Chảy máu vùng kín là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị

Đã đăng 28/05/2020

Chảy máu vùng kín là một hiện tượng bất thường khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy nguyên nhân gây chảy máu vùng kín là gì? Chảy máu vùng kín có phải dấu hiệu của bệnh về phụ khoa nguy hiểm không? Cách điều trị các vấn đề này như thế nào? Những thông tin này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Chảy máu ở vùng kín là gì?

Chảy máu vùng kín là hiện tượng vùng kín ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Máu chảy ra có thể xuất phát từ âm hộ, âm đạo hoặc cổ tử cung.

Tùy vào từng nguyên nhân mà chảy máu hơn tiếng có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Đồng thời chị em có thể gặp phải các triệu chứng khác như: đau rát vùng kín, rối loạn tiểu tiện, hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Dựa trên những dấu hiệu đi kèm này, bác sĩ sẽ chẩn đoán và làm xét nghiệm cần thiết để tìm hiểu đúng nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Nguyên nhân chảy máu vùng kín là gi?

Theo các bác sĩ phụ khoa, chảy máu vùng kín do rất nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm:

  1. Do viêm nhiễm phụ khoa

Cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm sẽ rất dễ bị tổn thương và chảy máu do các tác động khác nhau, nhất là khi quan hệ tình dục. Mức độ viêm nhiễm càng nặng thì càng dễ xảy ra hiện tượng chảy máu.

  1. Rối loạn nội tiết tố

Sự mất cân bằng giữa các hormone nội tiết gây ra rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng kín chảy máu bất thường. Vì Để xác định điều này, chị em phải làm xét nghiệm kiểm tra hệ nội tiết xem xét mức độ mất cân bằng nội tiết tố.

  1. Quan hệ tình dục

Đôi khi chảy máu vùng kín có thể do tác động vật lý khi quan hệ tình dục. Quan hệ thô bạo có thể gây tổn thương niêm mạc âm đạo cổ tử cung và gây chảy máu vàng kín. Quan hệ lầu đầu gây rách màng trinh cũng gây ra chảy máu vùng kín.

  1. Biểu hiện sẩy thai

Chảy máu vàng kín ở phụ nữ mang thai còn là dấu hiệu của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trong thai kỳ, bạn nên đi khám kịp thời.

  1. Dùng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai dùng trong một thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ chảy máu vùng kín. Nếu đang sử dụng loại thuốc tránh thai nào đó và bị hiện tượng này, bạn nên tư vấn với bác sĩ thay đổi loại thuốc khác hoặc áp dụng biện pháp tránh thai khác.

  1. Do phá thai

Sau phá thai, phụ nữ bị ra máu vùng kín trong 1 đến 2 tuần tuổi, tùy thuộc vào phương pháp phá thai. Những ngày đầu máu sẽ ra nhiều, sau đó giảm dần. Tuy nhiên nếu máu ra nhiều trong thời gian dài kèm theo mùi hôi khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm.

  1. Do một số bệnh

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng đông máu và cũng khiến vùng kín ra máu bất thường như:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Suy buồng trứng sơ cấp
  • Tiểu đường
  • Giảm tiểu cầu
  • Viêm gan
  • Sốt xuất huyết
  • Bạch huyết
  • Dùng các thuốc chống đông
  • Corticoid kéo dài.

Chảy máu vùng kín là bệnh gì?

Chảy máu vùng kín là dấu hiệu của nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán thích hợp để tìm hiểu chính xác nguyên nhân.

  1. Chảy máu vùng kín do viêm âm đạo

Đây là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây ra. Khi bị viêm nhiễm, niêm mạc âm đạo rất dễ bị tổn thương do quan hệ tình dục và gây chảy máu vùng kín. Bệnh cũng có các triệu chứng khác như: khí hư có mùi hôi, đi tiểu đau rát, ngứa ngáy vùng kín.

  1. Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến cho các bộ phận này bị sưng tấy và tổn thương. Vùng viêm nhiễm rất dễ bị chảy máu khi quan hệ tình dục. Ngoài ra bệnh cũng đi kèm các triệu chứng như đau bụng dưới, khí hư có mùi hôi.

  1. U xơ tử cung

Đây là những khối u bất thường hình thành ở tử cung với nhiều kích thước khác nhau. Bệnh gây ra hiện tượng chảy máu bất thường, bụng to, đau tức vùng chậu sau khi quan hệ tình dục. Khi khối u lớn để lên bảng quang sẽ khiến người bệnh bị đi tiểu nhiều lần, tiểu đau buốt hoặc bị táo bón.

  1. Viêm vùng chậu

Đây là viêm nhiễm ở các cơ quan vùng chậu bao gồm: tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Những bệnh lý này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số triệu chứng để nhận biết bệnh bao gồm khí hư ra nhiều, đau lưng, đau bụng dưới.

  1. Bệnh xã hội

Chảy máu vùng kín bất thường cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xã hội nguy hiểm: giang mai, sùi mào, lậu. Đây là những bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Người có quan hệ với nhiều người, quan hệ với đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như gái mại dâm là đối tượng dễ bị mắc bệnh xã hội nhất. Triệu chứng điển hình của các bệnh này bao gồm mọc mụn bất thường, chảy mủ vùng kín.

