Tổng hợp về bệnh viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ.

Đã đăng 02/08/2021

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy cụ thể bệnh viêm đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa của căn bệnh này ra làm sao? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc trên, bạn có thể tham khảo bài viết sau.

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại đường tiểu, gây ra bởi những tác nhân như virus, nấm hay vi khuẩn… Tình trạng viêm này có thể xuất hiện tại bất cứ cơ quan nào trong đường tiết niệu. Nó bao gồm những cơ quan như bàng quang, niệu đạo (đường tiết niệu dưới) hoặc niệu quản và thận (đường tiết niệu trên). Trong đó phổ biến nhất là chứng viêm xảy ra tại bàng quang và niệu đạo.

Nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh này ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 8 lần. Điều này là do niệu đạo ở nữ giới gần với hậu môn hơn và cũng ngắn hơn nam giới. Cụ thể niệu đạo ở nữ giới chỉ dài từ 3 đến 4 cm trong khi con số này ở nam giới là 18 đến 20 cm.

Những người đã từng mắc bệnh lý nền như bệnh phụ khoa, thận ứ nước hay sỏi thận có khả năng mắc viêm đường tiết niệu cao hơn bình thường. Các chuyên gia phân loại viêm đường tiết niệu thành các nhóm bệnh sau:

  • Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (do thận ứ mủ, áp xe thận, viêm bể thận mạn, viêm bể thận cấp…) và nhiễm trùng niệu dưới (do viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm bàng quang…)
  • Phân loại theo diễn biến: Bao gồm nhiễm trùng niệu có biến chứng hoặc không có biến chứng.
  • Phân loại theo độ tái phát: Gồm các trường hợp viêm đường tiết niệu riêng lẻ hoặc viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần và có xu hướng dẫn tới biến chứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu

Người bệnh có thể gặp phải nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Chúng bao gồm:

Tác nhân trực tiếp

Vi khuẩn (trong đó chủ yếu là E coli) là các nhân trực tiếp gây ra viêm đường tiết niệu ở nam giới và nữ giới. Những vi khuẩn này thường di chuyển từ trong ruột qua đường hậu môn và tấn công đường tiết niệu. Hậu môn ở nữ giới gần với đường tiết niệu hơn nam giới do đó nguy cơ nhiễm bệnh ở nữ giới cũng cao hơn nam giới.

Trong một số trường hợp vi khuẩn từ ống thông trong chữa trị y khoa di chuyển vào đường tiết niệu. Một số trường hợp khác vi khuẩn tắc nghẽn trong đường tiết niệu do sỏi hoặc dị tật bẩm sinh sinh gây bệnh. Ngoài ra vi khuẩn trong các cơ quan xung quanh có thể theo đường bạch huyết hoặc đường máu để xâm nhập vào niệu đạo. Cuối cùng vi khuẩn cũng có thể lây sang niệu đạo qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.

Yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiết niệu nam

Yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh này ở nam giới bao gồm:

  • Thói quen vệ sinh hằng ngày: Việc vệ sinh hàng ngày không sạch sẽ tại vùng kín có thể khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công đường tiết niệu thông qua lỗ niệu đạo và gây bệnh.
  • Quan hệ tình dục: Những thói quen tình dục không lành mạnh như sử dụng đồ chơi tình dục hay thủ dâm dễ gây ra viêm nhiễm nam khoa cũng như viêm đường tiết niệu nói riêng.
  • Nhịn tiểu: Khi bạn nhịn tiểu quá lâu sẽ khiến cho các chất có hại lắng đọng trong nước tiểu ở thận và hình thành sỏi thận. Trong môi trường này các vi khuẩn có thể dễ dàng tạo thành viêm và dẫn đến viêm thận.
  • Uống ít nước: Khi bạn uống ít nước thì hệ bài tiết hoạt động khó khăn hơn. Lúc này có chất độc lắng lại trong hệ tiết niệu và không được đào thải ra ngoài, tạo thành sỏi dẫn tới viêm.

Yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh này ở nữ giới bao gồm:

  • Cấu tạo niệu đạo: Như đã nói niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới nên dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Điều này cũng khiến cho việc chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới khó khăn hơn bởi vi khuẩn có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác dễ dàng.
  • Vệ sinh sai cách: Nhiều chị em không vệ sinh vùng kín đúng cách. Việc lau chùi từ sau ra trước sau khi đi đại tiện là thói quen của nhiều nữ giới. Thói quen này vô tình khiến cho vi khuẩn dễ lây lan từ hậu môn sang niệu đạo.
  • Do băng vệ sinh: Ngày “đèn đỏ” là thời điểm vi khuẩn rất dễ sinh sôi phát triển trong vùng kín nữ. Nếu không vệ sinh thường xuyên và không thay băng vệ sinh đúng cách thì có thể khiến cho vùng kín dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra bệnh viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm khác.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở hai giới

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới và nữ giới có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới

  • Rối loạn tiểu tiện: Nam giới thường xuyên buồn tiểu nhưng khi đi tiểu lại tiểu rất ít, cảm thấy đau buốt ở lỗ niệu đạo. Một ngày người bệnh có thể có tới 20 lần đi vệ sinh.
  • Màu nước tiểu khác lạ: Nước tiểu vàng đục và có lẫn máu hoặc mủ, bạn có thể dễ dàng quan sát điều này bằng mắt thường. Ngoài ra nước tiểu cũng có mùi nồng khiến cho người bệnh thấy khó chịu.
  • Đau rát: Đường tiết niệu đau rát và dễ cảm thấy nhất khi quan hệ tình dục cũng như xuất tinh. Điều này khiến cho nam giới mắc bệnh sẽ ngại quan hệ tình dục hơn bình thường.
  • Sưng đỏ niệu đạo: Người bị viêm đường tiết niệu sẽ bị sưng đỏ niệu đạo và niệu đạo bị thu hẹp lại. Điều này thậm chí có thể quan sát được bằng mắt. Niệu đạo thu nhỏ là nguyên nhân khiến nam giới cảm thấy buốt khi đi tiểu và nước tiểu bị nhỏ giọt.
  • Ngứa ngáy vùng niệu đạo: Niệu đạo gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho nam giới.
  • Lỗ sáo chảy mủ: Triệu chứng này gần giống bệnh lậu, do đó cần kết hợp thêm các dấu hiệu khác để xác định bệnh.

Triệu chứng thường gặp ở nữ giới

Nư giới bị viêm đường tiết niệu sẽ gặp phải các triệu chứng:

  • Buồn tiểu nhưng khi đi thì lại ra rất ít. Đau buốt rát khi tiểu tiện.
  • Quan hệ tình dục cảm thấy đau bất thường ở vùng niệu đạo.
  • Thắt lưng và bụng dưới thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ.
  • Nước tiểu đục màu, đôi khi có lẫn mù hoặc máu.
  • Ra nhiều khí hư bất thường, bốc mùi khó chịu và có màu khác lạ.
  • Đôi khi cảm thấy lạnh người buồn nôn, mệt mỏi…

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Tại các cơ sở y tế bạn thường được thực hiện các xét nghiệm sau để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bạn cần phải lấy nước tiểu sạch để đưa bác sĩ xét nghiệm kiểm tra. Nước tiểu được lấy là nước tiểu ở giữa dòng. Bác sĩ sẽ nhìn bằng mắt thường sau đó dùng kính hiển vi để kiểm tra mẫu nước tiểu này.
  • Xét nghiệm cấy nước tiểu: Xét nghiệm này được thực hiện để xác định nước tiểu có bị nhiễm khuẩn hay không. Từ khi lấy mẫu đến khi có kết quả phải mất từ 2 đến 3 ngày. Sau khi có kết quả bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm đường tiết niệu của bạn và có phương án điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra xem vi khuẩn đã nhiễm trùng vào máu hay chưa. Điều này cũng cho thấy mức độ nguy hiểm trong diễn biến bệnh tình của bạn.
  • Siêu âm tiết niệu: Việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ quan sát hệ tiết niệu của bạn một cách toàn diện và chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Nội soi bàng quang: Người bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần thường được chỉ định làm xét nghiệm này.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ mới chẩn bệnh và đưa ra phương án điều trị.

Điều trị viêm đường tiết niệu

Hiện nay viêm đường tiết niệu thường được điều trị bằng các biện pháp sau:

Điều trị nội khoa

Thuốc tây được sử dụng phổ biến tại cơ sở y tế để giúp bạn điều trị viêm đường tiết niệu một cách nhanh chóng. Những loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc kê toa Doxycycline: Thuốc này có thể sử dụng dưới dạng tiêm trực tiếp vào chỗ viêm hoặc dạng uống. Thuốc thường dùng khi nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis hoặc Mycoplasma Hominis.
  • Thuốc kháng sinh Trimethoprim: Thuốc này được sản xuất ở dạng viên nén hoặc dung dịch ống. Khi sử dụng thuốc cơ thể người bệnh sẽ tăng cường cường khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm, đồng thời các vùng bị nhiễm khuẩn cũng sẽ được phục hồi.
  • Thuốc kháng sinh Cephalexin: Thuốc này được bào chế dạng viên nén để uống. Tác dụng của thuốc cũng là tiêu viêm, kháng khuẩn.
  • Ngoài ra còn một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh và chống dị ứng khác… tùy vào thể trạng người bệnh.

Một số cơ sở y tế còn nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y trong điều trị viêm đường tiết niệu. Loại thuốc này tương đối lành tính và an toàn cho người bệnh bởi nó chỉ gồm thành phần thảo dược thiên nhiên. Thuốc đông y có hiệu quả lâu dài, giúp khắc phục nhược điểm của thuốc tây y, do đó bạn có thể an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên khi muốn sử dụng thuốc đông y bạn cần kiên trì thực hiện theo thời gian. Cho dù dùng thuốc đông y hay tây y hoặc thuốc đông tây y kết hợp thì bạn cũng cần tuân thủ chính xác liều lượng và cách thức mà bác sĩ đã chỉ định để hiệu quả sử dụng thuốc là cao nhất.

Điều trị ngoại khoa

Những trường hợp bệnh nặng có biến chứng và vi khuẩn đã lây lan đến nhiều vị trí khác nhau thường được áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa. Ví dụ như một số cơ sở sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học để điều trị viêm đường tiết niệu. Đây là phương pháp hiện đại không xâm lấn giúp cho các mô viêm nhiễm được phục hồi hiệu quả và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm đường tiết niệu, bao gồm khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa. Hi vọng qua đó bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm đường tiết niệu và biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như của người thân.

Tra cứu