Nấm candida là gì? Nguyên nhân, triệu chứng không thể bỏ qua

Đã đăng 14/10/2020

Nấm candida là một loại nấm gây bệnh trên cơ thể người, chủ yếu ở những vùng ẩm ướt như miệng, da và cơ quan sinh dục… Vậy cụ thể nấm candida là gì? Nguyên nhân nhiễm nấm candida là do đâu? Triệu chứng của nấm candida khi gây bệnh trên người là gì? Nấm candida có nguy hiểm không và cách chữa bệnh nấm candida như thế nào? Đó là những thắc mắc mà bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ!

Nấm candida là gì?

Candida là một họ nấm men tồn tại phổ biến khắp mọi nơi. Trên cơ thể người, nấm candida thường được tìm thấy ở miệng, da, cơ quan sinh dục và đường tiêu hóa. Trong đó, loài nấm candida gây bệnh chủ yếu là Candida albicans (chiếm tới 95%).

Thông thường, các loài nấm candida cùng chung sống với những vi sinh vật khác một cách cân bằng trên cơ thể người. Do đó nấm candida không gây ra tác hại nào. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể phát triển mạnh, gây ra các bệnh lý khác nhau cho cơ thể. Khi đó bạn đã bị bệnh nhiễm nấm Candida.

Những bệnh nhiễm nấm Candida bao gồm: tựa miệng, viêm thực quản, nhiễm nấm da, nhiễm nấm sinh dục, nhiễm nấm toàn thân… Những bệnh này đều gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân nhiễm nấm candida

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới nhiễm nấm Candida, chúng bao gồm:

  1. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh lâu ngày có thể khiến những vi khuẩn có lợi cũng bị ảnh hưởng. Khi hệ vi sinh vật trong cơ thể mất cân bằng, nấm Candida có điều kiện để phát triển và lây lan, gây bệnh.

  1. Hàm lượng hormone sinh dục thay đổi

Hormone sinh dục, VD như estrogen ở nữ giới thay đổi khiến môi trường trong âm đạo thay đổi. Điều này cũng khiến những vi sinh vật cơ hội như nấm candida phát triển. Thay đổi hàm lượng hormone sinh dục thường xảy ra ở giai đoạn phụ nữ mang bầu, dậy thì hoặc tiền mãn kinh, người dùng liệu pháp hormone thay thế.

  1. Người mắc bệnh chuyển hóa

Nhóm người này có nguy cơ mắc bệnh nấm Candida cao hơn những người khác.

  1. Hệ thống miễn dịch suy giảm

Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, cơ thể sẽ khó chống lại được sự tấn công của nấm Candida. Trường hợp này dễ xảy ra ở những người nhiễm HIV hoặc đang dùng liệu pháp corticosteroid.

  1. Người mắc bệnh tiểu đường, có chế độ ăn nhiều đường

Nấm Candida thích môi trường nhiều đường. Do đó người bị tiểu đường hoặc ăn nhiều đường dễ nhiễm nấm Candida hơn người bình thường.

  1. Người đang phải hóa trị, xạ trị

Hóa trị, xạ trị không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn tiêu diệt các lợi khuẩn, khiến môi trường trong âm đạo mất cân bằng. Khi đó, nấm Candida có cơ hội phát triển mạnh.

  1. Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, mệt mỏi khiến hệ miễn dịch suy yếu. Lúc này cơ thể khó chống lại sự tấn công của nấm Candida.

Dấu hiệu nhiễm nấm candida

Triệu chứng của nấm candida khác nhau đối với mỗi loại bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:

  1. Bệnh nấm candida phụ khoa

Phụ nữ nhiễm nấm Candida âm đạo thường gặp các triệu chứng sau:

  • Âm đạo đau rát, ngứa ngáy, nóng đỏ. Nếu gãi nhiều, nấm có thể vô tình lan rộng ra cả hậu môn và bẹn.
  • Khí hư ra nhiều, mùi hôi, màu sắc bất thường (thường là trắng đục). Khí hư có dạng bã đậu hoặc vón cục.
  • Đau khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục.
  • Giai đoạn trước kinh nguyệt, các triệu chứng thường nặng hơn.
  1. Bệnh nấm candida nam khoa

