Đau hậu môn là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa

Đã đăng 08/10/2021

Đau hậu môn là tình trạng nhiều người gặp phải, có thể liên hệ tới bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy cụ thể đau hậu môn là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa đau hậu môn ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé! 

Đau hậu môn là bị bệnh gì?

Đau hậu môn là tình trạng xuất hiện cơn đau ở quanh hậu môn hoặc trong hậu môn, khu vực trực tràng. Cơn đau hậu môn đa phần là lành tính nhưng cũng có trường hợp đau ác tính.

Đau hậu môn thường xảy ra xung quanh thời điểm đi đại tiện. Đau hậu môn thường diễn tiến từ mức độ nhẹ đến nặng, khiến hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đau hậu môn đi kèm với triệu chứng sốt, chảy máu trực tràng hoặc những triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên tới cơ sở y tế ngay để thăm khám.

Những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới đau hậu môn

Có nhiều bệnh lý khác nhau dẫn tới triệu chứng đau hậu môn như:

Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng tắc và sưng búi tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người bị tiêu chảy, táo bón, phụ nữ mang thai… Đây là nguyên nhân chính dẫn tới cơn đau và ngứa hậu môn ở nhiều người.

Nứt hậu môn

Tình trạng nứt hậu môn thường xảy ra ở những người bị táo bón, dẫn tới những cơn đau tức vô cùng khó chịu. Đa phần triệu chứng của bệnh sẽ giảm đau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên với những trường hợp nặng khi bị nứt hậu môn tái diễn, cần thực hiện phẫu thuật tại cơ sở y tế mới có thể trị dứt điểm.

Rò hậu môn

Đây là tình trạng nhiễm trùng ở khu vực tuyến hậu môn. Triệu chứng của bệnh là chảy mủ, chảy máu từ hậu môn, đau hậu môn… Với những trường hợp nặng bác sĩ phải cho làm phẫu thuật để hút mủ.

Bệnh đau quặn hậu môn

Khi bệnh này xảy ra, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau trực tràng một cách liên tục, cơn đau lan xuống hậu môn. Thông thường một cơn đau kéo dài nửa tiếng, sau đó thuyên giảm dần.

Áp-xe cạnh hậu môn

Đây là ổ mủ nhiễm trùng nằm ở khu vực trực tràng – hậu môn. Bệnh thường dẫn tới tình trạng rò hậu môn.

Bệnh viêm ruột

Triệu chứng đau hậu môn có thể xuất hiện ở những người bị bệnh Crohn hoặc bệnh viêm loét đại tràng. Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh là giảm cân, mỏi mệt, tiêu chảy, đau bụng, chảy máu trực tràng…

Bệnh viêm trực tràng

Trực tràng có khả năng bị lây lan viêm nhiễm từ ruột, hoặc hoặc qua con đường quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục thô bạo đường hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh. Dấu hiệu nhận biết của viêm trực tràng là hậu môn đau tức, chảy máu, tiêu chảy, trong phân có lẫn chất nhày…

Bệnh lậu

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội điển hình lây qua đường tình dục. Trong một số trường hợp, vi khuẩn lậu gây nhiễm trùng ở khu vực hậu môn. Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh này.

Các bệnh về da

Các bệnh về da như mọc mụn, vẩy nến, ghẻ… gây ảnh hưởng lên nhiều vùng da của cơ thể, trong đó có hậu môn. Người bệnh không chỉ bị ngứa hậu môn mà đôi khi còn có thể bị chảy máu da.

Ung thư hậu môn

Nam giới trên 60 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư hậu môn. Những yếu tố nguy cơ của bệnh là lây nhiễm virus HPV, quan hệ tình dục qua đường hậu môn… Người bệnh sẽ có triệu chứng mọc khối u ở hậu môn, đau tức hậu môn, hậu môn bị sưng đỏ, tiết dịch, thay đổi thói quen đại tiện…

Những thói quen sinh hoạt dẫn tới đau hậu môn

Lối sống sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh cũng có thể dẫn tới những cơn đau hậu môn:

  • Không vệ sinh hậu môn cẩn thận, dẫn tới khi tình trạng đau rát và ngứa ngáy do vi khuẩn gây ra.
  • Sử dụng trang phục bó sát khiến khu vực hậu môn không được thoải mái. Sự cọ xát khi hoạt động làm hậu môn xuất hiện cảm giác đau.
  • Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ cay nóng, dẫn tới tình trạng táo bón. Khi bị táo bón, người bệnh phải dùng sức để rặn, làm áp lực lên bụi tĩnh mạch hậu môn tăng cao, hệ quả là hậu môn bị đau.

