Bà bầu bị ngứa vùng kín: biểu hiện thông thường nhưng không được xem thường

Đã đăng 02/11/2021

Bạn đang nghĩ rằng bầu bị ngứa vùng kín đơn thuần là do thay đổi nội tiết tố. Nhưng biểu hiện thông thường này lại là cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe phụ khoa, trong đó có các bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ngứa vùng kín là gì? Chúng có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể điều này trong nội dung về đây!

Bà bầu ngứa vùng kín: xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Cơ thể nữ giới thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai. Đây chính là những yếu tố khiến họ dễ gặp các vấn đề bất thường ở vùng kín. Cụ thể nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa vùng kín là:

Thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân đầu tiên gây ra các biểu hiện bất thường và vùng kín là thay đổi nội tiết tố. Khi mang thai, các hormone nội tiết tăng lên nhanh chóng khiến vùng kín tiết dịch nhiều hơn. Điều này khiến vùng kín luôn ẩm ướt và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Do đó nếu chị em không giữ cho vùng kín luôn khô ráo thì rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra việc mặc quần lót cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ngứa ngay vùng kín là biểu hiện nhiều điển hình nhất của các bệnh lý này. 

Bị trĩ do táo bón thai kỳ

Nội tiết tố thay đổi trong thời gian mang thai dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bà bầu thường bị táo bón và lâu ngày hình thành bệnh trĩ. Bệnh trĩ khiến người bệnh đau đớn hoặc chảy máu khi đi đại tiện. Ngoài ra, người bệnh còn bị ngứa ngáy vùng kín và xung quanh hậu môn. Để ngăn ngừa bệnh trĩ, bà bầu nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước và vận động thường xuyên hơn.

Viêm âm đạo

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bà bầu bị ngứa vùng kín là bệnh viêm âm đạo. Do nội tiết tố thay đổi, PH trong môi trường âm đạo cũng thay đổi. Cùng với đó là sự suy giảm miễn dịch trong thời gian mang thai tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Bà bầu thường bị viêm âm đạo do nấm hoặc vi khuẩn và các loại ký sinh trùng. Triệu chứng phổ biến của bệnh là âm đạo là vùng kín ngứa rát, ra khí hư ra có mùi hôi, đau rát khi đi tiểu…

Tuy không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng viêm âm đạo có thể lây lan đến các cơ quan bên trong tử cung và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Do đó đều mắc phải bệnh lý này, bạn phải điều trị triệt để để ngăn ngừa biến chứng.

Bà bầu ngứa vùng kín do rạn da

Rạn da là tình trạng phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai. Không chỉ khiến da mất thẩm mỹ hơn mà rạn da còn gây ngứa ngáy khó chịu. Vùng da bị rạn là bụng, mông, quanh mu và vùng bẹn. 

Do mắc bệnh tình dục

Nguyên nhân nguy hiểm không thể bỏ qua khiến bà bầu bị ngứa vùng kín là các bệnh xã hội như sùi mào gà, giang mai, lậu… Đây là các bệnh xã hội lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Nguyên nhân khiến bà bầu mắc bệnh có thể do mắc trước khi mang thai hoặc quan hệ với chồng mắc phải các bệnh lý này.

Triệu chứng nhận biết các bệnh xã hội là:

  • Khí hư có mùi hôi thối khó chịu
  • Vùng kín mọc mụn bất thường
  • Âm đạo chảy dịch mùi khó chịu
  • Đi tiểu rắt, tiểu buốt
  • Đau và chảy máu khi quan hệ tình dục

Các bệnh xã hội diễn biến rất nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả thai phụ nữ mang thai nhi. Do đó nếu nghi ngờ mình mắc bệnh xã hội, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám điều trị ngay.

Viêm đường tiết niệu

Bà bầu bị ngứa khi mang thai cũng sao bị viêm đường tiết niệu gây ra. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp trong giai đoạn này. Nguyên nhân gây bệnh là tử cung chèn ép lên bàng quang, làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu. Bà bầu thường bị đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt. Những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây ra viêm nhiễm.

Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh viêm đường tiết niệu là: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt tiểu buốt, đau bụng dưới, ngứa ngáy âm đạo… Ở mức độ nặng, người bệnh sẽ đi tiểu ra máu.

Do các nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý trên thì bà bầu ngứa vùng kín còn do các nguyên nhân sau:

  • Da trở nên gợi cảm hơn do việc tăng sinh mạch máu dưới da.
  • Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn do nội tiết tố thay đổi. Mồ hôi là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây ngứa ngáy. 
  • Bà bầu bị thiếu Vitamin B12

Bà bầu bị ngứa vùng kín: phải làm gì để tránh ảnh hưởng sức khỏe thai nhi

Khi xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, bà bầu nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Bạn không nên vay nữa để tránh gây tổn thương và khiến nhiễm nặng hơn. Đồng thời bạn nên mặc quần lót rộng rãi để tránh gây bí bách vùng kín. Ngoài ra trong thời gian này bạn cũng nên hạn chế ăn đường, vì đây là thực phẩm yêu thích của nấm. 

Nếu ngứa vùng kín do các bệnh lý phụ khoa gây ra thì bạn cần điều trị y tế càng sớm càng tốt. Do đó bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa sản để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân gây và điều trị. Đây là việc cần thiết để ngăn ngừa những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, có thể gây sảy thai sinh non hoặc khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý.

Bà bầu ngứa vùng kín sẽ được điều trị như sau:

  • Đặt thuốc âm đạo đối với các bệnh phụ khoa
  • Phẫu thuật hoặc áp dụng các biện pháp ngoại khoa với bệnh trĩ hoặc bệnh xã hội
  • Thoa các sản phẩm dưỡng ẩm để điều trị rạn da

Việc điều chỉnh các bệnh phụ khoa cho phụ nữ mang thai cần thận cẩn trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà. Để được tư vấn thêm về các biện pháp điều trị bệnh phụ khoa khi mang thai hãy click VÀO ĐÂY. Nhân viên tư vấn của tổng đài chăm sóc sức khỏe sinh sản Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc.

Tóm lại bà bầu bị ngứa vùng kín do các nguyên nhân sinh sinh lý nhưng chủ yếu là các bệnh lý. Vì vậy tình trạng này cần được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài đánh đề sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy đi thăm khám ngay. Hy vọng bài viết đã giúp bạn còn giải đáp các thắc mắc liên quan đến tình trạng mã vùng kín khi mang thai.

vn

Tra cứu