Nam giới nhiễm nấm candida ở cơ quan sinh dục dễ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Dương vật ngứa ngáy, đỏ và rát. Đầu dương vật cảm giác như bị kim châm.
  • Xuất hiện chất nhày màu trắng trên dương vật.
  • Triệu chứng thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục do lây từ bạn tình. Khi rửa sạch, triệu chứng có thể thuyên giảm.
  1. Bệnh nấm candida trên da

Các triệu chứng bạn gặp phải trên da gồm:

  • Cảm thấy ngứa rát trên da, có khi sưng da.
  • Da xuất hiện đốm đỏ hoặc trắng, nổi phát bạn hoặc nổi mụn.
  1. Bệnh nấm candida toàn thân

Nhiễm nấm candida toàn thân tức là nấm đã lan đến máu gây nhiễm trùng máu. Lúc này người bệnh gặp nhiều triệu chứng nguy hiểm như:

  • Sốc, cơ thể sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, suy nhược, người không tỉnh táo.
  • Suy đa tạng.
  • Da nổi mẩn đỏ.
  • Có thể hôn mê.
  1. Bệnh nấm candida ở thực quản

Người bị nhiễm nấm candida ở thực quản thường thấy đau ở phía sau xương ức và vùng ngực. Khi nuốt thức ăn, người đó cảm thấy đau và khó khăn khi nuốt.

  1. Bệnh nấm candida ở miệng, lưỡi

Đây chính là bệnh tưa miệng. Các triệu chứng của bệnh gồm:

  • Xuất hiện những mảng bám màu trắng ở lưỡi, vòm miệng và quanh môi.
  • Nếu cạo các mảng trắng sẽ thấy niêm mạc miệng bị viêm đỏ và chảy máu nhẹ.
  • Nướu răng ở loét, có mảng đỏ và trắng quanh nướu.
  • Da ở khóe môi bị khô, viêm nứt.
  • Mất vị giác.
  • Khi ăn hoặc nuốt cảm thấy khó khăn.

  1. Bệnh nấm candida đường tiêu hóa

Người bị nấm candida đường tiêu hóa thường gặp các triệu chứng như: Viêm loét dạ dày, dị ứng thực phẩm, đau bụng, ợ hơi, ợ nóng, ngứa hậu môn…

Khi gặp các triệu chứng trên, bạn cần hết sức đề phòng. Hãy tới cơ sở y tế ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh.

Nấm candida có nguy hiểm không?

Bệnh do nấm candida gây ra không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ảnh hưởng ấy bao gồm:

  1. Gây khó chịu cho người bệnh

Người bị nhiễm nấm Candida thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Người bệnh thường tự ti và ngại giao tiếp với người khác, thậm chí e ngại trong cả đời sống chăn gối. Điều này có thể dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục, đe dọa hạnh phúc gia đình.

  1. Viêm âm đạo do nấm có thể lây lan, dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa khác

Phụ nữ viêm âm đạo do nấm candida nếu không chữa trị kịp thời, nấm candida có thể lây lan ngược dòng. Lúc này hệ sinh dục và hệ bài tiết đều có khả năng bị ảnh hưởng. Có thể kể tên vài bệnh lý phát sinh như: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng…

Đọc thêm: Viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

  1. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Nấm candida phát triển mạnh có thể làm mất cân bằng pH trong âm đạo. pH không ổn định là một trong những nguyên nhân tinh trùng khó di chuyển đến tử cung để kết hợp cùng trứng. Không những thế, viêm nhiễm ở âm đạo khiến dịch nhày tiết ra nhiều hơn. Dịch nhày dày đặc là trở ngại cho sự di chuyển của tinh trùng. Chưa kể đến trường hợp nấm men tấn công cả vào tinh trùng và làm suy yếu tinh trùng.

Do đó âm đạo nhiễm nấm candida thì khả năng sinh sản ở phụ nữ có thể suy giảm. Ở những trường hợp nặng, điều này còn khiến chị em phải đối mặt với nguy cơ hiếm muộn vô sinh.

