm ở bàng quang. Đây là bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu rất phổ biến (chiếm đến 50%). Bệnh gặp phải ở cả nam và nữ giới những thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Nguyên nhân là do cấu trúc đường tiểu của nữ giới ngắn nên bị vi khuẩn xâm nhập.

Bênh viêm bàng quang rất dễ tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị trị kịp thời, viêm bàng quang có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm bể thận. Điều trị đúng cách và kịp thời sẽ hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh. Vì vậy nhận biết các dấu hiệu của bệnh một cách sớm nhất là biện pháp cần thiết để điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Nguyên nhân bệnh viêm bàng quang

Nguyên nhân gây viêm bàng quang rất đa dạng, bao gồm do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng. Cụ thể dưới đây là những nguyên nhân gây viêm bàng quang.

  1. Viêm bàng quang do vi khuẩn

Bình thường hệ tiết niệu có cơ chế để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Trong nước tiểu cũng có chất kháng khuẩn như một cơ chế tự bảo vệ của hệ tiết niệu. Tuy nhiên khi niệu đạo bị tổn thương hoặc sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công. Vi khuẩn là tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm bàng quang.

Các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm bàng quang là:

  • coli: đây là tác nhân phổ biến nhất
  • Ngoài ra còn có: chlamydia, tụ cầu vàng, Mycoplasma, Proteus hoặc trực khuẩn mủ xanh
  1. Viêm bàng quang kẽ

Đây là bệnh viêm hay đau bàng quang mãn tính. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới. Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này cũng khá khó nhận biết và điều trị.

  1. Viêm bàng quang do thuốc

Một số loại thuốc thải chủ yếu qua đường tiết niệu, có thể gây kích ứng bàng quang và dẫn đến viêm.

Phổ biến nhất là các loại thuốc hóa trị: cyclophosphamide và ifosfamide

  1. Viêm bàng quang phóng xạ

Bệnh nhân thực hiện hóa trị hoặc xạ trị ung thư cũng thường bị viêm bàng quang. Đặc biệt là xạ trị ở vùng chậu. Nguyên nhân là do xạ trị thu nhỏ khối u thì cũng phá hủy các tế bào khỏe mạnh.

  1. Viêm bàng quang do sử dụng ống thông tiểu

Với bệnh nhân phải dùng ống thông tiểu liên tục, nguy cơ bị viêm bàng quang là rất cao. Lý do là vì  việc này có thể làm tổn thương các mô trong bàng quang và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

  1. Viêm bàng quang do các tác nhân hóa học

Các sản phẩm có chứa tác nhân hóa học sử dụng ở vùng kín có thể gây kích ứng bàng quang và dẫn đến viêm. Chúng có thể bao gồm:

  • Thuốc diệt tinh trùng
  • Màng ngăn âm đạo
  • Các sản phẩm tẩy rửa: xà phòng, dung dịch vệ sinh
  • Nước hoa vùng kín…
  1. Viêm bàng quang do các vấn đề khác

Ngoài những yếu tố trên thì viêm bàng quang có thể là biến chứng của một số bệnh lý như:

  • Tiểu đường
  • Sỏi thận
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Tổn thương tủy sống

Nguy cơ mắc viêm bàng quang

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra viêm bàng quang là:

  • Nữ giới có nguy cơ mắc viêm bàng quang cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Có sinh hoạt tình dục
  • Phụ nữ mang thai
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng hoặc màng ngăn aam đạo
  • Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Thường xuyên nhịn tiểu
  • Có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đang điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị
  • Sử dụng ống thông tiểu

Triệu chứng bệnh Viêm bàng quang

Các triệu chứng để nhận biết bệnh viêm bàng quang là:

  • Đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi được một chút nước tiểu
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi
  • Đi tiểu ra máu
  • Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Có cảm giác đi tiểu gấp
  • Hay bị đau bụng dưới, đau giữa lưng hoặc hai bên lưng
  • Trẻ nhỏ bị viêm bàng quang hay bị tè dầm
  • Sốt nhẹ

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bệnh viêm bàng quang không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương thận. Biến chứng càng nghiêm trọng hơn ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy bạn cần nhận biết sớm căn bệnh này để điều trị. Đến bệnh để khám ngay khi có những biểu hiện sau đây:

  • Đau lưng bất thường
  • Đau một bên lườn cơ thể
  • Sốt và ớn lạnh
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Hay bị đi tiểu gấp
  • Đi tiểu ra máu

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm bàng quang

Qua thăm khám lâm sàng, nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu như sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu

Lấy mẫu nước tiểu đem đi phân tích. Xét nghiệm này dùng để xác định trong nước tiểu có vi khuẩn, máu hoặc mủ hay không.

  • Soi bàng quang

Bác sĩ sẽ đưa một ống đặc biệt có gắn camera thông qua niệu đạo để soi bàng quang. Cùng với đó, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm.

  • Chẩn đoán qua hình ảnh

Trong một số trường hợp, bác sĩ phải thực hiện X quang hoặc siêu âm để xác định nguyên nhân (ngoài nhiễm trùng) gây viêm bàng quang. Chúng có thể là khối u hoặc sự bất thường cấu trúc niệu đạo.

