Tắc vòi trừng là gì? Nguyên nhân, chuẩn đoán và cách chữa

Đã đăng 31/10/2020

Tắc vòi trứng khiến trứng không thể di chuyển đến tử cung để thụ tinh. Do đó người bệnh có nguy cơ vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung rất cao. Vì vậy tìm hiểu kiến thức về căn bệnh này để phòng ngừa là điều rất cần thiết. Tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Những điều này sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng là bộ phận ăn nối buồng trứng với buồng tử cung. Nó là đường đi của trứng gặp tinh trùng để thụ tinh. Đây là cơ quan sinh sản rất quan trọng ở nữ giới. Đa số những phụ nữ bị vô sinh thường có vấn đề liên quan đến vòi trứng, trong đó phổ biến là tắc vòi trứng.

>> Đọc thêm:

Nguyên nhân gây tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng chiếm đến 40% lý do gây vô sinh ở nữ giới. Theo các chuyên gia nguyên nhân gây ra căn bệnh này bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Sau đó, viêm nhiễm từ cơ quan sinh dục bên ngoài sẽ lây lan ngược lại vào buồng tử cung và buồng trứng, vòi trứng. Quan hệ tình dục không an toàn cũng là con đường lây nhiễm nhiều bệnh xã hội nguy hiểm như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Đây cũng là nguyên nhân khiến âm đạo bị viêm nhiễm, từ đó lây lan ngược dòng lên buồng trứng và vòi trứng. Thói quen thụt rửa âm đạo làm mất cân bằng độ PH trong âm đạo, là một trong những điều kiện khiến các tác nhân gây bệnh phát triển.
  • Lạm dụng nạo phá thai: Phá thai không đảm bảo không chỉ làm tổn thương tử cung mà còn tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
  • Thực hiện các thủ thuật liên quan đến tử cung như: đặt vòng tránh thai, phẫu thuật tử cung, phẫu thuật vùng kín, môt ruột thừa… Khi các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong cơ quan sinh dục và gây viêm nhiễm.
  • Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng sẽ làm tắc nghẽn vòi trứng và viêm nhiễm vòi trứng.
  • Vòi trứng bị chít hẹp bẩm sinh một phần hoặc toàn bộ. Đây là nguyên nhân bẩm sinh gây vô sinh nhưng rất hiếm gặp.
  • Đã từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung cũng dễ bị sẹo và dẫn đến tắc vòi trứng.
  • U xơ tử cung: những khối u ở tử cung gây chèn ép vào vòi trứng cũng gây ra tình trạng tắc vòi trứng.
  • Có tiền sử phẫu thuật ổ bụng và tiểu khung gây sẹo sơ dính, dẫn đến tắc vòi trứng.

Đối tượng nguy cơ bị tắc vòi trứng

Bất cứ người phụ nữ nào quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể có mắc bệnh tắc vòi trứng. Nhưng những yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Có nhiều bạn tình quan hệ tình dục không an toàn
  • Thực hiện các thủ thuật ở vùng tiểu khung như nạo phá thai không đảm bảo
  • Không đảm bảo vệ sinh vùng kín hàng ngày
  • Đã từng thực hiện các phẫu thuật ổ bụng.

Triệu chứng bệnh tắc vòi trứng

Ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh tắc vòi trứng rất khó nhận biết. Do đó bạn không được chủ quan với bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở vùng kín. Dưới đây là các biểu hiện của bệnh viêm tắc vòi trứng:

  • Đau bụng dưới: Thường xuyên đau bụng dưới hoặc đau trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa
  • Vô sinh: Nếu quan hệ tình dục bình thường trong thời gian dài mà không có thai bạn nên đi khám. Đây là dấu hiệu của bệnh tắc vòi trứng.

Một số thắc mắc về bệnh tắc vòi trứng

Bệnh tắc vòi trứng có thể diễn ra ở một bên hoặc cả hai bên vòi trứng. Mỗi tình trạng này sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số thắc mắc người bệnh ảnh thường hỏi về bệnh tắc vòi trứng.

  1. Tắc vòi trứng có nguy hiểm không?

Tắc vòi trứng là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Cụ thể những tác hại do bệnh tắc vòi trứng gây ra như sau.

  • Mang thai ngoài tử cung: Tắc vòi trứng khiến trứng không thể để di chuyển đến tử cung để thụ thai. Quá trình thụ thai sẽ diễn ra ngay tại vòi trứng. Tình trạng này rất nguy hiểm, khi thai nhi lớn lên sẽ gây vỡ vòi trứng, gây ra nhiễm trùng và  đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
  • Khó thụ thai, vô sinh: Khi vòi trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn, quá trình thụ thai không thể diễn ra, đồng nghĩa với việc người bệnh bị vô sinh.
  1. Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?

Tắt vòi trứng cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh. Nếu người bệnh bị tắc vòi trứng 1 bên, họ vẫn có kinh nguyệt. Tuy nhiên hoạt động của buồng trứng bị rối loạn, do đó chu kỳ kinh nguyệt cũng rối loạn theo. Kinh nguyệt thường không đều, máu kinh ra ít, đau bụng kinh dữ dội hơn.