  1. Ảnh hưởng tới thai nhi

Thai phụ nhiễm nấm candida âm đạo có thể lây sang cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Khi sinh ra, bé dễ mắc các bệnh ở miệng, mắt và đường hô hấp…

Vì những tác hại kể trên, bạn không nên chủ quan với căn bệnh này. Hãy đến cơ sở y tế ngay để trị bệnh dứt điểm, tránh những nguy cơ không đáng có đến từ việc nhiễm nấm candida.

Cách chữa bệnh nấm candida

Có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị nhấm candida. Chúng bao gồm:

Xem thêm: Chữa nấm candida ở đâu tốt nhất Hà Nội?

  1. Điều trị nấm candida bằng tây y

Tây y điều trị nấm candida chủ yếu bằng thuốc kháng nấm. Những loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp bệnh lý cụ thể gồm:

  • Nhiễm nấm candida ở lưỡi và miệng: clotrimazole, nystatin, itraconazole, fluconazole…
  • Nhiễm nấm candida ở thực quản: fluconazole, nystatin, itraconazole…
  • Nhiễm nấm candida ở da: thuốc bôi như miconazole, nystatin, clotrimazole, ketoconazole, naftifine…
  • Nhiễm nấm candida âm đạo: các loại viên đặt kháng nấm thường được chỉ định. Viên đặt có tác dụng điều trị tại chỗ và mang tính đặc hiệu hơn so với đường uống. Ví dụ: Clotriamazole, Econazole, Fluconazol…

Thuốc tây y có thể tiêu diệt nấm bệnh và giảm triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy triệu chứng sưng đỏ, viêm ngứa được xoa dịu. Tuy nhiên sử dụng thuốc tây y dễ gây nhờn thuốc và dễ gặp tác dụng phụ, do đó bạn cần tuyệt đối lắng nghe lời khuyên của bác sĩ.

Ngoài ra với những trường hợp viêm âm đạo nặng, bác sĩ còn có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng công nghệ ánh sáng sinh học. Công nghệ này chiếu ánh sáng trực tiếp vào mô viêm để tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phục hồi cơ thể hiệu quả. Bạn có thể chữa viêm âm đạo do nấm candida tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Có thể bạn qua tâm: Viêm âm đạo: Nguyên nhân, Biểu Hiện và Cách điều trị

Điều trị nấm candida bằng đông y

Các bài thuốc đông y sử dụng rất nhiều thảo dược tự nhiên khác nhau. Chúng giúp bạn trị bệnh từ gốc, điều hòa tỳ vị, sơ can khí, dưỡng can thận, điều hòa khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch… Thuốc đông y không gây tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc, phù hợp nhiều cơ địa khác nhau, khắc phục hiệu quả nhược điểm của thuốc tây. Do đó khi điều trị viêm nhiễm do nấm candida, bạn nên điều trị cả đông tây y kết hợp.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là một trong những địa chỉ điều trị đông tây y nổi tiếng nhất trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp này đã giúp điều trị thành công hàng trăm trường hợp nhiễm nấm candida mỗi tháng, đem lại sự tự tin cho người bệnh.

Nếu bạn đang nghi mình có những dấu hiệu của nấm cadida ấn [TẠI ĐÂY] các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ tư vấn nhiệt tình hoàn toàn miễn phí 24/24h cho bạn

Điều trị nấm candida bằng phương pháp dân gian

Ở nhà, ngoài việc chú ý sống lành mạnh và khoa học, bạn có thể hỗ trợ điều trị nấm candida bằng phương pháp dân gian. Ví dụ như:

  • Vò nát lá trầu không, đun với nước. Khi sôi thì đổ nước ra chậu và xông hơi vùng kín.
  • Xay nhuyễn lô hội cùng mật ong và muối rồi đổ ra bát. Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày để bệnh thuyên giảm.

Còn rất nhiều phương pháp dân gian khác nhau bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế các phương pháp điều trị tại cơ sở y tế.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan về bệnh nấm candida. Chủ động sống lành mạnh và khoa học là cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất!

Tra cứu