[Top 5] Những loại thuốc chữa nấm candida không thể bỏ qua

Đã đăng 18/05/2020

Thuốc trị nấm candida gồm những loại nào? Cách điều trị nấm ở Candida như thế nào? Hãy cùng theo dõi những nội dụng này trong bài viết dưới đây.

Nấm Candida là loại vi khuẩn nấm chủ yếu gây tổn thương trên ở da, miệng, bộ phận sinh dục. Nữ giới rất dễ bị nhiễm nấm candida ở âm đạo gây viêm âm đạo. Tuy nhiên nam giới cũng bị loại vi nấm này tấn công và gây nhiễm nấm dương vật hoặc bao quy đầu. Vậy nguyên nhân, thuốc điều trị và cách phòng tránh nhiễm nấm candida ở như thế nào?

Nhiễm nấm candida là gì?

Nấm candida tên đầy đủ là candida albicans. Loại vi nấm này phát triển mạnh mẽ và có khả năng gây tổn thương ở nhiều vị trí trên cơ thể, chủ yếu ở những vùng ẩm ướt. Vì vậy bộ phận sinh dục là nơi dễ bị nhiễm nấm nhất. Tuy nhiên, nấm candida cũng có thể tấn công trên da hay niêm mạc miệng. Nếu người bệnh bị suy giảm miễn dịch, nấm candida còn có thể xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng nội tạng. Vì vậy bệnh nhân bị tiểu đường, đang điều trị ung thư cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm.

Ở nữ giới nấm candida xâm nhập chủ yếu ở âm đạo. Gây ra tình trạng ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, có mùi hồi. Còn ở nam giới nhiễm nấm candida chủ yếu xuất hiện ở dương vật và bao quy đầu.

Nhiễm nấm candida nhìn chung không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục còn ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của người bệnh. Vì vậy tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị là rất cần thiết khi bị nhiễm nấm.

Nguyên nhân gây nhiễm nấm candida

Trước khi tìm hiểu cách điều trị cũng như các loại thuốc trị nấm candida, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao nam giới mắc căn bệnh này.

Nấm men candida có ở khắp mọi nơi và có ngay cả trong đường ruột của mỗi người. Ở trạng thái bình thường, một số lượng ít nấm không gây hại cho sức khỏe, thậm chí còn cần thiết cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên khi chúng sinh sôi với số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Có nhiều chủng nấm có thể gây nhiễm nấm, trong đó loại nấm phổ biến nhất là Candida albicans. Đây cũng là tác nhân gây ra 30-35% các trường hợp bị nhiễm nấm dương vật. Nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục có lây truyền khi quan hệ tình dục nhưng không được coi là bệnh truyền nhiễm khi quan hệ tình dục. Vì bệnh vẫn có thể xuất hiện dù nam giới không quan hệ với người khác.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến nam giới bị nhiễm nấm candida:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ tình dục là nguyên nhân gây ra nấm Candida.
  • Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh không sạch sẽ nhất là vùng âm đạo, vùng bao quy đầu là một trong những nguyên nhân gây nhiễm nấm vùng kín. Xà phòng và các dung dịch tẩy rửa có thể làm dương vật bị kích ứng và gây ra nhiễm nấm. Ngay cả việc không lau khô bộ phận sinh dục sau khi đi bơi hoặc tắm cũng có thể dẫn đến bị nhiễm nấm.
  • Mắc các bệnh làm suy yếu miễn dịch: Các bệnh như tiểu đường, HIV làm người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Đây là điều kiện rất thích hợp để các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và tấn công gây ra viêm nhiễm. Người bệnh tiểu đường còn có lượng đường cao trong máu là điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển.
  • Thuốc kháng sinh: Uống nhiều thuốc kháng sinh trong một thời gian dài cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm nấm candida. Do khi uống thuốc kháng sinh dài ngày có thể gây rối loạn hệ miễn dịch khiến khả năng chống lại các vi nấm giảm.
  • Thực phẩm: Thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây nấm. Do glucose là thức ăn chủ yếu của nấm candida. Vì vậy chế độ ăn có các thực phẩm chứa nhiều glucose bao gồm: ngũ cốc, lúa mì…có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm.
  • Nonoxynol -9: Đây là hóa chất có tác dụng diệt tinh trùng, được bôi vào âm đạo của nữ giới khi quan hệ để tránh thai. Nếu sau khi quan hệ, nam giới không vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm nấm.
  • Chưa cắt bao quy đầu: Với nam giới bị dài hoặc hẹp bao quy đầu mà chưa cắt cũng có nguy cơ bị nấm candida. Nguyên nhân là do điều này khiến nam giới khó vệ sinh vùng sinh dục dẫn đến nhiễm nấm.

