Top 10 thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới tốt nhất

Đã đăng 01/10/2021

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nam giới. Bệnh khởi phát khi đường tiết niệu bị vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới tốt và hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn.

Top 10 thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới tốt nhất

Viêm đường tiết niệu ở nam là hiện tượng đường tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm tấn công.

Giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện cụ thể. Chỉ đến khi có các triệu chứng rõ ràng thì vi khuẩn đã phát triển, lây lan rộng.

Rối loạn tiểu tiện; Nước tiểu có màu bất thường; Ngứa, đau rát vùng tiết niệu; Đau bụng dưới âm ỉ, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục… là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu ở nam.

Nếu người bệnh không điều trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của nam giới.

Để khắc phục các dấu hiệu của bệnh, cũng như kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc điều trị bệnh dưới đây.

thuốc chữa viêm đường tiết niệu nam
thuốc chữa viêm đường tiết niệu nam
  1. Ceftriaxone- Thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu

Ceftriaxone là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Đây là một loại thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu ở nam một cách hiệu quả.

Thành phần chính của thuốc là những hoạt chất: ceftriaxone natri, muối dinatri, seaquater hydrate và lượng tá dược vừa đủ.

Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

Vì thế, thuốc thường được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu ở mức độ nặng hoặc bị nhiễm trùng.

Liều dùng: Nam giới bị viêm đường tiết niệu nên uống từ 1 – 2 g/ ngày. Mỗi ngày nên uống làm 2 lần.

Lưu ý: khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ:

  • Nhức mỏi toàn thân, chóng mặt, sốt, phù nề.
  • Da bị ngứa và nổi ban đỏ.
  • Thiếu máu, rối loạn đông máu.
  • Gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa như viêm đại tràng.
  • Đau tức ngực, khó tiểu, tiểu ra máu, tiểu khó.
  1. Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu- Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là một loại thuốc kháng sinh dạng mạnh. Thuốc thường được dùng trong trường hợp  nam giới bị nhiễm trùng viêm đường tiết niệu không biến chứng nhưng lại có liên quan đến vi khuẩn.

Nitrofurantoin có công dụng: Kiểm soát tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm trùng một cách hiệu quả và an toàn.

Liều dùng: Người bệnh uống 1 viên Nitrofurantoin 50mg hoặc 100mg/ lần. Một ngày uống 4 lần. Có thể uống với nước, sữa tươi. Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài ít nhất 1 tuần.

Lưu ý: người bị tiểu đường, bị thiếu máu hay mắc các bệnh lý liên quan đến phổi. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc Nitrofurantoin.

Khi sử dụng thuốc Nitrofurantoin bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ:

  • Da bị nổi mề đay và ngứa rát
  • Nhức đầu, chóng mặt, đầy hơi, tiêu chảy nhẹ
  • Sốt, ớn lạnh, tê tay chân, chán ăn, nôn mửa.
  1. Doxycycline- Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nam

Nếu như bạn đang tìm kiếm thuốc chữa viêm đường tiết niệu nam tốt nhất. Doxycycline là loại thuốc mà bạn nên tham khảo.

Là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline. Doxycycline được dùng để điều trị viêm đường tiết niệu do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra. Thuốc do bác sĩ kê đơn.

Hiện thuốc Doxycycline có 2 loại là thuốc uống và thuốc tiêm.

Đối với thuốc Doxycycline ở dạng uống, nam bệnh nhân cần uống 100mg/lần. Ngày uống từ 1-2 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống trước bữa ăn 1 giờ hay uống sau bữa ăn 2 giờ.

Trường hợp thuốc ở dạng tiêm: Người bệnh sẽ được tiêm thuốc ào tĩnh mạch với dung lượng 200mg.

Khi dùng thuốc, nếu thấy bản thân có các dấu hiệu như: đau bụng; tiêu chảy; buồn nôn; hoặc nôn mửa. Nhức đầu; chóng mặt; mờ mắt; Sốt; ớn lạnh; đau nhức cơ thể…. Cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

  1. Thuốc kháng sinh Trimethoprim

Trimethoprim là kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu được kê theo đơn. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn.

Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng chống tiêu diệt E.coli, Proteus, klebsiella, enterobacter…tác nhân gây viêm đường tiết niệu.

Thông thường thuốc Trimethoprim được kết hợp với Sulfamethoxazole. Mục đích là tăng cường khả năng kháng khuẩn.