Đau hậu môn điều trị ra sao?

Có nhiều biện pháp điều trị đau hậu môn khác nhau tùy thuộc vào từng chứng bệnh cụ thể. Đó là các biện pháp như:

Điều trị đau hậu môn bằng thuốc Tây y

Sau khi thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng với chứng bệnh mà bạn gặp phải. Thông thường những loại thuốc sau đây sẽ được sử dụng:

  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi không kê đơn: giúp giảm tình trạng đau hậu môn của người bệnh.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: ibuprofen, acetaminophen…

Bạn cần lưu ý: Thuốc tây y gây ra nhiều tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách, đúng liều. Đó là lý do bạn cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng.

Điều trị đau hậu môn bằng thuốc Đông y

Thuốc đông y rất an toàn cho sức khỏe nhờ sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Nguyên tắc điều trị của Đông y bao gồm:

  • Loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
  • Cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Nâng cao sức khỏe cho người dùng thuốc.
  • Giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Những vị thuốc đông y thường được sử dụng cho các triệu chứng đau hậu môn là: đẳng sâm, đương quy, thục địa, ý dĩ, xa tiền thảo… Tuy có lợi cho cơ thể nhưng tác dụng của thuốc đông y rất chậm. Vì thế bạn cần kiên nhẫn điều trị, và nên phối hợp, thay đổi nhiều bài thuốc khác nhau nếu thấy bài thuốc đang dùng không có hiệu quả.

Điều trị đau hậu môn bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian cũng sử dụng thảo dược tự nhiên để điều trị đau hậu môn, Tuy nhiên cách chế biến đơn giản hơn so với thuốc đông y. Những bài thuốc này có chi phí không cao, người bệnh có thể áp dụng dễ dàng tại nhà. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như:

  • Bài thuốc với cây lược vàng: rửa sạch lá lược vàng. Sau khi sát khuẩn bằng nước muối, hãy giã nhỏ lá rồi lấy phần bã đắp lên khu vực hậu môn trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc với cây diếp cá: Rửa sạch rau diếp cá rồi ép lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp.
  • Bài thuốc với cây nem vông: Vệ sinh khu vực hậu môn. Hơ lá cây nem vông trên lửa rồi đắp lá lên hậu môn.

Các bài thuốc trên đều cần thực hiện kiên trì theo thời gian mới phát huy công dụng.

Phòng ngừa đau hậu môn như thế nào?

Một thói quen sinh hoạt khoa học và một chế độ ăn đảm bảo sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh đau hậu môn. Đó là những thói quen như:

  • Ăn nhiều rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ, protein cho cơ thể, hạn chế nguy cơ táo bón. Ăn nhiều sữa chua để cung cấp men tiêu hóa và kích thích nhu động ruột. Uống nhiều nước. Tránh xa các loại nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị, chất kích thích…
  • Thường xuyên vận động bằng những bài tập để kích thích nhu động ruột và tránh nguy cơ mắc táo bón. Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu.
  • Khi có nhu cầu vệ sinh cần đi ngay, không nên nhịn.
  • Kê thêm một chiếc ghế nhỏ dưới chân khi ngồi bồn cầu. Tư thế này sẽ giúp đường ruột được thẳng, khiến việc đại tiện dễ dàng hơn.
  • Mỗi ngày nên đi vệ sinh vào một giờ cố định. Khi đại tiện không rặn quá nhiều, tránh tâm lý căng thẳng.

Tuy là một triệu chứng đơn giản nhưng đau hậu môn có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý. Vì lý do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để kịp thời xử lý, tránh nguy cơ biến chứng xảy ra.

 

 

Tra cứu