Triệu chứng nhiễm nấm candida

Cũng như nữ giới, nấm candida ở nam giới có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, đường tiêu hóa và ở khoang miệng. Ở nỗi vị trí, các triệu chứng niễm nấm candida lại khác nhau. Cụ thể như sau:

  1. Triệu chứng nhiễm nấm candida ở nữ giới.

Chị em mắc viêm âm đạo do nấm Candida thường có biểu hiện như sau:

  • Ngứa âm đạo, khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, đặc dính có thể bám từng mảng vào thành âm đạo, có mùi hôi nồng khó chịu.
  • Âm đạo đỏ tấy, kèm theo đau rát khi đi tiểu và quan hệ tình dục, mất đi cảm giác hưng phấn khi quan hệ.
  • Âm đạo luôn trong tình trạng ngứa, đây là biểu hiện đặc trưng. Chị em có thể cảm thấy ngứa nhiều hơn vào ban đêm, nhiều người dùng tay gãi gây nên trầy xước.
  1. Triệu chứng nhiễm nấm candida ở nam giới

Khi dương vật bị nhiễm nấm candida có các biểu hiện dưới đây:

  • Dương vật kích ứng: Biểu hiện điển hình nhất khi dương vật bị nhiễm nấm là kích ứng. Dương vật sẽ bị phát ban đỏ, ngứa ngáy, bỏng rát. Cảm giác này càng rõ rệt hơn khi nam giới đi tiểu.
  • Tiết dịch nhày trắng: Đầu dương vật tiết dịch nhày trắng và có mùi hôi.
  • Đau khi quan hệ: Dương vật bị kích ứng, đau rát khiến nam giới bị đau khi quan hệ.
  • Bao quy đầu có mùi hôi.
  • Da quy đầu khô rát và mẩn đỏ
  • Ngứa ngáy bao quy đầu
  • Bên trong bao quy đầu có thể chứa mủ
  • Đau rát khi đi tiểu và khi quan hệ

  1. Triệu chứng nhiễm nấm candida ở đường tiêu hóa

Nấm có thể phát triển ở các vị trí như thực quản, dạ dày, ruột…

  • Nhiễm nấm ở miệng và thực quản: Khoang miệng và lưỡi xuất hiện các đốm trắng. Nướu có thể sưng đỏ, lở loét. Các triệu chứng của bệnh giống với bệnh tưa lưỡi.
  • Nhiễm nấm ở dạ dày: đau dạ dày, buồn nôn, đau bụng khi ăn.
  • Nhiễm nấm ở đường ruột: Tiêu chảy, hay bị ợ hơi, viêm ruột kích thích, hấp thụ kém dẫn đến suy dinh dưỡng.
  1. Triệu chứng bị nhiễm nấm trên da

Da xuất hiện các đốm trắng hoặc đỏ. Các đốm này có thể bị ngứa rát và sưng lên.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị nấm trong các trường hợp dưới đây:

  • Các triệu chứng nhiễm trùng do nấm không khỏi trong vòng 1 tuần.
  • Vết loét trong miệng gây đau đớn khi ăn uống.
  • Xuất hiện nhiều đốm trắng trong vòm miệng.
  • Vết thương trên da bị chảy máu.

Thuốc điều trị nấm candida

Khi bị nhiễm nấm candida bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị, vì có một số thuốc ảnh hưởng đến gan. Các loại thuốc điều trị nấm candida phải do bác sĩ kê đơn.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị nấm candida phổ biến hiện nay:

  1. Thuốc uống trị nấm candida – Nizoral

Thuốc Nizoral la thuốc đặc trị nấm phổ biến. Với thành phần là hoạt chất Ketoconazol, thuốc điều trị nấm ở vùng kín, nhiễm nấm ở tay và chân, nhiễm nấm candida ngoài ra.

Liều dùng: 1 viên 200mg mỗi ngày. Nếu tình trạng nhiễm trùng không thuyên giảm sẽ được tăng lên 2 viên/ ngày.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau lưng, đau chân
  • Đau bụng, đau ngực
  • Mờ mắt, ớn lạnh
  • Sốt, nhịp tim tăng
  • Chóng mặt
  1. Thuốc trị nấm candida – Imidazole

Đây là loại thuốc điều trị nấm quen thuộc, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại nấm trong đó có nấm candida. Thuốc có nhiều dạng kem bôi, gel, viên nén, viên nang. Trong đó thuốc bôi là phổ biến nhất.