Cách điều trị viêm bàng quang

Tùy vào từng nguyên nhân gây viêm bàng quang mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị riêng. Cụ thể dưới đây là những cách điều trị viêm bàng quang hiện nay:

  1. Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Với nguyên nhân vi khuẩn gây viêm bàng quang, cách điều trị bệnh là dùng thuốc kháng sinh. Với người nhiễm bệnh lần đầu, thời gian điều trị thường kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần. Còn nếu nhiễm trùng tái phát sẽ phải điều trị trong thời gian lâu hơn, có thể lên đến 15-20 ngày. Ngoài ra điều trị viêm bàng quang cho phụ nữ mãn kinh có thể phải dùng thêm thuốc estrogen dạng kem bôi.

Một số thuốc kháng sinh phổ biến để điều trị viêm bàng quang là:

  • Amoxicillin
  • Ciprofloxacin
  • Nitrofurantoin
  • Sulfamethoxazole
  1. Điều trị viêm bàng quang kẽ

Bệnh viêm bàng quang kẽ không có nguyên nhân rõ ràng nên cũng không có phác đồ điều trị chung. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Dựa trên các triệu chứng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp như sau:

  • Dùng thuốc theo đường uống
  • Tiêm trực tiếp thuốc vào bàng quang
  • Phẫu thuật bàng quang để cải thiện triệu chứng
  • Dùng xung điện dạng nhẹ để giảm đau vùng chậu
  1. Điều trị viêm bàng quang do các nguyên nhân khác

Với các nguyên nhân khác gây viêm bàng quang, cách điều trị như sau:

  • Điều trị viêm bàng quang do hóa chất:

Ngưng sử dụng các hóa chất này và chuyển sang dùng các sản phẩm khác. Khi sử dụng, quan sát những phản ứng của cơ thể.

  • Điều trị viêm bàng quang do xạ trị hoặc do thuốc:

Uống nhiều nước để giảm bớt sự kích thích của thuốc lên bàng quang.

  1. Các biện pháp điều trị hỗ trợ

Các biện pháp dưới đây sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị viêm bàng quang:

  • Điều trị bệnh lý nền dứt điểm
  • Chườm nóng bụng để giảm cảm giác đau và căng tức vùng bàng quang
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế uống các chất kích thích bàng quang như: café, rượu, trà, cam, chanh
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng vì chúng gây kích ứng bàng quang và đau rát khi đi tiểu.

Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Bệnh viêm bàng quang, nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì không gây biến chứng. Tuy nhiên nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời, viêm bàng quang có thể gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cụ thể dưới đây là những biến chứng do viêm bàng quang gây ra:

  1. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là một biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng thận thể mãn tính có thể làm suy giảm chức năng của thận, thậm chí làm hỏng thận. Biến chứng này có nguy cơ gặp phải ở người già và người cao tuổi.

  1. Đi tiểu ra máu

Bệnh viêm bàng quang thường gây ra biến chứng đi tiểu ra máu. Đôi khi biến chứng này chỉ được phát hiện khi soi nước tiểu dưới kính hiển vi. Nếu sau khi điều trị mà triệu chứng này vẫn còn, bác sĩ sẽ phải tìm kiếm xem liệu có còn nguyên nhân nào khác không.

Hiện tượng đi tiểu ra máu thường gặp ở viêm bàng quang do điều trị hóa – xạ trị. Nếu máu chảy nhiều, việc hóa – xạ trị có thể phải hoãn lại. Người bệnh có thể được truyền máu nếu cần thiết.

Phòng ngừa bệnh viêm bàng quang

Để phòng ngừa viêm bàng quang, bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ khoảng 2l nước mỗi ngày: Đây là biện pháp cần thiết để làm sạch độc tố ra khỏi bàng quang.
  • Không nên nhịn tiểu, nên đi tiểu sớm khi có cảm giác mắc tiểu.
  • Khi đi vệ sinh, nữ giới nên lau từ trước ra sau: Việc này sẽ ngăn ngừa được vi khuẩn từ hậu môn lây lan vào đường tiết niệu.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng xịt.
  • Nên tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn. Không tắm ao hồ, sông suối.
  • Mặc quần lót chất liệu cotton thấm hút tốt.
  • Dùng băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san thay cho tampon.
  • Hạn chế sử dụng các biện pháp tránh thai có dùng hóa chất: màng ngăn âm đạo, chất diệt tinh trùng.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt chú ý đối với bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt.
  • Tập thể dục đều đặn để cơ thể bài tiết nước tiểu dễ dàng.
  • Có chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm bàng quang chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng qua đây bạn đã nắm được nguyên nhân gây ra viêm bàng quang, các triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này. Viêm bàng quang rất dễ gặp phải ở nữ giới, vì vậy bạn hãy chú ý thực hiện các thói quen sinh hoạt đúng cách để ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị viêm bàng quang, ấn [TẠI ĐÂY] các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cụ thể đến với các bạn hoàn toàn miễn phí 24/24.

 

Tra cứu