Không nên chủ quan khi bị chàm âm hộ

Đã đăng 25/03/2019

Chàm âm hộ

Chàm là một trong những bệnh hoa liễu thường gặp, nhưng nếu chàm xuất hiện ở vùng kín còn gọi là chàm âm hộ sẽ nguy hiểm và điều trị phức tạp hơn.

Vậy chàm âm hộ là gì, bệnh nguy hiểm như thế nào và có giải pháp điều trị bệnh này là gì. Tất cả những thông tin này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé.

Chàm âm hộ là bệnh gì?

Chàm âm hộ hay còn gọi là chàm sinh dục là những tổn thương ngoài da, bề mặt da xuất hiện những mảng đỏ và mụn nước li ti. Bệnh gây ra cảm giác vô cùng ngứa ngáy và khó chịu.

Chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da và có thể lây lan từ từ mặt, tay, chân đến cả bộ phận sinh dục được gọi là chàm sinh dục.

Khi những mụn nước vỡ ra có thể làm chảy máu và gây đau đớn cho người bệnh. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn tác động không nhỏ đến tinh thần của người bệnh. Tâm lý chung của những người mắc bệnh tình dục là lo lắng và tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người.

Tham khảo thêm: povidine phụ khoa

Các thể bệnh chàm

Theo dấu hiệu lâm sàng, bệnh chàm được chia làm 2 loại bao gồm:

  • Thể chàm khô: Bắt đầu từ cảm giác ngứa xuất hiện ở âm hộ, cụ thể là mép lớn âm hộ. Các mảng da tổn thương và ngứa rát khô dần, tróc vảy và nặng nhất càng ngày càng dày lên khiến cho vùng da âm hộ cứng lên và thay đổi màu.
  • Thể chàm ướt: Cũng giống như thể chàm khô, tuy nhiên ở thể chàm ướt vùng da ngứa xuất hiện mụn nước. Khi các mụn nước vỡ ra gây chảy dịch và lở loét toàn âm hộ. Thể chàm ướt tạo môi trường thuận lợi cho các vi trùng tấn công và gây mụn mủ, vì thế dễ tạo ra tình trạng bội nhiễm hơn thể chàm khô.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia có các nguyên nhân sau gây ra bệnh chàm âm hộ:

  • Vệ sinh hàng ngày không kỹ càng có thể tạo điều kiện cho các vi sinh bao gồm vi khuẩn, virus và nấm gây dị ứng tại chỗ.
  • Mặt đồ lót quá chật và thường xuyên mặc đồ bó sát khiến vùng kín bí bách.
  • Sử dụng quần lót làm từ chất liệu không thấm hút mồ hôi.
  • Ăn uống hoặc hít phải không khí có chứa chất dị ứng hay chất độc.
  • Dung dịch tẩy rửa vệ sinh không phù hợp hoặc có chất gây dị ứng.
  • Cơ địa quá nhạy cảm.
  • Do bệnh di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Trải qua trạng tâm lý quá mạnh như quá lo lắng, sợ hãi, kinh sợ cũng khiến bệnh thêm trầm trọng.

Triệu chứng của bệnh chàm sinh dục

Tùy từng giai đoạn phát triển của bệnh, chàm sinh dục có những biểu hiện khác nhau như sau:

Giai đoạn 1: Là giai đoạn bộ phận sinh dục bắt đầu xuất hiện những mảng đỏ. Vùng da nổi mẩn có thể sưng tây và gây ngứa ngáy, bứt rứt cho người bệnh.

Giai đoạn 2: Trên những mảng đỏ xuất hiện những nốt mụn li ti và mọc thành từng cụm. Các nốt mụn rất dễ lây lan nếu bị vỡ ra và chảy dịch màu vàng, gây lở loét và đau đớn cho người bệnh.

Giai đoạn 3: Khi các nốt mụn bị vỡ rồi khô lại sau đó đóng vảy và bong ra. Vùng da âm hộ hình thành lớp da mới và thâm hơn các vùng da xung quanh.

Giai đoạn 4: Nếu không được điều trị kịp thời, chàm âm hộ có thể khiến da vùng âm hộ bị nhiễm cộm, làm cho bề da dày lên và rất cứng, màu sắc cũng đậm hơn rất mất thẩm mỹ.

Khám phá: Muối nabica rửa phụ khoa là gì?

Tác hại của bệnh chàm sinh dục

Tình trạng lở loét rất dễ lây lan sang các bộ phận khác. Do đó nếu không điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách bệnh sẽ phát triển lan sang cả vùng mông, bẹn. Viêm nhiễm, lở loét không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, giảm chất lượng cuộc sống.

Cách điều trị bệnh chàm sinh dục

Người bệnh chàm sinh dục được điều trị theo tiến trình như sau:

  • Giải dị ứng
  • Dùng thuốc bôi chữa lành tổn thương tại chỗ.
  • Ngăn chặn các yếu tố và nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Vùng kín là vùng rất nhạy cảm và có nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gay bệnh từ chất thải. Do đó để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần đặc biệt chú ý những điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Đây là biện pháp đầu tiên cần làm để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Sát trùng vết sưng tẩy mẩn đỏ bằng nước muối pha loãng hàng ngày.
  • Bôi các loại thuốc có tác dụng làm khô nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm trùng.

Người bị bệnh chàm âm hộ nên cần lưu ý gì?

Ngoài sử dụng thuốc thì chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng khi điều trị bệnh chàm âm hộ. Trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Tránh ăn hải sản, đồ tanh và thực phẩm lên men, đây là những thực phẩm khiến cho tình trạng lở loét nặng thêm.
  • Ăn nhiều rau xanh để cung cấp nguồn vitamin có lợi cho cơ thể.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Không nên thường xuyên uống rượu bia và các chất kích thích.
  • Khi có các dấu hiệu của bệnh cần đến khám ngay tại cơ sở y tế.

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm âm hộ chia sẻ với bạn đọc. Hãy lưu lại những dấu hiệu của bệnh để nhận biết và chữa trị kịp thời khi mắc phải căn bệnh này.

Tra cứu