[Cảnh giác] Hiện tượng chảy máu vùng kín khi mang thai

Đã đăng 22/10/2020

Chảy máu vùng kín khi mang thai là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà tình trạng này có thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào thì đây cũng là hiện tượng mà chị em phụ nữ cần chú ý quan tâm. Vậy, Mẹ bầu bị chảy máu vùng kín nguy hiểm không? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Đọc thêm: Chạy máu vùng kín là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị

Chảy máu vùng kín khi mang thai có phải bệnh lý không?

Chảy máu âm đạo không phải là một biểu hiện khó gặp ở phụ nữ mang thai. Trên thực tế, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân từ các bệnh lý.

Tùy vào từng giai đoạn thai kỳ, mức độ ra máu vùng kín và các dấu hiệu đi kèm mà mức độ nguy hiểm của hiện tượng này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung khi gặp phải dấu hiệu này, các chị em nên kiểm tra, thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

Những nguyên nhân gây ra chảy máu khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu khi mang thai tháng đầu hay trong “tam cá nguyệt” đầu tiên, với khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng trên trong 3 tháng đầu.

Dưới đây là 8 nguyên nhân gây ra máu khi mang thai tháng đầu mẹ bầu nên biết:

  • Trứng được thụ tinh: Quá trình trứng được thụ tinh thường kéo dài 2-5 ngày, kèm theo hiện tượng chảy máu nhẹ màu nâu hoặc hơi hồng. Đây được coi là dấu hiệu có thai chính xác sớm nhất chị em cần biết.
  • Màng rụng gây chảy máu: Hiện tượng màng rụng có thể khiến thai phụ thấy những đốm máu nhỏ ở quần lót, dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt. Màng rụng thường xảy ra ở 1-2 tháng đầu thai kỳ, do một phần nhỏ của nội mạc tử cung rụng, gây chảy máu nhẹ.
  • Tử cung nhạy cảm: Sự thay đổi hormone khiến lượng máu đến tử cung tăng lên, từ đó gây ra máu khi mang thai, khi quan hệ hoặc khám phụ khoa.
  • Nhiễm trùng: Thai phụ thường rất dễ bị nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung, gây ra máu xuất hiện ở vùng kín. Chị em cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời, vì chúng tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Tụ máu dưới màng đệm: Trứng đã làm tổ trong tử cung, nhưng 1 phần bị bong ra khỏi thành tử cung, từ đó gây ra máu khi mang thai. Mức độ nhẹ có thể tự khỏi trong khoảng 20 tuần, nặng hơn có thể gây bong thai, sảy thai.
  • Mang thai ngoài tử cung: Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung, động thai . Do đó, chị em cần đi khám, siêu âm để có phác đồ điều trị kịp thời, nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng chức năng sinh sản và nguy hiểm tính mạng.
  • Dọa sảy thai: Hiện tượng này có thể gây chảy máu khi mang thai, nếu được can thiệp kịp thời sẽ giúp tử cung khép lại để có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Trường hợp chảy máu nặng thì rất khó giữ thai, bị sảy thai.
  • Sảy thai: Đây là hiện tượng phổ biến ở những tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng của sảy thai như chảy máu âm đạo gồm máu cục, dịch nhày, co rút bụng dưới, đau thắt lưng. Thai phụ cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe sinh sản và tính mạng người mẹ.

Mang thai bị chảy máu trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ

Việc ra máu vùng kín bất thường trong giai đoạn muộn của thai kỳ thường là do những nguyên nhân khá nghiêm trọng. Đây có thể là dấu hiệu của việc vỡ tử cung, bong nhau non hay nhau tiền đạo… Mẹ bầu cần đi thăm khám ngay nếu bị ra máu trong các giai đoạn này để được hướng dẫn chữa trị kịp thời.

  1. Chảy máu vùng kín do nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai bám vào hoặc bám gần lỗ cổ tử cung. Vào thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng, cổ tử cung mẹ bầu sẽ dần mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở. Khi mẹ bầu có hoạt động tình dục hay thăm khám vùng chậu không cẩn thận có thể khiến một số mạch máu của nhau bị vỡ ra, gây chảy máu âm đạo ồ ạt. Tình trạng này nếu không được xử lý có thể gây đẻ non hoặc tử vong cho cả mẹ và bé. Việc siêu âm có thể giúp mẹ phát hiện sớm nhau tiền đạo khi chưa chảy máu.

  1. Ra máu vùng kín khi mang thai do vỡ tử cung

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa rất nghiêm trọng. Bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, nó có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Hiện tượng vỡ tử cung xảy ra khi tử cung bị xé rách từ niêm mạc qua lớp cơ và lớp phúc mạc. Biến chứng này thường gặp ở những thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung với triệu chứng là những cơn đau xảy ra đột ngột ở vùng tử cung  (thường ở vị trí vết mổ cũ) và ra máu ở âm đạo.

