HIV là gì? Những dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm HIV

Đã đăng 17/09/2020

HIV là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm và đến nay vẫn là nỗi ám ảnh đáng sợ của con người. Bệnh nếu để lâu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.  Do đó, cần tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm HIV để kịp thời can thiệp và điều trị.

HIV là gì?

HIV là tên của một loại virus có tên khoa học là Human Immunodeficiency Virus Infection. Virus này gây ra hội chứng suy giảm hệ miễn dịch ở người. Khiến cho người bệnh không còn khả năng chống với các tác nhân gây nhiễm trùng và ung thư.

Bệnh nếu được phát hiện sớm thì có thể khống chế bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây tử vong.

Con đường lây nhiễm HIV?

HIV lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Tuy nhiên, theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, có 3 con đường lây lan chính lấy HIV. Cụ thể như sau:

  1. HIV lây qua đường máu

HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu. Chúng tác động và gây ảnh hưởng đến tế bào lympho T, đây là tuyến có chức năng chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể. Virus HIV gây vô hiệu hóa lympho T. Nguyên nhân HIV lây qua đường máu do:

  • Sử dụng dụng cụ tiêm chích, kim xuyên tai, kim xăm hình không được đảm bảo vô khuẩn, vô trùng. Hoặc sử dụng chung kim tiêm với người bệnh.
  • Bị lây nhiễm HIV do chăm sóc cho người bệnh, thông qua những vết thương bị hở dịch hoặc khi tiếp xúc với máu của người bệnh.
  • Do truyền máu hoặc nhận máu của người HIV mà không được sàng lọc.
  1. HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn

Đây là con đường lây nhiễm virus HIV phổ biến nhất. Những người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn sẽ lây nhiễm cho bạn tình. Theo thống kê, tỉ lệ lây nhiễm HIV khi giao hợp “trần” ước tính là 0,1 – 1%. Tỉ lệ này sẽ gia tăng qua mỗi lần quan hệ. Trong khi đó, nếu có hoạt động tình dục với người bị HIV nhưng có sử dụng bao cao su sẽ bảo vệ bạn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách.

Virus HIV lây truyền qua đường tình dục do:

  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo
  • Quan hệ qua hậu môn
  • Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có khả năng lây bệnh nhưng tỉ lệ thấp hơn. Trường hợp miệng có vết xước hoặc chảy máu chân răng vẫn có khả năng lây nhiễm HIV.
  1. HIV lây truyền qua đường từ mẹ sang con

Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị HIV sẽ có khả năng lây nhiễm lên đến 30%. Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa thì, trẻ sơ sinh bị HIV thường không thể sống được quá 3 năm.

HIV lây nhiễm từ mẹ sang con do:

  • Qua nhau thai khi bé nằm trong bụng mẹ.
  • Đường máu và chất dịch của mẹ khi sinh.
  • Khi bé bú sữa của người mẹ bị HIV

Những giai đoạn phát triển của HIV?

Khi nhiễm virus HIV chúng sẽ phát triển qua 3 giai đoạn và có những dấu hiệu đặc trưng riêng.

  1. Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp tính

Ở giai đoạn cấp tính, sau khi nhiễm HIV từ 2 – 4 tuần người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Cảm cúm
  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ớn lạnh

Tuy nhiên, những dấu hiệu này khiến người bệnh chủ quan và dễ nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp thông thường, do vẫn đang ở mức độ nhẹ. Người bệnh cần theo dõi những dấu hiệu HIV ở giai đoạn đầu, nếu có quan hệ tình dục không an toàn cần tiến hành xét nghiệm sớm.

  1. Giai đoạn 2: Giai đoạn không có triệu chứng

Thông thường, giai đoạn này có thể kéo dài đến 10 năm, thậm chí lâu hơn. Nếu được điều trị thường xuyên bằng liệu pháp kháng virus(antiretroviral therapy – ART), thì có thể khống chế được virus HIV, chúng sẽ không thể phát triển và giảm nguy cơ lây truyền cho người khác. Trường hợp không được can thiệp kịp thời, virus này sẽ tiếp tục tấn công trong cơ thể.

Một số trường hợp, số lượng virus không đủ để thực hiện các xét nghiệm. Do đó, để chắc chắn người bệnh cần làm thêm một xét nghiệm sau đó 6 tháng.

  1. Giai đoạn 3: giai đoạn cuối AIDS

Giai đoạn này virus HIV đã tấn công và làm suy yếu hoàn toàn hệ miễn dịch của cơ thể. Lúc này cơ thể không còn khả năng ngăn chặn và tiêu diệt những tác nhân có hại. Mắc nhiều bệnh lý và gây tử vong.

