[Tư Vấn] Viêm đường tiết niệu nên ăn gì nhanh khỏi?

Đã đăng 28/08/2020

Theo các chuyên gia, thay đổi chế độ ăn chính là một trong những cách tốt và dễ dàng nhất để khắc phục bệnh viêm đường tiết niệu. Nhưng viêm đường tiết niệu ăn gì tốt nhất vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thắc mắc viêm đường tiết niệu không nên ăn gì? Do đó, bài viết này được biên soạn để giúp các bạn hiểu rõ về những thực phẩm dành cho người bị viêm đường tiết niệu. Bài viết được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Thực phẩm dành cho người bị viêm đường tiết niệu

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể bạn. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể của mình. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Đối với người bị viêm đường tiết niệu, pH nước tiểu là một yếu tố quan trọng. Nó quyết định môi trường nước tiểu thích hợp hay không thích hợp với vi khuẩn gây bệnh. Một chế độ ăn tốt có thể điều chỉnh pH nước tiểu về trạng thái cân bằng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

Nhiều người thắc mắc viêm đường tiết niệu nữ nên ăn gì và viêm đường tiết niệu nam nên ăn gì? Thực ra, viêm đường tiết niệu ở nữ giới hay nam giới đều nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày:

  1. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch hiệu quả. Vì thế nó giúp hệ tiết niệu chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Cụ thể, vitamin C hạ pH nước tiểu xuống khiến vi khuẩn không thể sống sót. Ngoài ra, nó phản ứng với chất nitrat trong nước tiểu và tạo thành oxit nitơ, tham gia vào quá trình ngăn cản vi khuẩn phát triển.

Những thực phẩm giàu vitamin C điển hình như bưởi, bông cải xanh, cải xoăn…

  1. Thực phẩm giàu probiotic (men vi sinh)

Men vi sinh tốt cho đường ruột, không những thế chúng còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả. Có được điều này là nhờ men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, ức chế những vi khuẩn có hại. Vì thế, nó khôi phục sự cân bằng vi sinh vật trong cơ thể.

Bạn có thể bổ sung men vi sinh bằng cách sử dụng những thực phẩm lên men. Có thể kể đến là sữa chua, dưa muối, nấm sữa kefir, trà kombucha… Men vi sinh cũng được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng để bạn sử dụng.

  1. Nước lọc

Những người bị viêm đường tiết niệu nên uống đủ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày, tương đương với 1,5 – 2,5 lít nước đi vào cơ thể. Bởi nước lọc giúp lợi tiểu, và quá trình tiểu tiện có thể rửa trôi vi khuẩn trong đường tiết niệu. Để uống đúng cách, bạn nên uống thành từng ngụm nhỏ, có thể nhâm nhi cả ngày. Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc.

Nếu uống ít hơn, cơ thể mất nước có thể khiến nước tiểu cô đặc, gây hại cho hệ bài tiết. Hệ bài tiết tổn thương càng khiến vi khuẩn dễ tấn công hơn.

  1. Các loại trà thảo mộc

Trong trà xanh có chứa rất nhiều polyphenol, đây là chất có thể kháng khuẩn và chống viêm hữu hiệu. Ngoài ra, hợp chất Epigallocatechin (hay EGC) trong loại trà này còn có thể ức chế các chủng E. coli gây viêm đường tiết niệu hiệu quả. Tuy nhiên nếu dùng trà xanh, bạn nên dùng loại không có cafein.

Những thảo dược khác được bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh viêm đường tiết niệu như: trà hoa cúc, trà mùi tây, trà bạc hà…

  1. Nước ép nam việt quất

Đây là loại thức uống phổ biến dành cho người mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Trong loại quả này có chứa một loại chất có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn bám vào thành ống tiết niệu, đó là proanthocyanidin. Ngoài ra, nam việt quất cũng là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể người bệnh tăng cường hệ miễn dịch. Theo đó, bạn nên uống nước ép nam việt quất tự nhiên, không thêm đường.

  1. Tỏi

Tỏi được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian vì khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Có được điều đó là nhờ hợp chất allicin chứa trong tỏi. Để sử dụng tỏi, bạn có thể ăn tỏi sống, dùng tỏi trong các món ăn hàng ngày hoặc pha trà tỏi với đinh hương…

  1. Giấm táo

Giấm táo không chỉ giúp làm đẹp da mà còn có thể hỗ trợ bạn điều trị viêm đường tiết niệu. Trong giấm táo có chứa các enzyme, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Axit axetic có trong giấm táo cũng làm thúc đẩy các vi khuẩn có lợi phát triển.

Theo đó, bạn nên pha 2 thìa cafe giấm táo, 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh vào nước lọc, sau đó khuấy đều. Dùng nước này uống một ngày 2 lần có thể thấy hiệu quả. Tuy nhiên nếu cảm thấy nước tiểu khiến bạn nóng rát thì nên ngừng cách này lại.

  1. Bột baking soda

Với những người mắc viêm đường tiết niệu, tính kiềm tự nhiên trong bột baking soda có thể trung hòa nồng độ axit của nước tiểu. Theo đó, bạn hãy hòa 1 muỗng canh baking soda với 1 cốc nước lọc và uống. Sau khi uống, cảm giác đau rát có thể thuyên giảm.

Viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm dành cho người bị viêm đường tiết niệu, cũng có những loại thực phẩm mà người viêm đường tiết niệu không nên ăn. Theo đó, những món ăn người viêm đường tiết niệu cần kiêng là:

  1. Cà phê

Chất caffeine chứa trong café có thể kích thích bàng quang, khiến các triệu chứng viêm đường tiết niệu thêm trầm trọng. Do đó bạn nên sử dụng những thức uống như trà thảo mộc để thay thế cho café hàng ngày. Những loại đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine cũng nên được hạn chế sử dụng, ví dụ như nước ngọt dành cho người ăn kiêng, sô-cô-la…

  1. Rượu bia, đồ uống có cồn

Các chất cồn khiến cơ thể nhanh chóng tạo ra nhiều nước tiểu, gây sức ép lên bàng quang và khiến cơ chậu suy yếu. Không những thế, cồn còn kích thích bàng quang nên không có lợi cho người viêm đường tiết niệu.

  1. Đồ ăn cay

Gia vị cay khiến bàng quang bị kích thích, làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Thay vì dùng ớt, tiêu… để nấu ăn, bạn có thể thay thế bằng hương thảo hoặc húng tây để tạo vị cay.

  1. Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm này tạo điều kiện cho vi khuẩn đường tiết niệu phát triển nhanh hơn.

  1. Chất tạo ngọt nhân tạo

Chất tạo ngọt nhân tạo không tốt cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu. Do đó bạn nên tránh các chất như Sucralose hay Aspartame là chất có nhiều trong bánh kẹo, nước trái cây đóng hộp…

  1. Hải sản

Hải sản có thể khiến vùng kín ngứa ngáy, đối với phụ nữ thì khiến dịch âm đạo tiết nhiều hơn. Do đó chúng có thể làm các triệu chứng viêm đường tiết niệu thêm trầm trọng.

  1. Muối ăn

Muối ăn khi nạp một lượng lớn vào cơ thể có thể khiến quá trình lọc máu và bài tiết nước tiểu gặp khó khăn. Do đó nó không có lợi cho người bị viêm đường tiết niệu.

Bị viêm đường tiết niệu nên kiêng gì?

Một số thói quen hàng ngày mà người viêm đường tiết niệu nên kiêng là:

  1. Kiêng hút thuốc lá

Có đến hơn 60 chất gây ung thư trong một điếu thuốc lá. Bên cạnh đó, thuốc lá ảnh hưởng không tốt tới bàng quang và hệ bài tiết. Vì thế bạn nên kiêng sử dụng loại sản phẩm này.

  1. Kiêng quan hệ tình dục

Với người bị viêm đường tiết niệu, khu vực niệu đạo và bàng quang sẽ trở nên đau rát khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, khi lên cao trào, niệu đạo và bàng quang co bóp cũng dễ khiến đường tiết niệu thêm thương tổn, làm viêm nhiễm trở nặng hơn.

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục khi đang bị viêm niệu đạo có thể khiến vi khuẩn lây nhiễm sang bạn tình.

Do đó, người bệnh viêm đường tiết niệu cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Đến khi nào bệnh được kiểm soát, bạn mới nên quan hệ tình dục trở lại.

  1. Kiêng mặc quần áo quá chật và bí

Đồ lót và quần áo quá chật và bí khiến vùng kín luôn ẩm ướt vì không thoát được mồ hôi. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển mạnh.

  1. Kiêng sử dụng sản phẩm vệ sinh có chất gây kích ứng

Sản phẩm vệ sinh như xà bông, sữa tắm, dung dịch vệ sinh… chứa hóa chất có thể kích ứng niệu đạo. Đối với nữ giới, nó còn làm ảnh hưởng đến pH trong âm đạo, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật cư trú tại đây. Do đó, bạn nên thay thế bằng cách sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Chữa trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt tại nhà là một cách tốt để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên phương pháp này khó lòng chữa trị được dứt điểm căn bệnh, đặc biệt với những trường hợp bệnh nặng, có biến chứng. Lúc này, bạn cần sự phối hợp song song của các y bác sĩ tại cơ sở y tế.

Cách chữa trị viêm đường tiết niệu tại cơ sở y tế là:

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc tây y: được áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế công và tư nhân. Chúng bao gồm các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu…
  • Thuốc đông y: chỉ áp dụng tại một vài cơ sở y tế đặc thù. Chúng gồm những vị thuốc kháng viêm, lợi tiểu, thải độc, cân bằng các cơ quan của hệ bài tiết…

Trong đó, Phòng khám Đa khoa Hà Nội là một trong những cơ sở chữa bằng đông tây y kết hợp uy tín nhất hiện nay.

Điều trị bằng thủ thuật:

  • Bệnh viêm đường tiết niệu nếu để lâu có thể dẫn đến chít hẹp niệu đạo. Lúc này các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thực hiện thủ thuật nong niệu đạo.
  • Ngoài ra, một số cơ sở y tế áp dụng điều trị viêm đường tiết niệu bằng công nghệ ánh sáng sinh học. Công nghệ này sử dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào mô viêm để khắc phục hiệu quả tình trạng viêm nhiễm.

Để đảm bảo việc chữa trị diễn ra thuận lợi, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với nhiều bác sĩ giỏi, có tay nghề cao.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất xung quanh chế độ ăn dành cho người bị viêm đường tiết niệu. Tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh, kiên trì kiêng khem và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ là điều bạn cần làm lúc này. Nhờ đó, tình trạng viêm đường tiết niệu sẽ được khắc phục.

 

 

Tra cứu