10 thông tin về phá thai bằng thuốc cập nhật mới nhất

Đã đăng 03/07/2021

Nhiều chị em lựa chọn phá thai bằng thuốc để chấm dứt việc mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên vì không nắm rõ cách dùng, chống chỉ định của thuốc nên sau khi dùng đã gặp phải nhiều hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc. Để hiểu rõ hơn về việc phá thai bằng thuốc và những ảnh hưởng của phá thai bằng thuốc, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc là gì?

Phá thai bằng thuốc là biện pháp phá thai nội khoa, sử sụng hai nhóm thuốc phối hợp: Mifepristone và Misoprostol. Hiệu quả của biện pháp này rất cao. Phá thai bằng thuốc khiến thai phụ trải qua một chu trình gần giống như sảy thai. Tuy nhiên không phải ai cũng áp dụng được biện pháp này.

Tác dụng của thuốc phá thai

Khi sử dụng thuốc phá thai, đầu tiên thai phụ sẽ uống viên thuốc mifepriestone. Khi đi vào cơ thể, thuốc này sẽ ức chế hormone progesterone nên thai nhi không bám được vào thành tử cung, vì thế không phát triển được.

Sau 48 giờ, thai phụ tiếp tục uống viên misoprostol. Thuốc khiến cho tử cung co bóp nhằm đẩy thai nhi ra ngoài. Lúc này chị em sẽ bị chảy máu vài ngày, trong máu có lẫn thai nhi đã chết.

Điều kiện sử dụng thuốc phá thai

Không phải ai cũng sử dụng được thuốc phá thai. Loại thuốc này chỉ dùng cho những đối tượng thỏa mãn điều kiện sau:

– Thai nhi nhỏ hơn 7 tuần tuổi, có kích thước dưới 0.5mm.

– Thai nhi đã vào đến buồng tử cung.

– Thai phụ đảm bảo yếu tố sức khỏe, không mắc bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh phụ khoa, nội khoa…

Biện pháp dùng thuốc phá thai KHÔNG áp dụng cho các trường hợp sau:

– Thai nhi đã lớn hơn 7 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng).

– Thai nhi quá nhỏ, chưa vào đến tử cung của mẹ.

– Phụ nữ mắc các bệnh liên quan như: huyết áp, rối loạn đông máu, tim mạch, bệnh phổi, bệnh gan, bệnh thận, rối loạn co giật…

– Phụ nữ nghi ngờ đang mang thai ngoài tử cung.

– Phụ nữ đang đặt vòng tránh thai.

– Phụ nữ đang sử dụng thuốc steroid, thuốc chống đông máu.

– Phụ nữ dị ứng với các thành phần của thuốc tránh thai.

Ngoài ra, có một điều kiện quan trọng bạn cần lưu ý khi muốn phá thai bằng thuốc, đó là tìm đến một địa chỉ y tế đáng tin cậy, an toàn. Đó phải là nơi có các y bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, có bàn tay khéo léo khi thực hiện thủ thuật. Đó cũng là nơi đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo việc phá thai diễn ra chuẩn xác, đúng kỹ thuật. Nhờ đó, quá trình phá thai mới không xảy ra sai sót, rủi ro.

Xem thêm: https://www.rohm.com/web/kieukimthanh95/home/-/blogs/chi-phi-kham-phu-khoa-bao-nhieu-tien

Phá thai bằng thuốc có ảnh hưởng gì không?

Dùng thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, tuy thuốc phá thai đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cũng như tác dụng phụ cho chị em. Cụ thể như sau:

Gây dị ứng thuốc

Nếu dị ứng với thành phần của thuốc, bạn sẽ gặp phải các biểu hiện như mẩn ngứa, nổi mề đay, mệt mỏi, choáng váng, rối loạn huyết áp… Lúc này bạn cần ngưng sử dụng thuốc và tìm đến bác sĩ ngay để được xử lý, trước khi gặp phải những phản ứng dị ứng quá mẫn.

Buồn nôn, đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy

Đây là những triệu chứng có thể gặp phải khi bạn dùng thuốc phá thai và khi thai nhi bị sảy. Chúng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, sau đó sẽ hết nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu cần, bác sĩ có thể kê cho bạn vài loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Paracetamol. Bạn cũng có thể chườm khăn ấm hoặc chai nước nóng vào bụng cho đỡ đau.

Đau đầu và chóng mặt

Cảm giác đau đầu và chóng mặt sẽ xuất hiện khi bạn uống Misoprostol. Lúc này bạn không nên uống rượu hay cà phê. Tốt nhất bạn hãy uống nhiều nước và nước hoa quả để giảm triệu chứng.

Bị sốt kèm theo ớn lạnh

Cảm giác ớn lạnh và lên cơn sốt có thể bắt gặp ở một vài chị em khi dùng thuốc phá thai. Thông thường triệu chứng này sẽ chóng qua đi và không gây nguy hiểm gì với chị em.

Gây rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt

Buồng trứng của bạn sẽ bị tác động sau khi dùng thuốc phá thai. Lúc này việc tiết hormone sinh dục nữ của buồng trứng cũng bị ảnh hưởng, kéo theo triệu chứng rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết sẽ gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể gặp phải các tình trạng sau đó như vô kinh, thưa kinh, kinh trễ, rong kinh, thống kinh…

Ảnh hưởng đến tâm lý chị em

Nhiều người sau khi phá thai bằng thuốc trở nên ám ảnh, lo lắng, bồn chồn… Có người thậm chí còn trầm cảm, phải đi điều trị tâm lý, tinh thần.

