[Tổng hợp] Triệu chứng và dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới cần phải biết
Dương Thu Hằng Đã đăng 15/08/2020
Cũng như các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bệnh lậu có các triệu chứng nhận biết khá rõ ràng. Và nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bệnh lậu ở thời kỳ sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ nhanh hơn và dễ hơn.
Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp cho các bạn những triệu chứng và dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới. Bạn hãy lưu những thông tin này lại để tham khảo khi cần nhé!
“Hàng năm trên thế giới có khoảng 62 triệu trường hợp mới mắc bệnh lậu. Trong đó, khu vực Đông và Đông Nam Á có tới 29 triệu trường hợp. Còn tại Việt nam, theo báo cáo hàng năm có hơn 3.000 trường hợp bị lậu. Và theo ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng vài chục ngàn trường hợp mắc mới bệnh lậu.”
Nguyên nhân bệnh lậu ở nữ giới
Lậu là bệnh lý thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Có khả năng lây nhiễm từ người sang người vô cùng nhanh chóng.
Tác nhân chính gây bệnh lậu là song cầu lậu khuẩn có tên khoa học Neisseria Gonorrhoeae. Đây là dạng vi khuẩn có hình hạt cafe, bắt màu gram (-), thường phát triển thành cặp.
Bệnh lậu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới thuộc mọi lứa tuổi. Phổ biến nhất là những người từ 15 – 35 tuổi. Đặc biệt, nữ giới có nguy cơ nhiễm bệnh lậu cao hơn nam giới.
“Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị bệnh sau một lần quan hệ tình dục với nam bị bệnh là 60-80%. Trong khi đó, con số này ở nam giới chỉ là 20 – 30%.”
Vậy, nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới là do đâu? Trên thực tế, lậu cầu khuẩn thường gây bệnh cho phụ nữ bởi những nguyên nhân sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức
- Lây nhiễm gián tiếp qua các dụng cụ khám bệnh chưa được tiệt trùng kỹ, các đồ dùng cá nhân của người bị lậu có chứa mầm bệnh (hiếm gặp).
- Lây truyền từ mẹ sang con nếu khi mang thai sinh con qua đường âm đạo.
Tổng hợp triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Các chuyên gia y khoa cho biết, lậu cầu khuẩn khi tấn công vào cơ quan sinh dục, triệu chứng đầu tiên sẽ là viêm ống cổ tử cung, viêm niệu đạo (70-90%) và các tuyến Skene, Bartholin…
Thời gian ủ bệnh của bệnh lậu ở nữ giới không rõ ràng. Trung bình là trong khoảng 10 ngày. Tùy vào cơ địa và sức đề kháng của từng người mà bệnh lậu có thể bộc phát triệu chứng vào những thời điểm khác nhau.
Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới bao gồm:
- Khí hư ra nhiều, có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi nồng khó chịu
- Cổ tử cung bị sưng đỏ, phù nề, có thể ra mủ hoặc mủ nhầy. Khi chạm vào có thể gây chảy máu.
- Ra mủ ở niệu đạo, các tuyến quanh niệu đạo, tuyến Bartholin.
- Ngứa ngáy vùng âm đạo
- Xuất hiện tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn mủ trắng
- Đau vùng bụng dưới
- Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc rong kinh kéo dài
- Dễ bị viêm vùng chậu và các loại bệnh khác như viêm ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung…
Những biểu hiện này có thể rất nhẹ hoặc xảy ra rầm rộ. Đa số các trường hợp nữ giới khi bị mắc lậu thì bệnh đã chuyển sang thể mạn tính ngay từ đầu. Bệnh có thể gây viêm hậu môn nếu mủ có chứa vi khuẩn lậu ở vùng kín chảy vào hậu môn.
Ngoài ra, dấu hiệu bệnh lậu ở phụ nữ mang thai không quá khác biệt với phụ nữ bình thường. Điểm khác biệt của 2 trường hợp này là phụ nữ có thai bị lậu thường ít bị viêm tiểu khung hơn nhưng lại hay bị lậu hầu họng.
Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không?
Nữ giới mắc bệnh lậu có nguy hiểm không? Bệnh lậu ở nữ giới có con được không? Bệnh lậu có thể gây ra những biến chứng gì?… Đây là thắc mắc của nhiều chị em khi không may bị nhiềm vi khuẩn lậu.
