Són tiểu là gì? Nguyên nhân & Khắc phục tình trạng són tiểu ở nữ
Dương Thu Hằng Đã đăng 05/12/2018
Khi phụ nữ bị són tiểu chị em nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hiện tại của mình. Bổ sung nhiều vitamin C, magie hay uống nước đầy đủ và các bài tập cơ sàn chậu giúp giảm són tiểu ở nữ hiệu quả.
Són tiểu là thuật ngữ miêu tả cho hiện tượng nước tiểu rõ rỉ một cách không kiểm soát. Cũng không sai nếu so sánh són tiểu giống với “đái dầm” ở trẻ.
Ở phụ nữ, triệu chứng són tiểu thường xuất hiện mỗi khi cơ thể chị em có những hoạt động mang tính đột xuất như:
- ho;
- hắt hơi;
- cười;
- đi lại;
- tập luyện thể thao;
- nâng vật nặng;
- thay đổi tư thế.
Són tiểu có thể xảy ra cả ở phụ nữ trẻ tuổi hay lớn tuổi, độ tuổi gặp són tiểu nhiều nhất thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh (> 27 tuổi).
Việt Nam có tới 15-20% phụ nữ có biểu hiện són tiểu ở độ tuổi sinh đẻ. Trong đó tỷ lệ phụ nữ lớn tuổi mắc són tiểu gia tăng theo thời gian, số lần sinh và trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Lý giải cho vấn đề này có thể là do vùng mô liên kết ngoài niệu đạo yếu đi kéo theo sự nâng đỡ cũng kém dần. Ngoài ra cơ vòng của niệu đạo bị tổn thương cũng là nguyên nhân khiến chị em bị són tiểu và những vấn đề này thường bắt nguồn từ những yếu tố như:
- Do mang thai và sinh nở nhiều lần;
- Thời gian nghỉ hậu sản ít;
- Do tuổi tác;
- Mãn kinh hoặc thiếu estrogen;
- Béo phì;
- Làm việc căng thẳng;
- Chơi thể thao quá độ;
- Thường xuyên khiêng vác nặng;
- Bị các bệnh phải rặn lâu ngày như táo bón;….
Phụ nữ cần làm gì khi bị són tiểu?
Khi bị nước tiểu rò ra ngoài không theo ý muốn, các chị em thường xuyên phải đối mặt với cảm giác khó chịu, mệt mỏi, từ đó làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nếu để kéo dài, nó còn gây ra nhiều hệ lụy khác cả về sức khỏe lẫn cuộc sống.
Theo các chuyên gia y tế, khi gặp phải tình trạng trên, các chị em nên chú ý đến những vấn đề sau:
Sử dụng băng thấm tiểu để giữ vệ sinh
Với các chị em thường xuyên tiểu không kiểm soát thì việc sử dụng băng thấm nước tiểu là điều được khuyên dùng.
Các chuyên gia cho biết, băng thấm tiểu là loại băng được thiết kế chuyên biệt với lõi thấm siêu tốc 1s, có khả năng thấm hút nhanh chóng, gấp 3 lần băng vệ sinh hàng ngày.
Sử dụng băng thấm tiểu không chỉ giúp phụ nữ són tiểu giữ vệ sinh vùng kín, giảm nguy cơ viêm nhiễm mà còn tránh khỏi cảm giác ẩm ướt và mùi hôi do nước tiểu rỉ ra, giúp mang lại sự tự tin trong sinh hoạt và cuộc sống.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nhiều người thường cho rằng nếu hạn chế uống ít nước thì sẽ đi tiểu ít hơn từ đó sẽ ít bị són tiểu hơn. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm vì nếu các bạn không uống nước đủ sẽ làm nồng độ nước tiểu đặc hơn, gây kích ứng niêm mạc bàng quang và dẫn tới đi tiểu nhiều hơn.
Bên cạnh đó, uống không đủ nước còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu và táo bón. Đây đều là những nguyên nhân khiến tình trạng són tiểu trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo các chị em nên chú ý uống đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng từ 6-8 cốc) để cải thiện tình trạng són tiểu hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Người bị đái tháo đường hay thừa cân, béo phì là những đối tượng thường gặp chứng són tiểu.
Do đó, để phòng tránh nguy cơ bị són tiểu cũng như khắc phục tình trạng này, các chị em nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ.
Các bạn nên hạn chế các thực phẩm có khả năng kích thích bàng quang cao như đồ uống có ga, cà phê, đồ chua, đồ cay, thực phẩm chế biến sẵn và không hút thuốc lá.
Bên cạnh đó, hãy chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và kiểm soát lượng đường máu, cholesterol ở mức cho phép và duy trì huyết áp ổn định.
Tập luyện các bài tập Kegel
Theo các chuyên gia, bài tập Kegel được xem là một giải pháp vật lý hiệu quả giúp điều trị chứng són tiểu ở nữ giới. Những bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh sàn cơ chậu cho chị em để từ đó tăng cường chức năng của bàng quang và giữ nước tiểu khỏi rò rỉ ra bên ngoài.
Bài kegel có 2 cách luyện tập cơ bản:
- Cách 1: Trong lúc đang đi tiểu, chị em chủ động dừng lại để nước tiểu không chảy ra nữa.
- Cách 2: Lúc bình thường (ngoài lúc đi tiểu), các bạn hãy co – giữ cơ sàn chậu trong trung bình 10 giây rồi thả lỏng trong 3 giây, lặp lại động tác này khoảng 12 lần.
- Các chị em có tập kegel nhanh chậm khác nhau nhưng phải luôn nhớ thắt vào và thả ra từ từ. Nếu thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5 phút đều đặn, các bài tập sẽ cho kết quả tốt trong khoảng 8 tuần.
Việc áp dụng những phương pháp nêu trên sẽ phần nào giúp các chị em cải thiện và kiểm soát được chững són tiểu khó chịu cũng như phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, với những trường hợp bị són tiểu do các bệnh lý ở đường tiết niệu gây ra (viêm đường tiết niệu, tiểu đường, sỏi tiết niệu…) thì ngoài việc áp dụng các cách trên thì các chị em nên điều trị bằng các phương pháp khoa học khác tại các cơ sở y tế, nhất là với những trường hợp bị són tiểu nặng.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp y học hiện đại giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng són tiểu cho phụ nữ như sử dụng thuốc, mổ nội soi, mổ bụng hoặc ngả âm đạo, đặt ống thông tiểu ngắt quãng…
Tùy vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp nhất, giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện được chứng són tiểu đầy khó chịu và lấy được sự cân bằng trong cuộc sống.