Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Đã đăng 31/08/2020

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của chị em. Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất nhé.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì?

Đường tiết niệu thuộc hệ bài tiết, là đường nước tiểu từ cơ thể ra ngoài, chúng bao gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo có chức năng lọc và đưa chất thải lỏng (nước tiểu) ra ngoài. Viêm đường tiết niệu nữ là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại đường tiết niệu của nữ giới. Do đường niệu đạo ngắn và gần hậu môn nên dễ tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Phổ biến nhất là vi khuẩn Ecoli gây ra với những con đường chủ yếu như:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Do niệu đạo của nữ giới ngắn, nếu không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Vi khuẩn có thể từ hậu môn lây lan sang bộ phận sinh dục và viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ tình dục thô bạo hay không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.
  • Nhịn tiểu quá lâu: Nếu chị em nhịn tiểu quá lâu, bàng quang không hoàn toàn rỗng, sẽ gây ra bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai cấu trúc xương chậu của thai phụ có sự thay đổi. Điều này khiến chị em dễ mất nước hơn bình thường, vi khuẩn dễ xâm nhập vào hơn.
  • Do thực hiện phẫu thuật: quá trình phẫu thuật không đảm bảo an toàn gây viêm nhiễm.
  • Mãn kinh: Sau khi mãn kinh sự suy giảm estrogen gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến nữ giới dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Mắc bệnh xã hội như: giang mai, lậu,…cũng chính là thủ phạm gây viêm tiết niệu và các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục khác.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như: do bệnh sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,…

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ giới bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Cảm giác tiểu buốt, đi tiểu nhiều nhưng mỗi lần ra lượng nước rất ít khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.
  • Nước tiểu đổi màu sang vàng sẫm, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, càng ngày càng nặng mùi, thậm chí là có lẫn máu trong nước tiểu, đi tiểu ra máu.
  • Cảm giác đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau càng nghiêm trọng khi quan hệ tình dục và lây lan đến vùng xung quanh như vùng lưng và hông.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, sức đề kháng suy giảm dẫn đến dễ mắc các bệnh khác do vi khuẩn, nấm, virus.

Khi phát hiện các triệu chứng viêm đường tiết niệu, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Nhằm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, cũng như những nguy cơ lâu dài với sức khỏe, khả năng sinh sản.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm nhiễm đường tiết niệu hiếm khi dẫn đến các biến chứng. Nhưng không được điều trị hoặc sai cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Các biến chứng của viêm nhiễm đường tiết niệu có thể bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống: Các biểu hiện và triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu khiến cho không ít bệnh nhân cảm thấy khó chịu và lo lắng, gây ảnh hưởng về mặt tâm lý cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị bệnh: Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu nếu như không được phát hiện và trị bệnh kịp thời sẽ ngày một nặng hơn, thậm chí viêm loét và để lại mủ. Những tác nhân và vi khuẩn gây bệnh cũng có thể ngược dòng đến thận gây viêm thận, suy thận…
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Bệnh không chữa kịp thời vi khuẩn gây bệnh có thể lan tới buồng trứng, vòi trứng gây tắc vòi trứng, tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
  • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm bể thận) khi viêm nhiễm đường tiết niệu không được điều trị.

Chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào?

Các chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới gồm nhiều cách khác nhau. Đa phần là việc dùng nội khoa, hoặc nhiều người dùng các loại thảo dược để chữa trị. Các cách chữa viêm đường tiết niệu gồm:

  1. Thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu chủ yếu là các loại kháng sinh, thuốc lợi tiểu. Nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại cũng như:

  • Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì – Doxycycline

Thuốc Doxycycline là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline. Thuốc được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu  do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra.

Thuốc Doxycycline có 2 loại là thuốc uống và thuốc tiêm.

Cách dùng

  • Người bệnh nên uống thuốc ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn.
  • Nên uống từ 1-2 lần trên ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khi uống thuốc cần chuẩn bị một li nước đầy khoảng 24 ml.

Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau bụng; tiêu chảy; buồn nôn; hoặc nôn mửa.
  • Thậm chí, có người còn bị: Nhức đầu; chóng mặt; mờ mắt;
  • Sốt; ớn lạnh; đau nhức cơ thể….

 

  • Thuốc kháng sinh Trimethoprim – thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Thuốc kháng sinh Trimethoprim là một loại thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn. Đồng thời chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E.coli, Proteus, klebsiella, enterobacter,….

Thuốc có thể theo đường uống và tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch. Khi sử dụng thuốc Trimethoprim, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Bị ngứa toàn thân
  • Mờ mắt, chóng mặt
  • Tiêu chảy, chán ăn….

 

  • Thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh – Mictasol Bleu

Mictasol Bleu là loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng lượng Methemoglobin huyết.Công dụng của thuốc là sát khuẩn nhẹ, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu. Những thành phần có trong thuốc sẽ ngấm qua thành ruột đi vào máu và được thận bài tiết qua nước tiểu. Từ đó phát huy tác dụng tiêu diệt hết vi khuẩn ngay tại chỗ.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc chị em có thể gặp phải một số triệu chứng ngoài ý muốn như: Buồn nôn, ói mửa, tiểu khó, tiêu chảy và nước tiểu có màu xanh.

