[Tổng hợp] Những dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu

Đã đăng 07/08/2020

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu luôn là câu hỏi được đặt ra hàng đầu của thai phụ. Suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng, thai nhi hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ. Bài viết dưới đây Topbenh.com sẽ trả lời giúp mọi người câu hỏi “Bà bầu nên ăn gì? Những món ăn tốt nhất cho thai phụ”.

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bà đầu sẽ được chia theo từng tháng

Chắc hẳn người mẹ nào khi mang thai cũng rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào cũng biết nên ăn gì và ăn như thế nào cho đúng. Vì thai nhi phát triển và hình thành theo từng giai đoạn, vậy nên bài viết này sẽ được chia làm 3 giai đoạn chính:

  1. Tam cá nguyệt thứ 1 – Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu được cho là thời gian quan trọng và phức tạp nhất trong thời kì mang thai. Thời điểm này là lúc thai nhi đang trong quá trình hình thành vậy nên chế độ dinh dưỡng lúc này hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến với sự hoàn thiện của bào thai.
Ở 3 tháng đầu của thai kì, nhiều trường hợp bà bầu bị ốm nghén, luôn cảm thấy khó chịu và buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn. Nhưng vì đây là giai đoạn đầu để hình thành phôi, nên dù không ăn được nhiều bà bầu vẫn cần đủ dưỡng chất để cung cấp cho bào thai.
Để nâng cao vi chất cho cơ thể và giúp bé giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh sau này. Dưới đây sẽ là một số vi chất mẹ bầu cần cung cấp trong giai đọan đầu:

– Sắt
Nhu cầu sắt của bà bầu tăng cao hơn so với bình thường và lượng sắt được bổ sung từ các loại thực phẩm hằng ngày như:

  • Thịt đỏ: có chứa rất nhiều sắt cụ thể là thịt bò, thịt heo, thịt cừu,… thịt càng sẫm màu càng chứa nhiều sắt.
  • Nội tạng động vật: các loại nội tạng nhiều sắt và dễ chế biết gồm: gan, thận, não, tim,… hơn nữa thịt nội tạng chứa nhiều vitamin A , Vitamin B, Protein, … chứa nhiều dưỡng chất giúp hình thành và phát triển tốt cho thai nhi.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh cũng có nhiều folate, vitamin K và một lượng lớn chất xơ, cực kì bổ dưỡng và nguồn cung cấp sắt lớn.

Sắt từ nguồn động vật có khả năng hấp thụ tốt hơn so với thực vật. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung nhiều thịt, cá, trứng để có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mẹ và bé.
Ngoài ra, các mẹ bầu nên tránh các chất tannin có trong trà, phytat có trong ngủ cốc thô khi muốn cung cấp sắt. Bởi 2 chất này sẽ gây ức chế trong quá trình hấp thụ sắt.

– Bổ sung axit folic (vitamin B9)
Vitamin B9 hay còn gọi là Folic là thực phẩm bổ sung tự nhiên có trong thực phẩm. Axit folic có dạng monoglutamate oxy hoàn toàn của vitamin được sử dụng trong thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường. Cung cấp vitamin B9 trong chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, bệnh tim và đột quỵ.

– Vitamin B12
Ngoài vitamin B9 ra sự thiếu hụt B12 cũng có thể làm thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Nên bổ sung vitamin B12 từ cá hồi, cá ngừ, trứng,sữa, hạch nhân,… vào thực đơn ăn uống hàng ngày của thai phụ.

  1. Tam cá nguyệt thứ 2 – Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

3 tháng giữa kì thai là khoảng thời gian thoải mái nhất của thai phụ. Bởi lúc này người mẹ sẽ không còn cảm giác ốm nghén buồn nôn nữa. Về phần thai nhi, quá trình hình thành đang phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng lúc này rất cần được tăng cao. Và để đáp ứng được nhu cầu đó bác sĩ có một vài lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 như là:

  • Nhóm chất bột: Ngô, khoai, sắn, bột mì, gạo nếp, gạo tẻ,…
  • Nhóm chất đạm: Thịt, tôm, cua, cá, ghẹ,…
  • Nhóm chất béo: vừng, lạc, các loại hạt, đậu
  • Nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất: Ngũ cốc, rau xanh, các loại củ và trái cây chín…

Người mẹ cũng nên bổ sung thêm canxi để hỗ trợ mẹ và bé khi lớn có bộ xương chắc khỏe.

  1. Tam cá nguyệt thứ 3 – Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, người mẹ không cần ăn quá nhiều như ở 2 tam cá nguyệt trước kia nữa. Thế nhưng thai phụ vẫn cần phải đảm bảo, duy trì cân đối giữa các nhóm dưỡng chất như: chất béo, chất đạm, chất xơ,…

Giai đoạn cuối này chính là thời kỳ nước rút trong sự phát triển của thai nhi, người mẹ lúc này cần tập trung ưu tiên vào các thực phẩm lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé yêu. Ngoài ra, trong tam cá nguyệt cuối này, mẹ cũng nên chú ý tăng cường nhiều axit béo omega-3 và choline – “chìa khóa” giúp trí não và hệ thần kinh của bé phát triển tốt nhất.

Những thực phẩm thai phụ cần tránh trong 9 tháng mang thai

Người mẹ khi mang bầu đều nên tránh những thực phẩm không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé dù bất cứ giai đoạn nào trong khoảng thời gian mang thai.

  • Thịt tái, sống: Thịt tái, sống, các loại gỏi hoặc chưa nấu chín có thể chứa chất toxoplasma và một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng, giun, sán gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Khoai tây mọc mầm: Ăn khoai tây mọc mầm có chứa nhiều chất có hại không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà người bình thường cũng dễ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy trong trường hợp nhẹ và ngộ độc trong trường hợp nặng hơn.
  • Sữa chưa được tiệt trùng: Sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, tiêu biểu như Listeria gây ngộ độc thức ăn.
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê… là những thứ mẹ bầu nên tránh xa dù ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai.
  • Một số rau quả gây nguy hiểm cho thai nhi: Những loại rau củ thể gây nguy hiểm cho thai nhi, như đu đủ xanh, dứa, rau răm, rau má, rau sam, cam thảo…
  • Hạn chế đồ ngọt: Quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, dễ gây tiểu đường thai kỳ và tăng nguy cơ sinh mổ. Dù không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối đồ ngọt nhưng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thì đồ ngọt nên được hạn chế.

Trên đây là tổng hợp những dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Ngoài chế độ ăn hợp lý ra, các mẹ bầu có thể áp dụng thêm các bài tập nhẹ dành cho thai phụ để có thể điều hòa cơ thể một cách tốt nhất. Topbenh chúc các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh và bé được phát triển toàn diện.

Tra cứu