Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng

Đã đăng 04/10/2021

Trong 3 thập kỷ qua, ngày càng có nhiều bệnh nhân bị nhiễm virus HPV qua đường miệng, dẫn đến bệnh sùi mào gà ở miệng. Nam giới dễ mắc căn bệnh này hơn nữ giới. Bệnh có thể tiến triển thành ung thư vòm họng, đòi hỏi mọi người phải lưu tâm chú ý và phòng tránh kịp thời. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở miệng! 

Một số thông tin về bệnh sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà còn có cái tên dân gian là căn bệnh mồng gà. Được xếp vào nhóm bệnh xã hội, sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục không an toàn, không được bảo vệ. Bệnh gây ra bởi virus HPV. Khi quan hệ tình dục qua đường miệng có thể để hình thành bệnh sùi mào gà ở miệng nếu đối tác là người bị bệnh. Việc tiếp xúc với vết thương hở hoặc dịch nhầy ở miệng người bệnh cũng khiến bạn mắc bệnh.

Sùi mào gà ở miệng xảy ra với mọi đối tượng, từ nam giới đến nữ giới, từ người già đến người trẻ. Nó gây ra đến hai phần ba các trường hợp ung thư vòm họng theo thống kê của Bộ Y tế. Loại virus HPV chủ yếu gây ra căn bệnh ung thư này là HPV-16.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng

Ở giai đoạn đầu, bệnh sùi mào gà ở miệng rất khó nhận biết. Bệnh nhân thường nhầm lẫn nó với các bệnh như viêm amidan, viêm họng hạt… Đó là lý do bạn nên tìm hiểu và nắm rõ những triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng sau đây:

  • Mọc lên các nốt nhỏ trong miệng, có màu hồng đỏ hoặc hồng tươi. Vị trí xuất hiện mụn có thể là ở mặt trên và mặt dưới của lưỡi, đầu miệng, cuống họng…
  • Khi các mụn lớn dần và liên kết vào nhau sẽ sẽ tạo thành hình dáng giống như bông súp lơ hoặc hoa mào gà. Mảng mụn lớn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, bị cộm và khó chịu.
  • Mụn sùi mào gà khiến việc ăn uống bị cản trở, sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn. Người bệnh dễ bị nóng rát, đau và vỡ nốt mụn khi nhai. Mụn vỡ ra sẽ tiết mủ và dịch có máu.
  • Người bệnh chán ăn, ăn không thấy ngon miệng và xuất hiện mùi hôi ở miệng.
  • Để lâu không điều trị, bệnh có thể lan xuống vòm họng, khiến họng nóng rát, có cảm giác vướng víu khi ăn.

Các triệu chứng phía trên sẽ xuất hiện từ từ, dần dần chứ không xuất hiện cùng một lúc. Vì lẽ đó, rất nhiều người không thể phát hiện ra căn bệnh này, dẫn tới hậu quả vô cùng tai hại. Khoang miệng của người bệnh sẽ bị nhiễm trùng, viêm loét dần. Nặng nhất là bệnh tiến triển thành ung thư vòm họng khi người bệnh không điều trị kịp thời.

Đây là lý do bạn không nên chủ quan với bệnh sùi mào gà. Khi thấy những dấu hiệu kể trên xảy ra, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán. Càng đi sớm bao nhiêu, bệnh càng có cơ hội được điều trị sớm bấy nhiêu.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở miệng

Việc tầm soát sùi mào gà ở miệng là tương đối khó khăn. Đây là lý do bạn nên phòng ngừa căn bệnh này một cách chủ động. Biện pháp phòng ngừa là áp dụng một lối sống lành mạnh, cụ thể như sau:

  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, chỉ quan hệ với một bạn tình duy nhất. Cần đảm bảo bạn tình không bị mắc sùi mào gà trước khi quan hệ.
  • Hạn chế quan hệ tình dục bằng đường miệng, đặc biệt với người lạ.
  • Nếu quan hệ tình dục bằng đường miệng nên sử dụng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng nha khoa để ngăn ngừa việc lây nhiễm virus HPV.
  • Thường xuyên kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội, cụ thể là 6 tháng 1 lần tại cơ sở y tế. Việc kiểm tra cũng cần thực hiện ngay khi bạn thấy dấu hiệu bất thường tại miệng và họng.