Đối với những người có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch bình thường có thể chống lại những virus, vi khuẩn gây ra bệnh. Còn ngược lại, đối với những người nhiễm HIV họ hoàn toàn không còn khả năng miễn dịch. Cơ thể dễ mắc những bệnh lý thông thường như: cảm lạnh, cúm, nhiễm nấm.

Khi tiến triển đến giai đoạn 3 người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi mãn tính
  • Sụt cân nhanh
  • Ho và khó thở
  • Ớn lạnh, sốt và ra mồ hôi về ban đêm.
  • Cơ thể phát ban, nổi mẩn hoặc lở loét ở miệng, mũi. Vùng kín hoặc dưới da.
  • Sưng đau hạch kéo dài vùng nách, bẹn và cổ.
  • Mất trí nhớ, loạn thần hoặc các rối loạn tâm thần khác.

Dấu hiệu nhiễm HIV?

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm gây ra chỉ có cách phát hiện các dấu hiệu HIV sớm nhất để kịp thời điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm HIV:

  1. Sốt nhẹ

Ở giai đoạn cấp tính hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ, sốt nhẹ là triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV. Kèm theo là tình trạng mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, đau họng. Thởi điểm này, khi virus xâm nhâp vào máu và đã nhân lên số lượng lớn, nó sẽ gây ra những phả ứng ở hệ miễn dịch.

  1. Cơ thể mệt mỏi

Khi bị virus HIV tấn công, hệ miễn dịch sẽ tự động tạo ra phản ứng viêm, tạo lớp màng chắn để bảo vệ cơ thể. Điều này sẽ khiến cơ thể của người bệnh thường xuyên mệt mỏi. Người bệnh bị nhiễm virus này sẽ cảm thấy bị kiệt sức ngay cả khi đã ăn uống và nghỉ ngơi.

  1. Đau họng, đau đầu

Đau họng, đau đầu là dấu hiệu cửa sổ của người nhiễm HIV. Nếu bạn có triệu chứng này sau khi quan hệ tình dục với gái mại dâm, hay tiếp xúc với niêm mạc vết thương hở của người nhiễm HIV. Thì nên tiến hành xét nghiệm, bởi đây là giai đoạn virus dễ lây lan mạnh mẽ nhất. Do lúc này cơ thể chưa tạo ra kháng thể để tấn công lại HIV. Chính vì vậy, nếu xét nghiệm kháng thể nhiều trường hợp chưa phát hiện ra bệnh. Do đó, bạn nên chọn xét nghiệm ARN, đặc biệt trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm virus.

  1. Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết thuộc hệ thống miễn dịch, khi cơ thể bị tấn công những hạch này sẽ nổi lên. Do đó, khi vùng nách, bẹn và cổ sưng nổi hạch bạn hãy đến các cơ sở y tế để xét nghiệm.

  1. Ra mồ hôi trộm

Cũng theo thống kê, những bệnh nhân mắc HIV sẽ có triệu chứng đổ mồ hôi vào ban đêm, ở giai đoạn cửa sổ. Chính vì vậy, nếu bạn liên tục bị đổ mồ hôi vào ban đêm hoặc ra mồ hôi nhưng không làm việc quá sức. Thì nên đi khám ngay.

  1. Phát ban

Khi da bị phát ban người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng đây chỉ là dấu hiệu của những bệnh về da hay bị dị ứng. Tuy nhiên, đây chính là triệu chứng phổ biến của virus HIV sau 2 – 3 tuần khi virus xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình nhiễm HIV/AIDS.

  1. Tiêu chảy, buồn nôn

Tình trạng tiêu chảy và buôn nôn, ói mửa thường xuất hiện trong giai đoạn đầu khi bị nhiễm HIV. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong và sau khi điều trị kháng virus, thường là hậu quả của đợt nhiễm trùng cơ hội.

  1. Sụt cân

Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, sụt cân là dấu hiệu thường gặp khi nhiễm virus HIV. Vì vậy, nếu không thực hiện chế độ giảm cân mà cơ thể bị sút cân nhiều. Người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra, bởi rất có thể đây là dấu hiệu của virus HIV.

  1. Ho khan

Khi bị ho khan người bệnh dễ nhầm lẫn với bị ho khi bị cúm hay thay đổi thời tiết. Nhưng các bác sĩ cho biết, đây là dấu hiệu bị HIV ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, người bệnh hãy thận trọng.