Chảy máu vùng kín có nguy hiểm không?

Để biết chảy máu vùng kín có nguy hiểm hay không cần dựa vào nguyên nhân gây ra. Nếu chảy máu vùng kín do những hiện tượng sinh lý bình thường thì không ảnh hưởng quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu do các bệnh về phụ khoa nguy hiểm gây ra thì người bệnh có thể phải chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cụ thể hiện tượng chảy máu vùng kín có thể gây ra những tác hại sau:

  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
  • Mùi hôi vùng kín khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng đến hoạt động tình dục.
  • Viêm nhiễm phụ khoa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội thông qua quan hệ tình dục không an toàn.
  • Các bệnh phụ khoa nguy hiểm có thể gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

Cách điều trị chảy máu vùng kín đơn giản

Dưới đây là các phương pháp điều trị chảy máu vùng kín tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra:

  1. Điều trị viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo thường được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc đặt. Liệu trình điều trị từ 7 đến 14 ngày, tùy vào tình trạng của bệnh. Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh nặng có thể áp dụng các biện pháp ngoại khoa như chiếu ánh sáng oxy gen.

Đọc thêm: Viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

  1. Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung phát triển thành 3 cấp độ, phân theo diện tích viêm nhiễm.

  • Viêm lộ tuyến cấp độ 1: diện tích viêm nhiễm khoảng 30% diện tích cổ tử cung
  • Viêm lộ tuyến cấp độ 2: viêm nhiễm khoảng 50-70%
  • Viêm lộ tuyến cấp độ 3: viêm nhiễm > 70%

Viêm lộ tuyến cấp độ 1 được điều trị chủ yếu bằng thuốc đặt âm đạo.  Còn viêm lộ tuyến cấp 2, 3 sẽ phải điều trị bằng các biện pháp ngoại kho như đốt điện, đốt lạnh, đốt laser.

  1. Điều trị bệnh polyp cổ tử cung

Bệnh Polyp cổ tử cung được điều trị bằng nhiều phương pháp bao gồm:

  • Dùng thuốc tây: Đây là biện pháp điều trị tạm thời nhằm thu nhỏ khối polyp.
  • Nạo buồng tử cung: Biện pháp này sử dụng một thiết bị nạo bằng kim loại đưa vào lòng tử cung để loại bỏ khối u.
  • Phẫu thuật nội soi: Đưa thiết bị phẫu thuật vào bên trong cổ tử cung để cắt bỏ khối polyp, phương pháp này ít khi tổn thương, sau điều trị người bệnh phục hồi nhanh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung: Trong trường hợp khối polyp to hoặc không thể phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ khối polyp hoặc cổ tử cung. Phương pháp này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
  1. Điều trị u xơ tử cung

Tùy vào vào kích thước và số lượng khối u, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp bao gồm:

  • Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp dùng thuốc để gây ức chế rụng trứng. Khi buồng trứng không tiết estrogen, khối u sẽ bị teo nhỏ đi và hạn chế phát triển. Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp: khối u nhỏ, thu nhỏ khối u để phẫu thuật hoặc trường hợp không thể phẫu thuật.

  • Điều trị ngoại khoa

Khi khối u lớn phải chỉ định phẫu thuật, có 2 hình thức thực hiện là:

Cắt bán phần hoặc toàn phần: lọa bỏ toàn bộ khối u, điều trị triệt để các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên phương pháp này có thể để lại sẹo và gây ảnh hưởng đến hcu kỳ kinh nguyệt hoặc khả năng mang thai.

Phẫu thuật nội soi để bóc nhân xơ: có 2 cách để thực hiện là nội soi đường bụng và đường âm đạo. Biện pháp này bảo toàn được tử cung nên không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

  1. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Các biện pháp để điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Liệu pháp thay thế hormon

Đây là biện pháp sử dụng hormone nội tiết tổng hợp thay thế cho lượng hormone tự nhiên. Nó đem lại hiệu quả nhanh chóng, giúp cân bằng hormone nội tiết và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Phương pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ mãn kinh hoặc người bi suy giảm buồng trứng.

  • Bổ sung estrogen từ bên ngoài

Đây là cách bổ sung estrogen qua đường miệng, âm đạo hoặc qua tiêm. Biện pháp này chỉ được thực hiện dưới sự chỉ đạo của bác sĩ. Biện pháp này thực hiện trong thời gian dài, không đúng chỉ định có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

  • Các bài thuốc đông y

Ngoài các biện pháp tây y thì trong đông y cũng có nhiều bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn đang nghi ngờ mình có những dấu hiệu trên, ấn [TẠI ĐÂY] các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp cho bạn hoàn toàn miễn phí 24/24h.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị chảy máu vùng kín. Có thể thấy rằng hiện tượng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân có cả sinh lý và bệnh lý. Vì vậy chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu bị chảy máu vùng kín, bạn nên theo dõi các dấu hiệu bất thường và sớm thăm khám để điều trị.

nguồn: http://dakhoaquoctehanoi.webflow.io/

Tra cứu