[Hướng dẫn] Vệ sinh, thay băng sau khi cắt bao quy đầu

Đã đăng 09/09/2020

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu đơn giản giúp nam giới điều trị các chứng bệnh như dài, hẹp, nghẹt bao quy đầu. Tuy nhiên để tiểu phẫu này diễn ra tốt đẹp, bạn còn cần biết cách vệ sinh, thay băng sau khi cắt bao quy đầu. Có như vậy bạn mới không gặp phải các biến chứng viêm nhiễm sau tiểu phẫu. Vậy cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu như thế nào? Cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu ra làm sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó!

Biểu hiện sau khi cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu mang lại rất nhiều lợi ích cho các đấng mày râu, đặc biệt ở những người mắc dị tật về bao quy đầu. Tuy nhiên nếu không chăm sóc sau tiểu phẫu cẩn thận, bạn rất dễ gặp phải biến chứng viêm nhiễm. Vậy biểu hiện bình thường sau khi cắt bao quy đầu là gì? Và biểu hiện nào cho thấy sự bất thường sau khi cắt bao quy đầu?

Theo các chuyên gia, những biểu hiện được cho là bình thường sau khi cắt bao quy đầu là:

  • Ở xung quanh phần quy đầu có máu khô hoặc một chút huyết tương màu vàng do rỉ ra từ vết thương sau tiểu phẫu. Vệ sinh nhẹ nhàng đúng cách có thể rửa trôi máu và huyết tương đi.
  • Sau tiểu phẫu bao quy đầu, khi cương cứng “cậu nhỏ” có thể hơi ngả màu xanh tím hoặc xanh lam.
  • Trong mấy ngày đầu khi đi tiểu có thể thấy hơi đau rát nhưng mấy ngày sau sẽ thấy đỡ dần.
  • Vết thương có thể tự lành sau khoảng 1 – 2 tuần tùy theo cơ địa của từng người.

Bên cạnh đó, những biểu hiện được cho là bất thường sau khi cắt bao quy đầu là:

  • Chảy máu: nếu “cậu nhỏ” gặp phải tình trạng chảy máu ồ ạt từ chỗ tiểu phẫu hay từ chỗ mũi khâu thì bạn cần đến cơ sở y tế ngay để kiểm tra lại vết thương.
  • Nhiễm trùng ở vết cắt: vết thương là nơi rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện ngay khi tiểu phẫu nếu thực hiện ở cơ sở y tế không đảm bảo.
  • Đau dương vật kéo dài mà không khỏi: Thường thì sau khi cắt bao quy đầu, trong vòng nửa tháng bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn. Lúc này bạn sẽ không cảm thấy đau nữa. Nhưng nếu cơn đau này vẫn kéo dài sau đó thì bạn cần đi kiểm tra lại để tránh biến chứng bất thường.
  • Dính quy đầu: đây là biến chứng thường gặp và tự nhiên khi nam giới cắt bao quy đầu. Nó xuất hiện do sự co rút da tại dương vật gây ra.
  • Giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục: Nếu thực hiện cắt bao quy đầu tại cơ sở y tế không đảm bảo thì tiểu phẫu có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến “cậu nhỏ”. Cụ thể là nó tác động đến dây thần kinh cảm giác ở dương vật. Hậu quả, “cậu nhỏ” trở nên ít nhạy cảm hơn khiến khoái cảm giảm đi khi bạn quan hệ tình dục.

Do đó, bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu của dương vật sau khi cắt bao quy đầu để có cách xử lý phù hợp.

Cắt bao quy đầu bao lâu phải thay băng?

Theo các chuyên gia, sau khi cắt bao quy đầu, bạn đã nên vệ sinh và thay băng hàng ngày. Điều này đảm bảo cho “cậu nhỏ” luôn sạch sẽ, phòng tránh khỏi các nguy cơ gây viêm nhiễm.