  1. Viêm phổi

Người bị HIV thường dễ nhiễm trùng nghiêm trọng, do hệ miễn dịch đã bị tổn thương. Một trong những dấu hiệu của bệnh chính là viêm phổi do Pneumocystis (PCP), hay còn gọi là “bệnh viêm phổi do AIDS”.

  1. Sự thay đổi của móng tay

Khi móng tay có sự thay đổi như: móng dày lên, cong, móng bị chẻ hoặc biến đổi màu sắc. Đây là do bắt nguồn tự việc bị nhiếm nấm.Những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu khi nhiễm HIV sẽ dễ bị nhiễm nấm hơn, do đó móng tay, móng chân sẽ xuất hiện các dấu hiệu lạ.

  1. Nhiễm trùng nấm

Một loại bệnh nấm khác mà những người bị nhiễm HIV thường gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng hay nhiễm trùng miệng do nấm Candida gây ra. Đây là một loại nấm men khá phổ biến, thường gây nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ. Chúng có xu hướng xuất hiện trong miệng hoặc thực quản, gây ra triệu chứng khó nuốt.

Các loại nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng nấm rất khó để điều trị, nhưng có thể được giải quyết nếu bệnh nhân sử dụng thuốc để chống lại HIV. Vì thế, các bạn nên thực hiện các xét nghiệm phơi nhiễm HIV khi nghi ngờ nhiễm bệnh để xác định bệnh càng sớm càng tốt.

Cần làm gì khi bị nghi nhiễm HIV?

Khi nghi ngờ bản thân có nhiễm virus HIV hay không, cách tốt nhất là làm xét nghiệm tại các sơ sở y tế chuyên khoa.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp xét nghiệm HIV nhưng có hai phương pháp chính được áp dụng phổ biến:

  1. Phương pháp xét nghiệm kháng thể kháng HIV: Bản chất của phương pháp này đó là xét nghiệm để tìm ra kháng thể kháng HIV. Từ đó, có thể gián tiếp chỉ ra virus HIV trong cơ thể người bệnh. Có nhiều phương pháp xét nghiệm có thể dùng để tìm ra kháng thể kháng HIV như test nhanh, phương pháp elisa, phương pháp xét nghiệm HIV ag/ ab combo…

Quy trình của nó bao gồm cả việc sàng lọc ban đầu bằng các xét nghiệm hấp thụ miễn dịch từ liên kết enzyme. Khi xét nghiệm, nếu kết quả là dương tính các bác sĩ sẽ xét nghiệm lại. Trường hợp xét nghiệm lại vẫn cho kết quả dương tính, thì sử dụng phương pháp khác như xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, phương pháp xét nghiệm ag/ ab combo để xác nhận lại.

  1. Phương pháp xét nghiệm virus HIV (phương pháp trực tiếp): Dùng các phương pháp như xét nghiệm nguyên kháng, nuôi cấy HIV, các phản ứng chuỗi polymerase để chỉ ra các kháng nguyên đặc trưng của virus gây bệnh HIV và những đặc trưng của chúng.

Cách phòng chống nhiễm HIV

Tính đến hiện này, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra vaccine phòng ngừa hay thuốc đặc trị căn bệnh thế kỷ HIV. Do đó, mỗi người cần có cách phòng tránh lây nhiễm virus HIV.

Dưới đây là các biện pháp giúp bạn ngăn ngừa virus HIV:

  1. Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục: Bao cao su có khả năng ngăn ngừa mang thai và những bệnh đường tình dục lên đến 99% nếu sử dụng đúng cách. Do đó, khi có hoạt động tình dục dù qua đường âm đạo hay hậu môn. Bạn cũng nên sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân và bạn tình.
  2. Chia sẻ với bạn tình: Khi bị nhiễm HIV, bạn nên nói với bạn tình để họ có thể đi kiểm tra.
  3. Sử dung kim tiêm sạch: Hãy dùng bơm kim tiêm mới, tuyệt đối không dùng chung với bất kỳ ai.
  4. Đối với nam giới hãy dùng riêng dao cạo râu: Vì trong quá trình cạo râu có thể gây xước da và chảy máu, nếu sử dụng chung dao cạo râu có thể lây nhiễm HIVnếu có.
  5. Chăm sóc khi mang thai: Mẹ bầu đang mang thai nếu bị HIV cần được điều trị, để giảm nguy cơ lây virus cho bé.

Trên đây là những thông tin về HIV, con đường lây nhiễm và những dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm virus HIV. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cách bảo vệ và phòng tránh lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

 

Tra cứu