Bệnh Aids là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
admin Đã đăng 17/09/2020
AIDS là “án tử” đối với người mắc bệnh. Do đây là giai đoạn muộn của HIV, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Theo thống kê của WHO (tổ chức y tế Thế giới), số người chết vì AIDS vào năm 2018 trung bình khoảng 770.000 người [570.000 – 1.100.000]. Tại sao AIDS lại nguy hiểm đến vậy? Cùng tìm hiểu về bệnh Aids là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhé.
Bệnh Aids là gì?
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch, có tên tiếng Anh là Acquired Immuno Deficiency Syndrom. Nguyên nhân gây ra hội chứng này do virus HIV gây nên.
Khi mắc virus HIV, người bệnh sẽ bị phá hủy hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó, cơ thể sẽ yếu đi và dễ mắc vác bệnh viêm nhiễm, nấm. Chính vì vậy, người bệnh dễ mắc các bệnh như: ung thư, nhiễm trùng cơ hội do không còn sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi HIV diễn biến nặng và mắc những bệnh khác sẽ được chẩn đoán là bị AIDS. AIDS là giai đoạn nặng nhất đối với người bị nhiễm virus HIV.
Giai đoạn phát triển của AIDS?
Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp tính, sau 2 – 4 tuần khi nhiễm virus.
Giai đoạn 2: Giai đoạn mãn tính
Giai đoạn 3: AIDS
Người nhiễm HIV nếu không được điều trị thì có thể tiến triển thành AIDS trong vòng 10 năm. AIDS được biết đến là giai đoạn cuối của HIV. Để phát triển thành AIDS, người bệnh phải nhiễm HIV. Tuy nhiên, không có nghĩa là ai nhiễm HIV cũng sẽ chuyển thành AIDS nếu được kiểm soát tốt. Nhưng không phải người nào bị nhiễm HIV cũng sẽ bị AIDS.
Nguyên nhân gây bệnh AIDS?
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh AIDS là do virus HIV gây ra. Có rất nhiều con đường lây nhiễm HIV/AIDS. Cụ thể như sau:
- Đường máu: Người bệnh sử dụng chung kim tiêm, kim truyền, ống chích với người nhiễm virus hoặc nhận máu của người nhiễm HIV khi chưa qua sàng lọc.
- Đường tình dục: Đây là con đường phổ biến gây ra bệnh AIDS. Virus xâm nhập thông qua dịch tiết âm đạo và tinh dịch khi có quan hệ tình dục không an toàn, Virus sẽ thông qua những tổn thương ở mô trong quá trình quan hệ, xâm nhập vào cơ thể người bình thường.
- Đường từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm virus khi mang thai có thể truyền cho con trước hay sau khi sinh hoặc khi cho con bú.
Rất nhiều người lo sợ rằng Virus gây AIDS có thể lây truyền qua không khí, dùng chung khăng mặt hay khi ăn uống chung. Tuy nhiên, nếu có vết thương hở tiếp xúc với máu của bệnh nhân trên các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày sẽ có khả năng lây bệnh.
HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là do đâu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết. nguyên nhân HIV được chẩn đoán chuyển sang giai đoạn AIDS bắt nguồn từ:
- Số lượng tế bào CD4: Virus HIV giết hết tế bào CD4 – tế bào bạch cầu này đóng vai trò bảo vệ cơ thể và chống lại các virus gây bệnh. Khi cơ thể càng ít tế bào T CD4, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi. Theo thống kê, ở người trưởng thành khỏe mạnh chứa số lượng CD4 từ 500 – 1.500 tế bào/mm3. Còn đối với bệnh nhân nhiễm virus HIV số lượng CD4 suy giảm chỉ còn dưới 200 tế bào/mm3 sẽ được chẩn đoán mắc AIDS.
- Mắc nhiều bệnh tật: Khi bệnh nhân được chẩn đoán đã chuyển sang giai đoạn AIDS nếu bị nhiễm HIV sẽ kèm theo các bệnh như: nhiễm trùng cơ hội, ung thư…
Bệnh AIDS có biểu hiện gì?