Chỉ khi cắt chỉ xong, người bệnh mới được tháo băng hoàn toàn và không cần thay băng gạc nữa. Giai đoạn này cần từ khoảng 7 – 10 ngày tùy theo cơ địa từng người. Những người nào lâu hồi phục sẽ khiến thời gian này kéo dài hơn.

Thay băng sau cắt bao quy đầu có một quy trình riêng để đảm bảo không gây tổn thương cho “cậu nhỏ”. Nam giới cần nắm vững các bước thay băng đúng cách này.

Cách thay băng sau khi cắt bao quy đầu

Thay băng gạc sau khi tiểu phẫu bao quy đầu ngoài việc để vệ sinh vết thương còn giúp bạn đánh giá hiệu quả của quá trình cắt. Ngoài ra mỗi ngày, bạn có thể theo dõi được sự bình phục của vết cắt bao quy đầu.

Việc thay băng gạc sau khi cắt bao quy đầu không quá khó, nhưng cần tỉ mỉ và đúng cách. Vì thế nếu có điều kiện, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ giúp đỡ thay băng. Còn nếu thực hiện tại nhà, bạn cần nắm rõ các bước làm để đảm bảo không xảy ra sai sót khi thực hiện.

Để thay băng sau khi cắt bao quy đầu đúng cách, trước tiên bạn cần chuẩn bị dụng cụ y tế để thay băng. Những dụng cụ đó bao gồm:

  • Gạc vô trùng: gồm gạc nhỡ, gạc lớn và gạc thấm.
  • Panh vô trùng
  • Kéo
  • Dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý
  • Khăn khô và sạch, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Nếu dùng khăn chất liệu cứng có thể khiến vết thương bị tổn thương.
  • Miếng nilong lót khi thay băng gạc
  • Găng tay y tế sạch
  • Băng keo y tế
  • Xô đựng rác thải y tế

Chỉ khi chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các vật dung trên thì quá trình thay băng mới diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Tiếp theo, bạn hãy tiến hành thay băng theo các bước sau:

Bước 1

Rửa tay để sát trùng tay sạch sẽ, hoặc đeo găng tay y tế để đảm bảo không lây nhiễm vi khuẩn cho vết thương trong quá trình thay băng.

Bước 2

Nhẹ nhàng gỡ đoạn băng gạc cũ ra một cách từ từ, chậm rãi để không làm tổn thương “cậu nhỏ”. Nếu cảm thấy đau, có thể thấm một ít nước ấm và sạch lên trên phần băng gạc cũ để băng tháo ra dễ dàng hơn.

Bước 3

Dùng khăn sạch, mềm để thấm khô máu hoặc dịch huyết tương bám trên dương vật. Dùng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương.

Bước 4

Dùng khăn khô và mềm để thấm thật khô dương vật. Khi dương vật đã khô, bạn dùng băng gạc sạch để băng bó vết thương lại. Quá trình quấn băng cần chú ý sao cho không quấn chặt quá cũng không quấn lỏng quá.

Bước 5

Sau khi che kín toàn bộ vết thương bằng băng gạc, dùng băng keo để cố định gạc lại. Lúc này việc thay băng đã hoàn tất.

Theo các chuyên gia, bạn cần tiến hành thay băng ít nhất 2 lần một ngày, một lần vào buổi sáng khi thức giậy, một lần vào buổi tối khi tắm rửa.

Cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu

Sau khi cắt bao quy đầu, bạn cần vệ sinh sạch sẽ dương vật hàng ngày. Quá trình vệ sinh này được thực hiện khi thay băng.

Theo đó, để vệ sinh bao quy đầu, bạn cần dùng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn. Đó có thể là nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng mua ngoài hiệu thuốc. Đây là những loại được bác sĩ chỉ định, bạn tránh dùng sai vì có thể gây ảnh hưởng tới vết cắt bao quy đầu của mình.

