Sử dụng thuốc cường phế có tốt không?
Dương Thu Hằng Đã đăng 25/12/2018
Sử dụng thuốc cường phế đúng cách và đúng liều lượng sẽ rất tốt trong việc giảm được các triệu chứng ho, khó thở, tức ngực…của bệnh hen phế quản.
Dưới đây là thông tin chi tiết về cách sử dụng thuốc cường phế mà bạn nên biết.
Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản là tình trong sưng, viêm các cơ xung quanh khiến đường hô hấp bị thắt chặt. Từ đó, lượng không khí đi vào ít hơn nên bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khó thở, hụt hơi, tức ngực, ho.
Bệnh này không thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh nhân có thể khắc phục được tình trạng khó thở bằng thuốc nếu sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
Ở Việt Nam có khoảng 10 – 15% số người mắc bệnh so với toàn thế giới. Đây không chỉ riêng Việt Nam mà bệnh này cũng khá phổ biến trên nhiều quốc gia khác.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hem phế quản như: Di truyền, dị ứng phấn hoa, nấm mốc, thuốc lá…lâu ngày sẽ gây ra bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh hen phế quản là triệu chứng thở gấp, thở khò khè, nhịp tim nhanh và sự thu hẹp của phổi. Có nhiều hơn hen suyễn nguy hiểm sẽ khiến người bệnh khó khăn khi hô hấp, xanh xao, thậm chí tử vong do không thở được.
Những cơn hen suyễn nặng sẽ kéo dài đến hàng giờ, người bệnh sẽ có các dấu hiệu thở rít, thở chậm, thở bằng miệng. Với những cơn ho này sẽ tiềm ẩn các nguy cơ như suy hô hấp, suy tim và tử vong nhanh chóng.
Sử dụng thuốc cường phế có tốt không?
Trong quá trình điều trị bệnh hen phế quản điều quan trọng nhất là việc kiểm soát bệnh. Trên thực tế bệnh hen phế quản khó có thể điều trị dứt điểm.
Nhưng người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc cường phế để khắc phục chứng ho, tức ngực, khó thở ở người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để đạt được hiệu quả điều tị tốt nhất.
Hiện nay, các loại thuốc điều trị hen phế quản bao gồm các nhóm thuốc cường phế như:
- Nhóm cường beta 2 adrenergic
- thuốc kháng cholinergic
- Nhóm xanthine
Nhóm cường beta 2 adrenergic
Nhóm thuốc cường beta có tác dụng nhanh cắt cơn hen, giảm triệu chứng khó thở trong thời gian ngắn. Các loại thuốc này bao gồm: salbutamol, terbutaline…
Các loại tuốc có tác dụng chậm, và kéo dài bao gồm salmeterol, bambuterol, formoterol và indacaterol.
Nhóm thuốc kháng cholinergic
Các loại thuốc kháng cholinergic có tác dụng nhanh, trong thời gian ngắn bao gồm Ipratropium. Là các loại thuốc biệt dược chứa hoạt chất bao gồm atrovent, berodual, combivent …
Các thuốc tác dụng chậm, kéo dài bao gồm tiotropium, đây là loại thuốc có tác dụng ưu thế trên các thụ thể M1 và M3.
Nhóm xanthin thường được sử dụng với các nhóm cường beta 2 hay nhóm kháng cholinergic. Các loại thuốc này bao gồm thuốc uống theophyllin và thuốc diaphyllin truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
Điều trị bệnh hen suyễn Corticoid
Các thuốc corticoid sử dụng trên bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và hen phế quản. Thuốc có tác dụng hạn chế tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính của bệnh nhân. Nhờ đó giảm được tình trạng thắt hẹp đường thở. Thuốc Corticoid được chia thành 2 dạng như sau:
Corticoid đường phun: Đây là loại thuốc có tác dụng tốt trong việc điều trị hen suyễn. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng hen, cải thiện chức năng phổi, giảm hiệm tượng tăng phản ứng của đường dẫn khí, giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân. Các loại thuốc bao gồm: beclomethasone, budesolide, fluticasone…
Corticoid toàn thân: là thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân cao tuổi, có vấn đề về phối hợp tay, chân, miệng kém. Khi bệnh đã được kiểm soát các bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ dùng thuốc corticoid dạng phun.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cường phế
Khi sử dụng các loại thuốc cường phế trong điều trị hen phế quản bạn cần lưu ý một số thông tin sau để hạn chế tác dụng phụ tốt nhất của thuốc sau đây:
Sử dụng thuốc dạng xịt hen phế quản đúng cách sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Khi sử dụng thuốc xúc miệng dạng phun – hít bạn nên ngậm nước sạch sau đó ngửa cổ, xúc nhẹ nhàng để loại bỏ phần nước này ra khỏi miệng để tránh nhiễm nấm.
Điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc sẽ để lại ảnh hưởng xấu về sau.
Hi vọng với những thông tin chi tiết về tác dụng của thuốc cường phế trên đây, sẽ giúp các chị em hiểu được tác dụng cyar thuốc để chủ động trong việc sử dụng và điều trị bệnh cho bản thân.