Xét nghiệm Pap là gì?
Dương Thu Hằng Đã đăng 09/07/2019
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở người đã quan hệ tình dục. Nhưng với xét nghiệm Pap sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm nhất. Vậy Xét nghiệm Pap là gì và nên thực hiện khi nào?
Xét nghiệm Pap là gì?
Xét nghiệm Pap hay có tên gọi xét nghiệp phết tế bào cổ tử cung. Đây là phương pháp xét nghiệm tế bào hóa học, nhằm sàng lọc và tầm soát ung thư ở nữ giới. Không chỉ riêng ung thư vú mà tất cả các loại ung thư nếu sớm phát hiện, sẽ giúp ngăn các tế bào phát triển trên diện rộng.
Pap được thực hiện bằng cách lấy tế bào ở khu vực cổ tử cung để xét nghiệm. Chúng được nằm ở khu vực dưới tử cung và trên trên vùng âm đạo của phụ nữ.
Thực hiện xét nghiệm Pap rất quan trọng, bởi nó đem lại cơ hội chữa trị và khả năng sống cao hơn cho người bệnh. Bên cạnh đó, tránh việc các khối u nhanh chóng phát triển và lan rộng ra các vùng da khác.
Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu tế bào của nữ giới ở phòng dành riêng cho phụ nữ. Thao tác này chỉ mất vài phút thực hiện, Pap khá an toàn, không gây đau và diễn ra nhanh chóng. Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt đưa vào bên trong âm đạo. Nhờ đó bác sĩ có thể nhìn rõ bên trong tử cung và lấy phết tế bào tử cung. Đôi khi việc đưa mỏ vịt vào sẽ làm bạn đau một chút.
Bác sĩ đưa mỏ vịt vào âm đạo sau đó dùng chải mềm và các dụng cụ lấy tế bào cổ tử cung. Đối với xét nghiệm Pap, rất ít khi gây ra tình trạng tổn thương vùng kín.
Sau khi làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?
Theo Hiệp hội sản phụ khoa thì, chị em nên làm xét nghiệm Pap bắt đầu từ 21 – 29 tuổi và mỗi năm nên làm 1 lần. Đối phụ nữ ngoài 30 tuổi, thì dựa vào kết quả xét nghiệm HPV xem virus này có xâm nhập hay không, đây là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, nữ giới có thể thực hiện làm cả hai xét nghiệm Pap và HPV cùng lúc.
Trường hợp HPV là âm tính bạn nên làm làm Co-testing thay thế khoảng 5 năm một lần và làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần.
Trường hợp HPV dương tính tức là bạn đã nhiễm HPV, người bệnh nên làm Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.
Nếu các bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ nhiễm virus, các bác sĩ sẽ khuyên bạn làm Pap nhiều lần hơn với những trường hợp như:
- Được chẩn đoán có dấu hiệu của ung thư và tiền ung thư.
- Đã sử dụng thuốc tổng hợp estrogen.
- Nhiễm bệnh HIV.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm do đã hóa trị hoặc phẫu thuật, cũng như sử dụng thuốc corticosteroid.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
Tại sao cần phải làm lại Pap nhiều lần?
Xét nghiệm Pap là phương thức duy nhất để giúp chị em sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, mặc dù là chính xác nhưng không có phương pháp nào là hoàn hảo cả. Một số trường hợp hiếm vẫn nhận được kết quả xét nghiệm âm tính giả, tức là có tế bào ung thư nhưng không phát hiện ra qua xét nghiệm pap.
Việc thực hiện xét nghiệm Pap để tần soát ung thử cổ tử cung cần được áp dụng nhiều lần. Điều này giúp bạn sớm phát hiện được những nguy cơ có thể mắc bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Mong rằng với những gì chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi xét nghiệm pap là gì. Từ đó có cách bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.