Khi bị nhiễm virus HIV nếu không được phát hiện và có phác đồ điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị phá hủy và không còn khả năng chống lại bệnh tật. Như vậy, sẽ tiến triển thành AIDS. Dấu hiệu của bệnh AIDS bao gồm:
Tới giai đoạn cuối của HIV là AIDS có thể xuất hiện các triệu chứng do HIV gây ra hoặc do các vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào cơ thể khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Giai đoạn này sẽ xuất hiện các nhiễm trùng do vi sinh vật cơ hội gây ra hoặc các khối u lây lan trong cơ thể dẫn đến gặp các bệnh và có triệu chứng như:
- Mắc các bệnh ung thư như: Ung thư phổi, thận, ung thư hạch bạch huyết…
- Nhiễm nấm Candida
- Bệnh lao
- Bệnh herpes có những triệu chứng như: sưng đau miệng, âm đạo và da…
- Viêm màng não do Cryptococcus
- Tiêu chảy mãn tính
- Đau họng và tưa miệng
- Nhiễm nấm âm đạo và tái phát nhiều lần
- Mệt mỏi, đau đầu
- Dễ bị bầm tím
- Sốt và ra mồ hôi ban đêm
- Các tuyến ở cổ họng, nách, háng bị sơ cứng, sưng đau.
- Ho khan kéo dài, khó thở
- Miệng, mũi, âm đạo, hậu môn bị chảy máu không rõ nguyên nhân.
- Suy giảm chức năng thận, giảm trí nhớ
- …
Bệnh AIDS sống được bao lâu?
Với câu hỏi khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS sống được bao lâu? Thực tế, khi bị nhiễm virus HIV đối với những bệnh nhân có triệu chứng ngay khi nhiễm bệnh sẽ tử vong nhanh hơn, so với những người chưa có triệu chứng.
Nếu bạn bị nhiễm bệnh vào khoảng năm 16 – 24 tuổi nhưng không được điều trị thuốc, bạn có thể sống thêm khoảng 15 năm. Còn đối với những bệnh nhân nhiễm bệnh từ 35 tuổi trở lên, thời gian sống chỉ khoảng 6 năm. Bao gồm cả giai đoạn đã chuyển sang AIDS.
Khi không được dùng thuốc điều trị, người mắc bệnh AIDS có thời gian sống kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào các biện pháp hỗ trợ điều trị. Có nghĩa là, nếu được dùng thuốc kịp thời trong giai đoạn đầu. Cùng với suy nghĩ tích cực và đời sống sinh hoạt lành mạnh thì người bị AIDS sống được lâu hơn.
Cách điều trị bệnh AIDS
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh AIDS mà chỉ có thuốc ức chế sự nhân lên của virus trong cơ thể. Điều trị triệu chứng của các bệnh cơ hội do vi sinh vật cơ hội gây ra.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện sức khỏe kéo dài giai đoạn HIV chuyển sang AIDS.
Y học hiện đại phát triển, các nhà khoa học cũng đang cố gắng nghiên cứu tìm ra các loại thuốc giúp đỡ trong việc điều trị HIV/AIDS. Hy vọng tương lai gần AIDS sẽ không còn là vấn nạn toàn cầu.
Các loại thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thường là:
- Thuốc chống virus: các chất ức chế phiên mã ngược (idovudine, lamivudine, didanosin, zalcitabine, stavudine và abacavir), ức chế protease (saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, amprenavir, lopinavir và atazanavir.), ức chế hòa nhập (enfuvirtide)
- Thuốc điều hòa miễn dịch: tăng cường hệ miễn dịch như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,…
- Thuốc phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội
Những việc cần làm khi phát hiện mình bị nhiễm HIV/AIDS
Nếu không may kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus HIV, bạn phải thật bình tĩnh để nghe các lời khuyên từ phía bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Dưới đây là những lời khuyên bạn có thể tham khảo khi biết mình đã nhiễm HIV:
- Bạn không nên quá hốt hoảng, HIV không phải là một tệ nạn xã hội, thực tế vẫn có nhiều người nhiễm HIV khỏe mạnh và sống hạnh phúc trong nhiều năm thậm chí vài chục năm.