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc quá liều, quá thời gian quy định theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng thuốc quá liều sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

  1. Chữa viêm đường tiết niệu cho nữ giới bằng thảo dược

Nhiều chị em thường sử dụng những thảo dược có từ thiên nhiên, để điều trị viêm đường tiết niệu. Một trong những cách đó là:

  • Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

Dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu cũng là cách mà nhiều người áp dụng. Lá trầu có công dụng là kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt .

Từ lâu, trong y học lá trầu không đã dược sử dụng sản xuất chất khử trùng; khử mùi. Chính nhờ đặc tính sát khuẩn và tính chất khử trùng của lá trầu không. Vì thế, lá trầu không thường được sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu cho hiệu quả trị bệnh cao. Đây là cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng Đông y mà nhiều người sử dụng

Cách dùng:

  • Đầu tiên cần phải rửa sạch lá trầu không
  • Vò hoặc giã nát lá trầu không
  • Chắt lấy nước để rửa niệu đạo.

Lưu ý: lá trầu không có thể gây bỏng rát nên chúng ta không nên chà xát mạnh, gây tổn thương vùng kín.

  • Chữa viêm đường tiết niệu bằng nha đam

Nha đam hay lô hội có tính sát khuẩn, gây tê. Đặc biệt, lô hội có đặc tính chống viêm tốt nhờ các chất như axit salixylic, chromone C-glucosyl, enzym bradykinin. Do đó, nó có khả năng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Chính vì vậy, đây là cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo được mà rất nhiều chị em quan tâm.

Cách sử dụng:

  • Uống nước lô hội 2 ngày/lần để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm đường tiết niệu.
  • Chỉ nên dùng lớp thịt bên trong của lá nha đam, không dùng lớp vỏ và lớp nhựa vì phần này có chứa độc tố.
  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Không dùng cùng lúc với các thuốc nhuận tràng, không uống quá nhiều để tránh tổn thương gan.

 

  • Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây

Sử dụng nước rau mùi tây là một trong những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản được nhiều người lựa chọn. Mùi tây có chứa chất Apiozit có tác dụng lợi tiểu, giàu acid béo Omega-3 và Omega-6 giúp bảo vệ cơ thể và chống lại các loại viêm nhiễm tốt.

Không chỉ vậy, loại rau này còn giàu vitamin A, B, C, Natri, Kali, đặc biệt là Riboflavin, Thiamin giúp làm sạch thận và thải độc tố ra ngoài theo bằng đường tiểu. Do đó, chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược đừng bỏ qua rau mùi tây nhé.

Cách sử dụng:

  • Lấy vài lá rau mùi tây rửa sạch, đun sôi với nước.
  • Lọc bỏ bã, để nguội vừa uống, dùng trong ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt.
  • Không dùng cho người viêm loét dạ dày, chỉ sử dụng với liều lượng cho phép.

 

  • Chữa viêm đường tiết niệu bằng cây mã đề

Mã đề là một cây thuốc nam thông dụng có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Theo y học cổ truyền, mã đề tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố, có khả năng thanh phế nhiệt, làm mát máu, khử nhiệt, sáng mắt, thông mồ hôi.

Hỗ trợ điều trị tốt cho các chứng tắc tiểu, lợi tiểu mà không chạy khí, bệnh về tiết niệu đặc biệt là viêm nhiễm. Dùng mã đề là cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam rất hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Lấy 20g mã đề, 20 rễ cỏ tranh, 30g kim tiền thảo sắc uống ngày 1 thang hoặc hãm với nước sôi uống như chè.
  • Uống mỗi ngày, sử dụng liên tục trong một tuần sẽ thấy những dấu hiệu tích cực.

 

  • Chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng phương pháp Đông y

Các bài thuốc Đông y có tác dụng giãn mạch, lợi niệu, kháng viêm, làm thông niệu, rửa trôi các vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu một cách an toàn, hiệu quả, mà còn giúp điều trị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) mà kháng sinh điều trị không hiệu quả.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc chữa trị viêm đường tiết niệu được hiệu quả, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề khác như:

  • Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, thường xuyên tắm rửa
  • Nên thường xuyên thay quần lót, không mặc quần quá chật, chất liệu nên chọn loại thông thoáng
  • Uống nhiều nước và đi ngủ đúng giờ
  • Đi tiểu khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu
  • Rửa sạch vùng kín và hậu môn, rửa đúng cách và không được sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng tắm có nồng độ cao.
  • Quan hệ tình dục điều độ, sau giao hợp nên đi tiểu để vi khuẩn trôi khỏi đường niệu đạo
  • Sử dụng băng vệ sinh chất lượng tốt, nên thay băng thường xuyên vào những ngày có kinh nguyệt

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, đã giúp chị em bổ sung những thông tin thiết thực về với căn bệnh viêm đường tiết niệu. Từ đó, có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì, các bạn hãy liên hệ đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội theo số điện thoại 02437 152 152 – 0969 668 152 hoặc chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia hỗ trợ chi tiết.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Địa chỉ: Số 152 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc: Từ 8h đến 20h30 tất cả các ngày trong tuần

Tra cứu