Ngoài ra, Bộ y tế khuyên bạn nên thực hiện tiêm vắc-xin HPV đầy đủ. Tiêm vắc xin là một biện pháp hiệu quả và an toàn giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2017, nếu đã tiêm ít nhất một liều vắc xin HPV, tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng với đối tượng người trẻ tuổi có thể giảm tới 88% so với người không tiêm vắc xin. Vắc xin cũng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vòm họng do HPV gây ra.

Bạn cần tiêm đủ số mũi thì vắc-xin mới có thể hoạt động hiệu quả. Nếu trong độ tuổi từ 9 đến 14, 2 liều vắc xin cần cách nhau từ nửa năm tới 1 năm. Từ 15 tuổi trở lên, bạn cần tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau khoảng 6 tháng.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng bằng thuốc

Dùng thuốc điều trị là biện pháp phổ biến đối với bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà đường miệng. Khi sử dụng, thuốc sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của virus HPV, giảm cảm giác khó chịu của bệnh và khiến các nốt mụn teo nhỏ. Những thuốc này có thể sử dụng dưới đường uống hoặc đường bôi. Một số loại thuốc bác sĩ thường kê cho bệnh nhân bị sùi mào gà đường miệng bao gồm:

  • Interferon alpha – 2b
  • Inosine pranobex
  • Cidofovir

Việc sử dụng thuốc cần cần đảm bảo an toàn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đó là lý do người bệnh bệnh cần đi khám và nghe bác sĩ kê đơn, không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng bằng biện pháp ngoại khoa

Khi virus HPV đã thâm nhập sâu vào cơ thể người bệnh và các nốt mụn sùi mào gà phát triển thành mảng lớn, việc điều trị bằng thuốc sẽ không hiệu quả. Lúc này, bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân các biện pháp ngoại khoa. Có nhiều biện pháp ngoại khóa khác nhau, mỗi biện pháp lại có ưu nhược điểm riêng.

Đốt điện

Khi thực hiện biện pháp này, bác sĩ sẽ đốt các nốt mụn của bệnh nhân bằng dao điện. Tuy nhiên biện pháp đốt điện có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, vì thế đang được sử dụng ít dần đi trong y học.

Đốt laser

Phương pháp này phá vỡ các mảng sùi mào gà ở miệng để tiêu diệt virus HPV bằng cách sử dụng tia laser. Khi áp dụng biện pháp đốt laser, bác sĩ thường kết hợp thuốc điều trị để hiệu quả tăng cao.

Áp lạnh

Biện pháp này còn được gọi là biện pháp nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách cho một dòng nitơ lạnh áp vào khu vực mọc mụn sùi mào gà để làm nốt mụn hoại tử và rụng đi. Hiệu quả điều trị của phương pháp này tương đối cao, sau vài lần điều trị có thể đạt từ 60 đến 90%. Tuy nhiên vì không tiêu diệt được hoàn toàn virus nên khả năng tái phát bệnh cao, bệnh không điều trị được hoàn toàn, triệt để và lâu dài.

Liệu pháp ALA – PDT

Về mặt hiệu quả điều trị, biện pháp ALA – PDT hiện nay được coi là là biện pháp tiên tiến và có nhiều ưu điểm nhất. Biện pháp này sử dụng ánh sáng để tiêu diệt các u nhú sùi mào gà vùng miệng. Các nhược điểm của phương pháp truyền thống đều được khắc phục trong biện pháp ALA – PDT. Để được điều trị sùi mào gà vùng miệng với liệu pháp này, bạn có thể đến Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội.

Phẫu thuật

Với người bệnh mắc sùi mào gà vùng miệng ở cấp độ nặng, khi các biện pháp kể trên đều không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Việc phẫu thuật nhằm cắt bỏ các khối u sùi mào gà.

Hi vọng các kiến thức được chia sẻ trên bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng và biện pháp xử lý. Những thông tin đó sẽ giúp bạn chủ động chăm sóc sức khỏe của mình được tốt nhất. 

 

Tra cứu