Bôi trị nấm 2 lần mỗi ngày. Thời gian dùng thuốc không quá 10 ngày vì có thể gây hại cho gan. Thuốc cũng chống chỉ định với người có tổn thương gan, quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc đang mang thai.

Một số tác dụng phụ cua thuốc:

  • Kích ứng, bỏng rát
  • Dị ứng, ngứa ngáy
  • Rối loạn tiêu hóa
  1. Thuốc trị nấm Miconazole

Thuốc Miconazole là thuốc điều trị nấm trên da. Sau khi bôi lên da thuốc có tác dụng làm ức chế sản sinh ergosterol khiến cho các vi nấm bị hoại tử.

Cách sử dùng: Bôi thuốc lên vùng da bị nhiễm nấm 2 lần/ ngày. Thời gian dùng thuốc không quá 2 tuần.

Đây là thuốc cần kê đơn vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc.

  1. Thuốc trị nấm candida dạng kem bôi Clotrimazole

Kem clotrimazole là thuốc kháng nâm dùng bên ngoài da. Thuốc có thể dùng để điều trị nấm ở tay, chân và cả vùng kín. Thuốc vừa có tác dụng tiêu diệt nấm vừa ngăn chặn nấm phát triển thêm.

Người bệnh có thể bôi Clotrimazole 1% 1 lần trước khi đi ngủ liên tục tron 7 ngày.

Lưu ý một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là:

Ngứa, kích ứng da

  • Lột da
  • Mụn nước
  • Phù
  • Ban đỏ
  1. Thuốc trị nhiễm trùng nặng do nấm – hydrocortisone

Thuốc hydrocortisone là thuốc có chứa corticoid điều trị các chứng viêm da. Khi bị nhiễm trùng nặng do nấm có thể sử dụng loại thuốc này.

Nếu dương vật bị nhiễm trùng do nấm dẫn tới sưng phồng nặng bạn có thể bôi thuốc này 2 lần mỗi ngày. Thời gian dùng thuốc từ 7-10 ngày.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc:

  • Da phồng rộp, bỏng rát
  • Da bị kích ứng, sưng đỏ
  • Da mỏng dễ bị bầm tím

Các biện pháp tự nhiên điều trị nấm candida

Ngoài các loại thuốc trên thì trong dân gian còn sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để trị nấm như:

  • Sử dụng tinh dầu dừa hữu cơ: thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng nhiễm nấm
  • Tạo hỗn hợp Kali sorbate: đây vốn là hợp chất ngăn chặn nấm men khi ủ bia có thể có tác dụng điều trị nấm trên da.
  • Sử dụng nước cốt chanh: pha loãng nước cốt chanh để rửa vùng da nhiễm nấm.
  • Uống nước ép nam việt quất: Loại nước uống này tăng lợi khuẩn acidophilus và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng nấm men chuyển thành nhiễm trùng ở bàng quang.
  • Sử dụng trầu không, chè tươi, tỏi, lá ngải cứu: Đây là những thảo mộc có sẵn trong thiên nhiên. Người bệnh có thể sử dụng để điều trị nấm candida.

Các biện pháp phòng ngừa nấm candida

Để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm nấm candida, người bệnh hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Giảm ăn đường và tinh bột: Để tránh bị nấm bạn nên giảm nhóm thực phẩm tinh bột và chứa nhiều đường. Vì đây là nguồn thức ăn yêu thích của nấm. Những thực phẩm nên hạn chế là: ngũ cốc, rượu, bia
  • Ăn sữa chua men sống: Đây là thực phẩm có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus. Lợi khuẩn này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa nấm men phát triển.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ: Tắm rửa hàng ngày, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nên tắm ngay sau khi tập thể thao gây đổ nhiều mồ hôi. Vì cơ thể ẩm ướt là điều kiện cho nấm men phát triển.
  • Có chế độ ăn lành mành: Ăn đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và phòng chống nấm hiệu quả. Hãy bổ sung thêm rau xanh, trái cây, uống đủ nước.

Trên đây là những thông tin về [Top 5] thuốc chữa nấm candida. Những loại thuốc này đều cần được kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh. Vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc điều tị. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh nấm và có các biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn đang nghi ngờ mình có dấu hiệu nhiễm bệnh, ấn [TẠI ĐÂY] các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ cho bạn hoàn toàn miễn phí 24/24h

Tra cứu