Theo các chuyên gia bệnh xã hội, lậu là một bệnh lý nguy hại cho sức khỏe. Bởi nếu không được phát hiện và chữa khỏi sớm, nó có thể gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe và cuộc sống của con người. Một số biến chứng bệnh lậu ở nữ giới bao gồm:
- Tăng nguy cơ vô sinh: Bệnh lậu có thể là một trong những nguyên nhân khiến chị em khó có con. Bởi tình trạng viêm nhiễm do lậu cầu gây ra có thể làm tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ quan sinh sản. Từ đó làm giảm khả năng thụ tinh và tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
- Ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể: Vi khuẩn lậu có thể lây lan đến nhiều vị trí khác nhau của cơ thể. Nếu nó lây lan đến mắt có thể dẫn đến viêm mắt, mù lòa. Nếu lây lan ở họng có thể gây sưng và loét họng…
- Tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội: Khi bạn bị lậu, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Bởi vậy, bạn sẽ có khả năng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như herpes sinh dục, chlamydia… Điều này sẽ khiến sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Nhiễm trùng máu: Song cầu lậu khuẩn có khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công vào máu và gây nhiễm trùng máu. Đặc biệt, chúng có thể di chuyển theo máu và gây nhiễm trùng các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Viêm màng tim, viêm màng não: Đây là một biến chứng nặng có thể gây ra bởi lậu cầu. Nó sẽ làm tổn hại van tim, thường là van động mạch chủ, khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa. Tuy nhiên, đây là biến chứng hiếm gặp, với tỉ lệ chỉ khoảng 1 – 3%. Trường hợp viêm màng não do lậu là rất ít và không có triệu chứng điển hình.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Bệnh lậu ở nữ gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu. Và điều này sẽ khiến cho các chị em cảm thấy tự tin, chán nản, lo âu. Không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, hiệu quả công việc. Nếu đề kéo dài quá lâu, người bệnh có thể bị trầm cảm, suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu có thể gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hại như:
- Sảy thai tự nhiên
- Vỡ ối sớm, đẻ non
- Viêm cấp màng ối rau
- Lây nhiễm mầm bệnh cho thai nhi ngay khi mới ra đời
- Gây viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh
- Viêm hầu họng
=> Chính vì những lý do trên, các chị em tuyệt đối không được chủ quan với bệnh lậu. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hoặc có quan hệ với đối tượng nghi ngờ bị lậu, các bạn hãy đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh lậu ở nữ giới
Vì là một căn bệnh xã hội nên hầu hết người khi bị mắc bệnh đều cảm thấy lo lắng và muốn tìm mọi cách để chữa trị. Nhưng chữa trị bệnh lậu như thế nào để hiệu quả thì không phải là điều mà ai cũng nắm được. Vậy, bệnh lậu có chữa được không? Thuốc chữa bệnh lậu ở nữ giới là gì?
Trên thực tế, bệnh lậu ở nữ giới hoàn toàn có thể chữa trị khỏi. Nhất là với những trường hợp phát hiện bệnh sớm. Vì ở giai đoạn này vi khuẩn lậu chưa gây ra những thương tổn hoặc biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Ngược lại, các trường hợp càng phát hiện muộn hay chữa trị khi bệnh đã nặng thì sẽ lâu khỏi hơn.
Hiện nay, việc điều trị bệnh lậu ở nữ giới cần phụ thuộc vào diễn biến của bệnh để áp dụng cách chữa trị phù hợp. Phương pháp điều trị bệnh lậu phổ biến là sử dụng thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm như:
- Ceftriaxone
- Spectinomycin
- Cefotaxime
Đây là những loại thuốc chữa bệnh lậu ở nữ có công dụng làm giảm các triệu chứng bệnh và ức chế sự phát triển của song lậu cầu khuẩn. Với những trường hợp bệnh nặng, các chị em sẽ phải sử dụng các thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài mới có thể cải thiện.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay số lượng chủng lậu kháng thuốc đang có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến cho việc điều trị bệnh lậu bằng thuốc đang trở nên khó khăn hơn.
Để khắc phục vấn đề này, nhiều cơ sở y tế đã đưa vào áp dụng các phương pháp chữa bệnh lậu bằng công nghệ hiện đại như: , chữa lậu bằng đông – tây y kết hợp… Những cách chữa trị này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh lậu, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn và lâu dài hơn, ít tái phát.
Tuy nhiên, dù chữa lậu bằng cách nào thì các chị em cũng cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Nhất là với việc dùng thuốc chữa bệnh lậu và cách chăm sóc sức khỏe, lối sống sinh hoạt…
Việc thực hiện sai phác đồ điều trị bệnh lậu, tự ý bổ sung thêm các loại thuốc khác hay dừng liệu trình giữa chừng… sẽ khiến bệnh không chữa khỏi hoàn toàn. Việc tái nhiễm bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cách phòng tránh bệnh lậu ở nữ giới
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu vào cơ thể. Các chị em hãy chú ý những vấn đề sau:
- Có lối sống lành mạnh. Chung thủy cuộc sống 1 vợ – 1 chồng
- Quan hệ tình dục an toà Luôn sử dụng bao cao su đúng cách để bảo vệ bản thân và cả bạn tình.
- Khi bị mắc bệnh lậu thì tuyệt đối không nên quan hệ tình dục với người khác để tránh lây bệnh cho người khác
- Nên trao đổi thẳng thắn với bạn tình về tiền sử bệnh tật. Nếu bạn tình có nguy cơ mắc bệnh thì tuyệt đối không nên quan hệ.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, cơ quan sinh dục. Đặc biệt nên vệ sinh vùng kín thường xuyên, nhất là trước và sau khi quan hệ.
- Đi tiểu sau khi quan hệ để đào thải bớt vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Nếu mắc bệnh lậu thì hãy điều trị bệnh dứt điểm. Tránh nguy cơ bị tái nhiễm bệnh nhiều lần. Nên điều trị bệnh cho cả bạn tình.
- Tìm hiểu các kiến thức về bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác
- Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các triệu chứng và dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới. Mong rằng với những chia sẻ này, các chị em đã hoàn toàn hiểu rõ về bệnh lậu. Dựa vào đó bạn có thể sớm nhận biết nguy cơ mắc bệnh lậu và có hướng chữa bệnh kịp thời. Tránh để bệnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, hạnh phúc gia đình. Nếu bạn cần thêm bất cứ sự hỗ trợ nào về bệnh lậu. Hãy gọi đến đường dây nóng 02437.152.152 để được tư vấn.