Trong trường hợp cả hai vòi trứng đều bị tắc, trứng không thể di chuyển xuống tử cung. Do đó người bệnh sẽ mất kinh nguyệt, tình trạng này không thể giải quyết nếu người bệnh không được điều trị y tế.

  1. Tắc vòi trứng có chữa được không?

Điều người bệnh lo lắng nhất là tắc vòi trứng có chữa được không? Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Nếu tác vòi trứng ở mức độ nhẹ thì việc điều trị không quá khó khăn. Tuy nhiên nếu bệnh phát triển mãn tính, vòi trứng bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng chữa khỏi sẽ thấp hơn. Việc điều trị sẽ phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa.

Nói chung để tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh tắc vòi trứng, chị em nên đi thăm khám sớm khi bắt đầu có những biểu hiện của bệnh.

  1. Tắc vòi trứng có sinh con được không?

Như thông tin đã chia sẻ bệnh tắc vòi trứng có con được không sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Nếu chỉ tắc một bên vòi trứng, người bệnh vẫn có thể thụ thai, tuy nhiên tỷ lệ thành công sẽ giảm đi.

Còn nếu cả hai bên vòi trứng đều bị tắc, trứng không thể đi xuống tử cung để thụ thai. Do đó quá trình thụ thai không thể diễn ra, điều này đồng nghĩa với việc người bệnh không thể sinh con.

Các biện pháp chẩn đoán ống dẫn trứng

Để điều trị bệnh tắc ống dẫn trứng, trước tiên bác sĩ sẽ phải chẩn đoán bệnh. Đầu tiên bác sĩ cũng hỏi thăm về tiền sử bệnh lý của người bênh. Ví dụ trước đó người bệnh có thực hiện các phẫu thuật ổ bụng, nạo phá thai hoặc khó khăn trong việc mang thai. Từ những thông tin này, bác sĩ sẽ có chẩn đoán ban đầu về tình trạng bệnh và chỉ định các biện pháp chẩn đoán thích hợp.

Biện pháp để chuẩn đoán bệnh bệnh bao gồm:

  • Chụp cản quang tử cung – vòi trứng (chụp HSG): Phương pháp này sử dụng thuốc cản quang để phát hiện tình trạng tắc vòi trứng. Nếu trên phim x-quang không quan sát thể thuốc cản quang trong vòi trứng, tức là vòi trứng đã bị tắc.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SHG): Phương pháp này tương tự như pháp chụp cản quang, Nhưng sử dụng sóng siêu âm để theo dõi hình ảnh của ống dẫn trứng.
  • Nội soi ổ bụng: Đây là biện pháp quan sát trực tiếp được ông dẫn chứng ở bên trong cơ thể. Đây cũng là biện pháp chính xác nhất để chẩn đoán bệnh tắc vòi trứng.

Các biện pháp điều trị bệnh tắc vòi trứng

Bệnh tắc vòi trứng hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm. Mục đích của việc điều trị là tăng tăng khả năng thụ thai và chữa vô sinh. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tắc, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị thích hợp.

Các biện pháp để điều trị tắc vòi trứng bao gồm:

  • Điều trị không phẫu thuật: bằng cách dùng một ống thông bơm thuốc vào trong tử cung, vòi trứng. Sau đó bác sĩ sẽ chụp X quang để xác định vị trí tác và tiến hành thông tắc. Phương pháp này có thể gây ra nhiễm trùng và dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
  • Phương pháp phẫu thuật: thường là mổ nội soi để xử lý nguyên nhân gây tắc nghẽn. Tuy nhiên nếu tắc vòi trứng do mô sẹo lớn, việc điều trị bảo tồn sẽ rất khó khăn, lúc đó bác sĩ sẽ phải cắt một phần tổn thương sau đó nối lại vòng trứng.
  • Nếu điều trị không làm tăng khả năng thụ thai, có thể cân nhắc phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
  • Các phòng ngừa bệnh tắc vòi trứng
  • Để ngăn ngừa bệnh tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh, nữ giới hãy thực hiện các biện pháp sau đây:
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày: rửa sạch vùng kín bằng nước, dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh: chung thủy với một bạn tình, thực hiện chế độ một vợ một chồng để ngăn ngừa bệnh xã hội nguy hiểm.
  • Sinh hoạt lành mạnh: từ chế độ ăn uống đến nghỉ ngơi. Đây là điều kiện để tránh gây mất cân bằng nội tiết tố – là một nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan sinh sản.
  • Khám sức khỏe định kỳ: từ 6 tháng – 1 năm/ 1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về phụ khoa, nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan ngược vào trong.

Trên đây là những thông tin về bệnh tắc vòi trứng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Tắc vòi trứng gây ra biến chứng, nguy hiểm nhất là dẫn đến vô sinh. Vì vậy cách tốt nhất để hạn chế điều này là phòng ngừa bệnh. Hi vọng những thông tin trên đã giúp chị em có các biện pháp phòng ngừa cũng như phát hiện bệnh kịp thời để điều trị.

Tra cứu