- Thông báo đến các trung tâm tư vấn HIV/AIDS để nhận được những lời khuyên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề tiết lộ danh tính.
- Dừng hoạt động tình dục không an toàn và thông báo cho những người bạn tình của mình về tình trạng bệnh.
- HIV/AIDS hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên bạn sẽ được kê đơn thuốc làm chậm quá trình phát triển của virus HIV. Nhiệm vụ của bạn là phải uống thuốc đúng giờ và đúng liều để có thể ngăn chặn tối đa sự phát triển của virus.
Phòng ngừa HIV/AIDS như thế nào?
Không có vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm HIV và không có thuốc chữa AIDS. Nhưng bạn có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bị nhiễm trùng bằng cách:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su mới mỗi khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo. Phụ nữ có thể sử dụng bao cao su nữ. Trong quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng bao cao su không cắt, hở hoặc tấm bảo vệ miệng – một miếng cao su y tế.
- Xem xét sử dụng thuốc Truvada: Thuốc emtricitabine-tenofovir (Truvada) có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục ở những người có nguy cơ rất cao. Bạn cần phải thực hiện nó mỗi ngày. Nó không ngăn ngừa các STI khác, vì vậy bạn vẫn cần quan hệ tình dục an toàn. Nếu bạn bị viêm gan B, bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ và làm kiểm tra chức năng gan trước khi bắt đầu trị liệu. Bạn cũng cần xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận trước khi dùng thuốc này.
- Nói với bạn tình nếu bạn bị nhiễm HIV: Điều quan trọng là nói với tất cả các bạn tình hiện tại và trong quá khứ nếu bạn bị nhiễm HIV. Họ cần phải được kiểm tra.
- Sử dụng bơm tiêm sạch: Nếu bạn sử dụng kim tiêm để tiêm thuốc, hãy đảm bảo rằng nó vô trùng và không dùng chung.
- Phụ nữ mang thai nhiễm HIV: Có thể truyền bệnh HIV cho con. Nhưng nếu được điều trị tốt trong thai kỳ, khả năng truyền bệnh sẽ giảm đáng kể.
- Cân nhắc cắt bao quy đầu nam giới: Có bằng chứng cho thấy cắt bao quy đầu ở nam giới có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV.
Địa chỉ xét nghiệm AIDS ở đâu uy tín?
Xét nghiệm AIDS là việc làm cần thiết để phát hiện mình có mắc bệnh hay không? Tuy nhiên, không phải tại bất cứ cơ sở y tế nào cũng cho kết quả chính xác tuyệt đối. Để tránh mất thời gian, chi phí cũng như mang những nỗi lo không đáng, tốt nhất chúng ta nếu đã có nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để làm xét nghiệm. Địa chỉ xét nghiệm HIV/AIDS ở đâu uy tín cũng là thắc mắc mà nhiều người quan tâm.
Tại Hà Nội, có nhiều cơ sở y tế khác nhau thực hiện làm xét nghiệm HIV. Trong số đó, để tiết kiệm thời gian, chúng ta có thể đến Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội. Phòng khám là một trong những cơ sở xét nghiệm HIV uy tín. Với hệ thống các thiết bị y tế chuyên nghiệp, hiện đại, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi nhiều kinh nghiệm sẽ đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng, bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân người bệnh. Ngoài ra, khi đến làm xét nghiệm AIDS tại đây, chúng ta cũng sẽ được tư vấn các thông tin về HIV/AIDS, hành vi nguy cơ, các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người thân, gia đình. Vậy, để xét nghiệm HIV/AIDS ở đâu uy tín, hãy đến Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh AIDS và địa chỉ xét nghiệm vệt tại Hà Nội mà chúng ta nên nắm được để có thể chủ động hơn trong việc tầm soát căn bệnh thế kỷ này. Để được tư vấn online giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí xin vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY.