[Tổng hợp] Tiểu rắt là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt ở nam và nữ giới

Đã đăng 30/09/2020

Tiểu rắt tiểu nhiều lần gây ra nhiều khó chịu. Nhiều người băn khoăn không biết tiểu buốt, tiểu rắt là bệnh gì? vì sao bị tiểu rắt? Và cách chữa tiểu rắt thế nào?…Nếu như bạn đang băn khoăn thông tin này, thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!

Trong cuộc sống hằng ngày, không ít người gặp phải tình trạng tiểu rắt. Vấn đề này chỉ có thể xảy ra tạm thời, trong một vài ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp kéo dài vài tuần, thậm chí hàng tháng.

Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin tổng quan về tiểu rắt giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phát hiện sớm, chữa trị và phòng ngừa tiểu rắt hiệu quả.

Tiểu rắt, tiểu nhiều lần là gì?

Tiểu rắt tiểu nhiều lần có thể gặp ở mọi đối tượng. Nhiều người cho rằng tiểu rắt chỉ gặp ở nam giới. Nhưng tiểu rắt cũng có thể gặp cả ở nữ giới và ở trong mọi độ tuổi. Kể cả người già và trẻ em.

Tiểu rắt tiểu nhiều lần là một triệu chứng rối loạn đường tiểu phổ biến. Chúng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau buốt hoặc châm chích ở đường tiểu khi bắt đầu đi tiểu, lúc đang tiểu hoặc đã tiểu xong thì tiểu rắt là tình trạng người bệnh thường xuyên buồn tiểu, vừa đi xong lại muốn đi tiếp, tiểu nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu ít.

Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mỗi lần đi tiểu và gây ra cảm giác sợ đi tiểu.

Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới

Các chuyên gia y tế cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu rắt ở nữ giới, trong đó có các yếu tố chủ quan và yếu tố bệnh lý:

Yếu tố chủ quan:

  • Cấu tạo phức tạp của cơ quan sinh dục nữ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, cư ngụ;
  • Cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, kỹ càng đặc biệt trong những ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục;
  • Thời tiết nóng ra nhiều mồ hôi nhưng lại ít đi tiểu;
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khiến các loại vi khuẩn phát triển;
  • Quần lót quá chật khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và làm ẩm cơ quan sinh dục;
  • Trong kỳ nguyệt san, băng vệ sinh không sạch sẽ;
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh quá nhiều;
  • Phụt nước nhiều vào âm đạo khiến số lượng vi khuẩn có ích giảm.

Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ do yếu tố chủ quan bao gồm rất nhiều. Chúng ta cần nắm được vì nó liên quan đến việc phòng ngừa và điều trị tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả.

Yếu tố bệnh lý:

Tiểu rắt tiểu buốt không phải là một bệnh mà nó là triệu chứng của một bệnh thực thể. Các bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở đường tiết niệu, sinh dục của cả nam và nữ. Để biết chính xác đây là bệnh gì, thì cần phải thông qua các đánh giá như:

  • Biểu hiện lâm sàng;
  • Xét nghiệm;
  • Siêu âm;

Việc xác định chính xác nguyên nhân giúp cho việc chữa trị tiểu rắt có hiệu quả cao, không tái phát.

Nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới

Đối với nam giới, bệnh tiểu rắt cũng gây ra nhiều phiền toái. Những nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam giới bao gồm:

Yếu tố chủ quan:

  • Do sử dụng các chất có cồn quá liều lượng (vd: rượu, bia…) làm ảnh hưởng khả năng đào thải của thận và đường tiết niệu;
  • Những va chạm mạnh trong vận động thể thao, đạp xe… dẫn đến dương vật bị tổn thương, niệu đạo sưng đau, ngăn cản dòng nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể dẫn đến tình trạng tiểu rắt;

Yếu tố bệnh lý:

Tiểu rắt ở nam giới cũng cảnh báo nhiều bệnh nam khoa, bệnh đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt. Việc xác định bệnh gì, cụ thể ra sao thì bác sĩ sẽ là người cung cấp cho các bạn sau khi thăm khám.

Mặc dù tình trạng tiểu rắt không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bạn tuy nhiên lại gián tiếp gây tổn hại đến sức khỏe và tổn hại đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta đừng nên chủ quan với những dấu hiệu không bình thường này. Bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán nguyên nhân chính xác của bệnh và có phương án điều trị phù hợp.

Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?

Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? Tiểu rắt, tiểu nhiều lần là bị sao? Cũng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Theo đó, như đã đề cập ở trên, đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý. Cụ thể đó là các bệnh sau:

  1. Viêm đường tiết niệu

Đây là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm nấm, vi khuẩn, virus… gây nên những tổn thương tại bộ phận này khiến hoạt động của đường tiết niệu bị ảnh hưởng. Bệnh có triệu chứng điển hình là tình trạng đau buốt khi đi tiểu, đau như kim châm, đau vùng lưng, vùng bụng dưới…

Viêm đường tiết niệu khá điển hình, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tỷ lệ mắc tiểu buốt rắt ở nữ nhiều hơn nam giới do niệu đạo của họ gần với âm đạo –bộ phận sinh dục hơn. Tiểu buốt tiểu rắt là bệnh gì? nó điển hình của các triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Để đánh giá chúng ta cần phải đi khám, vì chỉ với các biểu hiện lâm sàng thì chưa đủ để đưa ra kết luận về bệnh.

  1. Viêm bàng quang

Bàng quang (bọng đái) là nơi chứa nước tiểu, bản thân nó đã chứa nhiều tác nhân gây hại như vi khuẩn thường, e.coli…Khi có những điều kiện thuận lợi như nhịn tiểu quá lâu, uống ít nước, các vị trí lân cận bị viêm,..Thì rất dễ gây viêm bàng quang.

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang. Triệu chứng điển hình đó là gây ra hiện tượng đau buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần…. Những người bị stress, khả năng miễn dịch kém thường có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn bình thường.

Viêm bàng quang có thể lan sang thận, gây nhiễm trùng rất nguy hiểm. Do đó, khi có biểu hiện tiểu rắt, tiểu nhiều lần, chúng ta cũng cần hết sức thận trọng.

  1. Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là một trong những bệnh rất thường gặp. Niệu đạo (lỗ tiểu) là nơi nước tiểu ra bên ngoài, tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị viêm. Chúng ta có thể bị viêm niệu đạo từ các thói quen sinh hoạt hằng ngày, các bệnh lý khác.

Triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo đó chính là tình trạng đi tiểu đau buốt, tiểu rắt nhiều lần trong ngày. Cảm giác dòng nước tiểu đi qua nóng rát, xót…khiến người bệnh cực kỳ khó chịu. Thậm chí là tiểu ra máu, ra mủ…

Thêm vào đó là các triệu chứng toàn thân khác như sốt, mệt mỏi,.. bệnh cần phải được phát hiện sớm và điều trị. Điều trị bệnh cũng không quá khó, nên chúng ta cũng không cần quá lo lắng, chủ yếu là phải đi khám sớm.

  1. Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là tuyến đặc trưng chỉ có ở nam giới. Nó nằm gần với bàng quang nên khi bị viêm, hoặc có tổn thương chúng cũng gây ra tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt.

Một số bệnh tuyến tiền liệt thường gặp như viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tính, u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, vôi hóa tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt…

Việc xác định chính xác nguyên nhân, bệnh lý cụ thể có thể giúp bác sĩ khắc phục hiệu quả nhất.

  1. Bệnh lậu

Tiểu buốt tiểu rắt cũng là triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn lậu. Bệnh lậu do vi khuẩn lậu (song cầu lậu khuẩn, lậu cầu khuẩn) gây ra, chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh lậu khiến người bệnh bị đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ. Do cấu tạo niệu đạo ở nam giới nhiều ngóc ngách nên các dấu hiệu bệnh rõ ràng hơn ở nữ. Biểu hiện bệnh lậu ở nữ ít hơn, chủ yếu là dấu hiệu viêm phần phụ, viêm tuyến bartholin…

Nếu như bạn đang bị tiểu buốt tiểu rắt, kèm theo tiểu mủ và có tiền sử quan hệ không an toàn với gái mại dâm, quan hệ đồng tính, trai bao…thì nguy cơ bị lậu sẽ rất cao.

  1. Bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia

Nhiễm khuẩn Chlamydia là một dạng nhiễm khuẩn tương tự như lậu cầu khuẩn và nó thường đồng nhiễm với vi khuẩn lậu. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng bao gồm tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày.

Việc làm xét nghiệm, khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác bạn có đang bị nhiễm khuẩn Chlamydia hay không. Từ đó sẽ đưa ra biện pháp chữa trị hữu hiệu nhất.

Ngoài ra, tiểu buốt tiểu rắt còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nữa như:

  • Viêm âm đạo;
  • Viêm cổ tử cung;
  • Sỏi thận;
  • Sỏi bàng quang;
  • Sỏi đường tiết niệu;

Có thể thấy rằng, đi tiểu nhiều lần là bệnh gì thì nó gồm nhiều bệnh khác nhau. Do đó, chúng ta cần hết sức thận trọng.

Tiểu rắt có nguy hiểm không?

Đi tiểu rắt có nguy hiểm không? Tiểu rắt khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Trên thực tế, đây không hoàn toàn là triệu chứng gây khó chịu mà nó còn gây ra nhiều nguy hiểm bao gồm?

  1. Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Khi bị tiểu rắt, tiểu buốt, chúng ta cảm giác rất khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, công việc và học tập. Cảm giác đau buốt, đi tiểu nhiều lần do tiểu rắt khiến chúng ta không tập trung. Gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống

  1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Tiểu buốt, tiểu rắt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh thực thể ở đường tiết niệu, sinh dục, tuyến tiền liệt, cụ thể chúng tôi đã đề cập phía trên. Các bệnh lý này nếu để lâu, có thể chuyển sang mạn tính. Bệnh kéo dài khiến bệnh tình trở nặng, gây ảnh hưởng đến chức năng của từng bộ phận.