Trong quá trình tắm rửa vệ sinh hàng ngày, bạn cũng cần cẩn thận, không để chất tẩy rửa hoặc xà phòng rơi vào chỗ vết cắt. Bởi một số loại xà phòng và chất tẩy rửa có thể gây kích ứng. Tốt nhất để an toàn, bạn nên dùng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Ngoài ra, khi đi tiểu tiện hoặc khi tắm, bạn cần tránh để nước tiểu hoặc nước tắm làm ướt băng gạc. Nếu bị nước giây vào gạc khiến gạc bẩn thì bạn cần thay thế băng gạc mới ngay. Điều này đảm bảo vi khuẩn từ nước bẩn không tiếp cận được với vết thương. Sau khi tiểu tiện, bạn cũng nên dùng bông thấm nước muối loãng hoặc cồn 75% để vệ sinh quanh lỗ niệu đạo.

Việc vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu sai cách có thể khiến vết thương nhiễm trùng hoặc làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng khác. Do đó bạn cần lưu ý và thận trọng!

Gặp triệu chứng bất thường sau khi cắt bao quy đầu nên làm gì?

Khả năng gặp phải triệu chứng bất thường, viêm nhiễm là hoàn toàn có thể gặp phải. Điều này dễ xảy ra khi bạn thực hiện tại cơ sở y tế không đảm bảo, trang thiết bị nghèo nàn, không sạch sẽ, bác sĩ tay nghề yếu. Lúc này bạn cần đến ngay một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng hơn để xử lý viêm nhiễm sau tiểu phẫu.

Tại cơ sở y tế, biến chứng viêm nhiễm sau tiểu phẫu bao quy đầu sẽ được bác sĩ xử lý bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Nội khoa nghĩa là sử dụng thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thậm chí cả thuốc đông y… để giúp bạn phục hồi. Ngoài ra với những viêm nhiễm nặng, bạn có thể được chữa trị bằng phương pháp ngoại khoa hiện đại. Ví dụ công nghệ ánh sáng sinh học trong việc điều trị và phục hồi viêm nhiễm.

Các phương pháp trên đều được áp dụng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Ngoài ra khi cắt bao quy đầu, bạn cũng có thể lựa chọn địa chỉ này. Tại đây, việc cắt bao quy đầu được thực hiện với công nghệ thế hệ mới. Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, có thể giảm thiểu tối đa việc chảy máu và cơn đau cho người thực hiện tiểu phẫu. Quá trình tiểu phẫu cắt bao quy đầu được thực hiện tại phòng vô trùng dưới tay nghề của bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm. Nhờ thế, phòng khám đảm bảo hạn chế biến chứng và nhiễm trùng sau tiểu phẫu ở mức cao nhất.

Những lưu ý khác sau khi cắt bao quy đầu

Sau khi cắt bao quy đầu, bác sĩ cũng khuyên bạn nên:

  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi để tránh ma sát gây tổn thương vết thương.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng cho tới khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Bạn cũng cần tránh tiếp xúc với các văn hóa phẩm hoặc hành vi khiêu dâm để tránh cương cứng dương vật. Nếu dương vật cương cứng trong khoảng thời gian này có thể khiến vết thương nứt ra gây chảy máu.
  • Không nhịn tiểu quá lâu để tránh gây căng tức dương vật.
  • Không hoạt động nặng, chơi thể thao hoặc làm việc quá sức.
  • Không nên đứng quá lâu một chỗ.

Bạn càng kiêng động chạm đến vết thương sau khi cắt bao quy đầu, vết thương sẽ càng mau hồi phục.

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được các bước vệ sinh, thay băng sau khi cắt bao quy đầu đúng cách. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hơn, bạn vẫn nên có sự đồng hành của các y bác sĩ tại cơ sở y tế chuyên khoa. Điều này đảm bảo vết thương được phục hồi trong trạng thái tốt nhất!

Tra cứu