  1. Vỡ mạch máu tiền đạo gây chảy máu vùng kín khi mang thai

Mạch máu tiền đạo xảy ra khi mạch máu của thai băng qua màng ối ở lỗ trong cổ tử cung, phía dưới ngôi thai không được bảo vệ bởi nhau thai hay dây rốn. Khi màng ối bị vỡ tự nhiên hay do bấm ối, các mạch máu thai không được bảo vệ sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết. Hiện tượng vỡ mạch máu tiền đạo thường gây ra tình trạng chảy máu tươi tại thời điểm vỡ ối. Thai phụ có thể gặp phải các triệu chứng như bất thường nhịp tim thai, nhịp tim giảm, chậm, nhịp hình sin hoặc mất nhịp tim thai.

  1. Chảy máu nặng khi mang thai do bong nhau thai

Bong nhau thai là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ. Đây là tình trạng nhau thai bám đúng vị trí ở tử cung nhưng bị bong ra trước khi thai bị sổ ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ máu giữa nhau thai và tử cung. Hậu quả của nó là làm rối loạn quá trình trao đổi chất của mẹ với thai nhi và khiến mẹ dễ bị xuất huyết, rối loạn đông máu.

  1. Ra máu âm đạo khi mang thai do sinh non

Một vài nguyên nhân khác nhau có thể khiến mẹ bầu bị sinh non trong thai kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 như do vết thương ở cổ tử cung, âm đạo hay do bệnh polyp tử cung, ung thư… Khi bị sinh non, mẹ sẽ gặp phải các cơn co thắt đều đặn ở tử cung, phần bụng dưới bị căng ra do áp lực khung chậu kèm đau lưng. Một vài ngày trước khi sinh, vùng kín sẽ bất đầu xuất huyết.

  1. Ra máu khi có thai do chuyển dạ

Khi mẹ chuẩn bị chuyển dạ để sinh nở, cổ tử cung bắt đầu giãn nở và được bơm nhiều máu. Điều này cũng sẽ khiến thai phụ có thể gặp phải tình trạng ra máu bất thường ở âm đạo. Nếu bạn chỉ ra một chút máu khi thai đã hơn 37 tuần thì không cần lo ngại mà hãy chuẩn bị tâm lý chào đón bé yêu. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu nặng hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có các giải quyết kịp thời.

Mang thai bị chảy máu vùng kín phải làm sao?

Các mẹ bầu cần lưu ý, nếu như khi bạn phát hiện vùng kín bị ra máu ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ thì điều đầu tiên mà bạn cần nhớ là không được hoảng loạn. Bởi nếu bạn quá lo lắng, hoảng loạn sẽ rất khó để xác định nguyên nhân gây chảy máu là do đâu để có thể xử lý đúng cách.

Trên thực tế có gần 30% mẹ bầu bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng là các mẹ nên báo ngay với bác sĩ khi gặp phải dấu hiệu này để có cách giải quyết hợp lý.

Nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây, các mẹ bầu nên đi cấp cứu tại các bệnh viện sản khoa uy tín càng nhanh càng tốt:

  • Xuất hiện các cơn đau quặn ở bụng
  • Máu chảy nhiều dù đau hay không
  • Âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông
  • Choáng hoặc ngất
  • Sốt cao trên 38 độ hoặc ớn lạnh

Việc thăm khám và kiểm tra ngay ở thời điểm này se giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc như động thai, sảy thai, sinh non…

Một vấn đề mà các chị em cần lưu ý nữa là không nên sử dụng tampon, cốc nguyệt san hay quan hệ tình dục khi vùng kín ra máu khi mang thai. Bạn chỉ nên dùng băng vệ sinh bình thường để có thể nhận biết được mình bị ra bao nhiêu máu và máu ra có tình trạng, màu sắc như thế nào.

Một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa khi bị ra máu ở âm đạo lúc mang thai cũng là điều cần thiết mà các mẹ bầu cần lưu ý.

Bên cạnh đó, để đề phòng nguy cơ viêm nhiễm khi mang thai, các mẹ nên chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách, không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo hay dùng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao…

Khi bị ra máu mẹ bầu nên khám thai ở đâu?

Khi có hiện tượng chảy máu trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể đến khám tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội hoặc các cơ sở y tế được cấp phép hoạt động.

Phòng khám có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Đức…phòng thủ thuật, phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn. Với đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ trình độ cao trực tiếp khám và điều trị nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn và chính xác.

Phòng khám áp dụng mô hình tiên tiến “1 bệnh nhân, 1 bác sĩ, 1 phòng bệnh”, môi trường y tế sạch sẽ, thoải mái với chi phí phù hợp. Phòng khám niêm yết giá công khai, bảo mật thông tin theo quy định Bộ Y tế. Có 2 cách đặt lịch hẹn trực tuyến:

– Gọi tổng đài 02437 152 152 – 0969 668 152

– Để lại SĐT tại [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN], tư vấn viên hoạt động 24/24 giờ sẽ hỗ trợ thủ tục đăng ký khám nhanh chóng.

Phòng khám mở cửa từ 8 giờ đến 20 giờ 30 tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và lễ.

Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.

Tra cứu