Về lâu dài, nó gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh bởi chức năng bài tiết, sinh lý bị suy giảm.

  1. Tiểu rắt khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Tiểu rắt ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi lẽ, tình trạng tiểu rắt khiến chị em mệt mỏi, không ăn, không ngủ được, dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược.

Nếu tiểu rắt khi mang thai là do các bệnh lý thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ sảy thai, đẻ non….

Do đó, chị em mang thai bị tiểu rắt cần hết sức lưu ý, theo dõi và chủ động đi khám, chữa trị sớm càng tốt.

Chữa tiểu rắt như thế nào?

Như đã chia sẻ ở phần trên, tiểu rắt gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Bao gồm cả những ảnh hưởng đến sinh lý, tâm lý và sức khỏe. Do đó, việc chữa trị bệnh tiểu rắt càng sớm càng tốt. Có một số phương pháp chữa bệnh tiểu rắt đơn giản tại nhà mà chúng tôi sẽ chia sẻ sau đây:

  1. Chữa bệnh tiểu rắt bằng phương pháp tự nhiên

Có nhiều cách tự nhiên chữa tiểu rắt mà dân gian đã truyền lại. Ưu điểm của các phương pháp này đó là an toàn, chi phí rẻ. Nhưng khi áp dụng cần hết sức thận trọng, làm đúng cách và không lạm dụng.

Một số cách chữa bệnh tiểu rắt bằng phương pháp tự nhiên như:

  • Bổ sung thực phẩm, rau củ, quả chứa nhiều vitamin C. Đặc biệt là rau má, cam, chanh, bưởi, dừa… có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả;
  • Chữa bệnh tiểu rắt bằng cây bí xanh: Bí xanh có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ độc tố. Bạn nên nghiền bí xanh lấy nước uống hoặc bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày;
  • Chữa bệnh tiểu rắt bằng sắn dây: Sắn dây có tính mát, có vị ngọt và có công dụng tuyệt với trong việc thanh lọc cơ thể, giải độc, thông đường tiết niệu hiệu quả. Sắn dây cạo sạch vỏ, thái thành từng từng miếng mỏng sau đó đem phơi khô hoặc sấy giòn. Sau đó có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc hòa với nước uống hằng ngày;
  • Chữa bệnh tiểu rắt bằng rau mồng tơi: Rau mồng tơi có tính hàn, hiệu quả trong việc nhuận tráng, giải độc tố, tiểu rắt rất tốt. Lấy cuống và lá mồng tơi rửa sạch, để ráo nước rồi đun cùng với nước uống hàng ngày. Lưu ý, đối với những người bị đại tiện lỏng hoặc lạnh bụng không nên sử dụng rau mồng tơi.

Ngoài ra, còn có nhiều cách chữa tiểu rắt bằng tự nhiên khác như râu ngô, má đề, rau má…cũng rất có hiệu quả.

  1. Chữa bệnh tiểu rắt bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, thông qua tình trạng bệnh, bệnh cụ thể sẽ đưa ra loại thuốc, phác đồ chữa bệnh tiểu rắt có hiệu quả. Một số loại thuốc chữa tiểu rắt như:

  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm;
  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương;
  • Thuốc chống trầm cảm.

Các hoạt chất trong thuốc sẽ có tác dụng làm thư giãn bàng quang (như oxybutynin, darifenacin hay duloxetine), ức chế hoạt động tái hấp thu serotonin-norepinephrine. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được dùng ngắn hạn và theo hướng dẫn của bác sĩ. Quan trọng nhất là giải quyết các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu rắt.

Cách phòng tránh bệnh tiểu rắt

Những nguy hiểm mà tiểu rắt, tiểu buốt gây ra gồm cả cho sức khỏe, khả năng sinh sản sinh lý, chất lượng cuộc sống. Do đó, bên cạnh cách chữa tiểu rắt thì việc nắm được các thông tin về phòng tránh bệnh tiểu rắt cũng có ý nghĩa quan trọng.

Một số cách phòng tránh bệnh tiểu rắt như sau:

  • Uống nhiều nước;
  • Không nhịn tiểu;
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy;
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục, trước và sau khi quan hệ;
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Tiểu buốt tiểu rắt là một triệu chứng khó chịu. Tiểu buốt ở nam hay tiểu buốt ở nữ đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh hoạt. Do đó, chúng ta khi có dấu hiệu thì cần tìm cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt sớm. Cần có các biện pháp phòng tránh tiểu rắt hiệu quả.

Nếu có nghi ngờ mình mắc bệnh, hoặc đang có triệu chứng bạn có thể chọn [TƯ VẤN NGAYđể gặp các chuyên gia, giải đáp miễn phí.

Tra cứu