Có thể bạn cần: Chi phí phá thai bao nhiêu tiền

Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

Phá thai bằng thuốc nếu lạm dụng có thể gây ra rất nhiều vấn đề tại tử cung người phụ nữ, đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Những tác hại của thuốc bao gồm:

Băng huyết, ra máu

Sau khi dùng thuốc phá thai, biểu hiện chung là chị em sẽ bị ra máu như khi hành kinh, có thể kèm cơn đau bụng. Cơn đau nặng nhẹ ra sao tùy thuộc vào cơ địa từng người. Tuy nhiên nếu ra máu nhiều ngày không dứt, máu ra ngày một nhiều hơn kèm theo đau bụng dữ dội thì bạn cần lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu băng huyết. Để lâu, tình trạng này gây thiếu máu, khiến bạn hôn mê, ngất xỉu… Có trường hợp mất máu quá nhiều còn gây đe dọa tính mạng thai phụ.

Thai vẫn chưa sảy, gây dị tật thai nhi

Sau khi dùng thuốc phá thai, có trường hợp thai nhi không bị sảy mà vẫn phát triển trong cơ thể. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của thuốc mà thai nhi bị dị tật. Lúc này bạn buộc phải thực hiện biện pháp phá thai khác.

Viêm nhiễm phụ khoa

Tuy dùng thuốc phá thai sẽ không trực tiếp can thiệp vào tử cung, song biện pháp này vẫn có thể gây ra những tổn thương nhất định. Tổn thương kéo dài không được điều trị, chảy máu lâu không dứt làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cho thai phụ.

Nguy cơ với người mang thai ngoài tử cung

Nhiều người mang thai ngoài tử cung mà không biết, chưa xác định rõ vị trí của khối thai đã dùng thuốc phá thai. Khi thai lớn, có khả năng làm vỡ tử cung, gây choáng và đe dọa tính mạng thai phụ. Vì lý do đó, trước khi phá thai bằng thuốc bạn cần siêu âm để xác định vị trí túi thai trước.

Phá thai bằng thuốc có bị vô sinh không?

Phá thai bằng thuốc không trực tiếp tác động đến tử cung nên không gây hiếm muộn vô sinh. Nhưng trong trường hợp phá thai bằng thuốc gây sót nhau sót thai, hành động nạo buồng tử cung sau đó để xử lý có thể làm buồng tử cung bị tổn thương. Ngoài ra khóa thai bằng thuốc cũng có khả năng gây nhiễm trùng, viêm nhiễm. Nếu không được điều trị, tình trạng này cũng khiến ống sinh dục của chị em gặp thương tổn.

Vì lý do đó, tốt nhất bạn nên đi khám thai từ sớm, tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi thực hiện phá thai. Sau khi phá thai, cũng cần tái khám để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Phá thai bằng thuốc: khi nào cần đến bệnh viện?

Sau khi phá thai bằng thuốc, bạn cần đến bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay khi thấy các triệu chứng sau:

– Trong 24 giờ sau khi uống viên thuốc phá thai thứ 2 không thấy chảy máu.

– Trong 1 – 2 giờ đầu tiên, máu chảy nhiều tới mức ướt 2 miếng băng vệ sinh.

– Trong 2 giờ đầu xuất hiện cục máu đông to.

– Đau bụng, đau lưng dữ dội không thuyên giảm qua thời gian, ngay cả khi đã uống thuốc giảm đau.

– Lên cơn sốt kéo dài hơn 1 ngày.

– Vùng kín có triệu chứng lạ, dịch âm đạo bốc mùi hôi, chuyển màu sắc và có trạng thái không bình thường.

Những dấu hiệu trên cho thấy việc phá thai có khả năng không thành công. Vì thế bạn cần đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Sau khi phá thai bằng thuốc bạn nên làm gì?

Theo các chuyên gia, sau khi phá thai bằng thuốc bạn nên lưu ý những điều sau:

Giảm đau tại nhà

Chườm ấm lên bụng, xoa lưng, tắm nước ấm… để giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu cần bạn có thể dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen để giảm đau và giảm tình trạng máu chảy.

Tái khám theo lịch hẹn

Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình hình sức khỏe của bạn sau khi phá thai, kiểm tra xem phá thai có thành công không. Nếu xảy ra biến chứng, bác sĩ phải can thiệp ngay để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bạn.

Theo dõi lượng máu chảy

Bạn nên sử dụng miếng lót sau khi phá thai để theo dõi lượng máu chảy xem có ra nhiều không. Sau đó, cũng cần lưu ý thời điểm chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại.

Lưu ý khi quan hệ tình dục

Thời gian đầu sau khi phá thai, bạn nên kiêng quan hệ tình dục để tử cung có thời gian hồi phục. Khi đã cảm thấy sẵn sàng và cơ thể đã khỏe trở lại, bạn mới nên quan hệ tình dục.

Ngăn ngừa mang thai trở lại

Hãy lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn trở lại sau khi phá thai bằng thuốc. Nếu cần bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn.

Lưu ý về dinh dưỡng, sinh hoạt

Để cơ thể mau chóng phục hồi, sau khi phá thai bằng thuốc bạn nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây cho chế độ ăn:

– Thực phẩm giàu protein để tái tạo tế bào máu và phục hồi cơ thể.

– Thực phẩm giàu canxi, đồng thời bổ sung vitamin D để cơ thể hấp thu canxi.

– Hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

– Thực phẩm giàu sắt để tái tạo tế bào máu, ngăn ngừa thiếu máu sau khi phá thai.

Ngoài ra, bạn cũng cần áp dụng một lối sống, sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi và vận động thể thao nhẹ nhàng để cơ thể thêm khỏe mạnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp phá thai bằng thuốc và những tác hại của nó. Vì phá thai bằng thuốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nên nó cần thực hiện ở một cơ sở y tế chất lượng cao, có khả năng đảm bảo an toàn.

Tra cứu