Thuốc Trimethoprim có 2 dạng đó là  thuốc dạng uống và dạng tiêm.

  • Dạng uống: Nam giới bị viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn uống 100mg/lần, ngày uống 2 lần. Nên duy trì liều trong 10 ngày.
  • Dạng tiêm: Người lớn nên tiêm từ 150- 250 mg/lần. Mỗi ngày tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

Lưu ý: Người bị suy gan, suy thận, thiếu máu; hay mẫn cảm với Trimethoprim đều không thể sử dụng thuốc được.

  1. Thuốc Fosfomycin

Đây là thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị  bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới.

Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị các bệnh: viêm phổi, viêm bàng quang cấp tính, viêm tủy xương, viêm tuyến tiền liệt…

Người bệnh chỉ cần pha loãng thuốc Fosfomycin với nước trước khi uống. Mỗi lần chỉ cần uống 1 gói, ngày uống 1 lần.

Bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc nên không nên dùng thuôc này để điều trị viêm đường tiết niệu.

  1. Quinolones- Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu

Thuốc kháng sinh tiếp theo điều trị viêm đường tiệt niệu ở nam giới hiệu quả chính là thuốc Quinolones.

Đây là một loại thuốc kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc Quinolones là thuốc điều trị viêm đường tiết niệu kê theo toa. Do đó, người bệnh cần tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh nên uống thuốc sau bữa ăn, không uống thuốc khi bụng đói.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng xoang, viêm phế quản và có tiền sử mắc bệnh gan, thận tuyệt đối không sử dụng thuốc Quinolones.

  1. Thuốc Domitazol

Domitazol là thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới thuộc nhóm kháng khuẩn và ký sinh trùng.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và được sử dụng khi có kê đơn từ bác sĩ.

Người bệnh cần uống 3 lần thuốc/ngày. Mỗi lần 3 viên.

Bệnh nhân bị suy thận nặng không nên sử dụng loại thuốc này.

Thuốc Domitazol sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như: nôn mửa; buồn nôn kéo dài; Tiêu chảy, đi tiểu khó, nước tiểu có màu xanh.

  1. Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu nam Mictasol Bleu

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở nam tiếp theo chính là thuốc Mictasol Bleu. Thuốc có công dụng là tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu.

Mictasol Blue hiện là thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh hiệu quả nhất hiện nay.

Thông thường thuốc Mictasol Blue sẽ được dùng để kết hợp với thuốc kháng sinh Augmentin để điều trị bệnh.

Hướng dẫn sử dụng: Một ngày người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Duy trì liều từ 3-5 ngày. Nên dùng thuốc sau bữa ăn.

Thuốc chỉ phát huy hiệu quả và an toàn khi người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.

  1. Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản bằng thảo dược

Nếu như anh em đang tìm kiếm một loại thuốc để chữa viêm đường tiết niệu cho mình tại nhà bằng thảo dược- Cây mã đề là một trong những vị thuốc mà anh em không được bỏ qua.

Mã đề là một loại thảo dược phổ biến quen thuộc, thường được dùng để tiêu viêm, giúp lợi tiểu.

Nam giới bị viêm đường tiết niệu chỉ cần 30g kim tiền thảo, 20g mã đề và 20 rễ cây.

Rửa sạch các thảo dược nêu trên sau đó đem sắc để lấy nước uống hàng ngày. Sau một tuần sử dụng, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng do bệnh gây ra thuyên giảm một cách hiệu quả.

  1. Chữa viêm đường tiết niệu ở nam bằng râu ngô

Từ lâu, Râu ngô được xem là thảo dược “vàng” trong việc điều trị viêm đường tiết niệu.

Trong đông ý, râu ngô có vị ngọt thanh, tính mát và có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tán sỏi rất tốt. Vì thế đây là vị thuốc điều trị viêm đường tiết niệu được nhiều bệnh nhân sử dụng.

Nam giới bị viêm đường tiết niệu chỉ cần đun râu ngô để uống hàng ngày. Các hoạt chất có trong râu ngô sẽ ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời còn khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra một cách hiệu quả và an toàn.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn Top 10 thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới tốt nhất. Thông qua đó, anh em có thể tham khảo và lựa chọn loại thuốc  phù hợp nhất với bệnh tình của mình. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị.

Tra cứu