Hội chứng kích thích bàng quang là gì?

Đã đăng 12/01/2019

hội chứng kích thích bàng quang

Theo thống kê, khoảng 15% dân số thế giới mắc phải hội chứng kích thích bàng quang. Khi gặp phải hội chứng trên, người bệnh thường có cảm giác đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, trong đó, 9-10% trường hợp tiểu són khi mắc tiểu.

Bàng quang được ví như “bể chứa” nước tiểu. Khi bàng quang đầy, các bạn sẽ có cảm giác muốn tiểu. Khi đi tiểu, bàng quang sẽ co bóp tống hết nước tiểu ra ngoài. Người bình thường đi tiểu khoảng 4-6 lần mỗi ngày.

Nếu bạn cảm thấy thường xuyên mắc tiểu, tiểu đêm nhiều lần thì có thể bàng quang đang phải làm việc “quá sức”.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng kích thích bàng quang

Hội chứng bàng quang kích thích thường khó kiểm soát việc đi tiểu, nghĩa là tiểu không tự chủ. Với các triệu chứng đặc trưng như:

  • Tiểu gấp, tiểu són là cảm giác bệnh nhân đi tiểu ngay, không thể nhịn.
  • Mỗi ngày đi tiểu hơn 8 lần, mặc dù không uống nhiều nước, bia rượu, chứng tỏ bạn đang có dấu hiệu hội chứng bàng quang kích thích.
  • Mỗi đêm có thể nhiều hơn 2 lần đi tiểu khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Đến nay, hội chứng bàng quang kích thích được xác định do hệ thống thần kinh chi phối bàng quang hoạt động không ổn định, từ đó khiến bàng quang không tự co bóp.

Ngoài ra, hội chứng này có thể liên quan đến tuổi cao, béo phì, tổn thương thần kinh ngoại biên do tiểu đường, tai biến mạch máu não, phì đại tuyến tiền liệt hoặc bệnh Parkinson…

Điều trị hội chứng kích thích bàng quang như thế nào?

Tiến sĩ – bác sĩ CKII Nam học – ngoại tiết niệu Vũ Đình Cầu, nguyên chủ nhiệm bộ môn Ngoại tiết niệu tại Bệnh viện 103 – Học viện Quân y, là thành viên Ban thư ký hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam, đang làm việc tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết:

“Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy, xét nghiệm vi sinh học để xác định loại vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ để đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh để có phác đồ điều trị phù hợp.”

Điều trị nội khoa:

Để giảm sự kích thích bàng quang nên dùng thuốc chống co thắt cơ trơn dựa theo kháng sinh đồ hoặc phác đồ điều trị của bộ Y tế.

Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh có thể tiêm một loại thuốc đặc biệt vào cơ bàng quang qua thủ thuật nội soi nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật đặt điện cực kích thích thần kinh nhằm cải thiện khả năng lưu trữ và giảm áp lực ở bàng quang.

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả cao nhưng chi phí tốn kém, người bệnh nên cân nhắc.

Ngoài ra, các bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, một số bài tập tăng cường cho cơ sàn chậu, cơ thắt niệu sẽ giúp loại bỏ những cơn co thắt bất thường ở bàng quang, từ đó cải thiện hội chứng kích thích bàng quang hiệu quả.

Tra cứu