HIV có mấy giai đoạn? Biểu hiện của HIV theo từng giai đoạn

Đã đăng 15/09/2020

HIV là căn bệnh thế kỷ, là nỗi sợ hãi của toàn nhân loại. Bệnh HIV phát triển qua các giai đoạn với các biểu hiện rất khác nhau. Nhận biết nhanh nhất các triệu chứng của bệnh HIV để điều trị là cách duy nhất để kéo dài cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh HIV có mấy giai đoạn? Biểu hiện của HIV theo từng giai đoạn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây!

HIV là một loại virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Khi xâm nhập vào cơ thể và đạt đến một số lượng lớn, nó khiến cơ thể không còn khả năng chống nhiễm trùng và chống ung thư. Dần dần, người nhiễm HIV sẽ mắc nhiều bệnh lý, sức khỏe suy kiệt và tử vong. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều phương pháp để ức chế khả năng phát triển của HIV. Người nhiễm HIV, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, vẫn có thể duy trì cuộc sống lâu dài. Đó là lý do, chúng ta cần xác định được bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Bệnh HIV được phát triển thành 4 giai đoạn là:

  • Giai đoạn phơi nhiễm
  • Giai đoạn 1
  • Giai đoạn 2
  • Giai đoạn 3

HIV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn, qua đường máu (sử dụng chung bơm kim tiêm). Vì vậy nếu bạn thực hiện những hành động này và có những biểu hiện dưới đây, bạn cần nghĩ đến căn bệnh HIV.

Cụ thể biểu hiện bệnh HIV theo các giai đoạn như sau:

  1. Giai đoạn phơi nhiễm HIV

Phơi nhiễm là sự tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Điều này chưa thể khẳng định được một người có nhiễm HIV hay không mà chỉ thuộc nhóm có nguy cơ bị mắc bệnh.

Những người có nguy cơ nhiễm HIV bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV: Bất cứ hình thức quan hệ nào không sử dụng bao cao su đều có nguy cơ lây nhiễm HIV gồm: quan hệ qua đường miệng, đường âm đạo, hậu môn.
  • Dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai.
  • Dẫm chân lên bơm kim tiêm ngoài đường.
  • Những bác sĩ, nhân viên y tế tham gia phẫu thuật hay điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.
  • Bị dính máu hoặc chất dịch của người bị nhiễm HIV vào các vết thương hở hoặc vào mắt, mũi, miệng…

Phải làm gì khi bị phơi nhiễm HIV

Xử lý nhanh chóng và kịp thời sau khi bị phơi nhiễm có thể ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm virus. Vì vậy, ngay sau khi thấy mình có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV, bạn cần thực hiện ngay những hành động dưới đây:

  • Nếu bị dính máu hoặc dịch qua vết thương hở: Nên rửa ngay vết thương nhiều lần bằng xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng và sát khuẩn. Chú ý rửa tay với xà phòng ít nhất 5 phút.
  • Nếu bị phơi nhiễm ở niêm mạc mắt: Nhanh chóng rửa mắt bằng nước muối sinh lý trong 5 phút.
  • Nếu bị phơi nhiễm qua niêm mạc mũi, miệng: Cần nhanh chóng rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần.
  • Nếu bị dẫm chân vào bơm tiêm kiêm đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc, bạn cũng phải nhanh chóng rửa sạch bằng xà phòng nhiều lần.

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, nhanh chóng liên hệ tới các cơ sở y tế để được điều trị chống phơi nhiễm. Điều trị chống phơi nhiễm sớm sẽ ngăn ngừa được nguy cơ bị nhiễm HIV, với tỷ lệ thành công rất cao lên đến 95-99%. Hiệu quả sẽ cao nhất khi được điều trị sau vài giờ bị phơi nhiễm. Càng để lâu thì hiệu quả càng giảm và có thể không còn hiệu quả sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm.

Người bệnh cần hiểu rằng không phải cứ tiếp xúc với nguồn lây HIV thì sẽ bị nhiễm HIV. Nhưng khả năng bị lây nhiễm sẽ rất cao nếu không được điều trị phơi nhiễm. Do đó bạn cần hành động kịp thời để giảm nguy cơ mắc bệnh.

HIV có mấy giai đoạn?

  1. HIV giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu hay giai đoạn cấp tính của bệnh HIV. Sau khoảng 2-4 tuần sau khi bị phơi nhiễm, các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện.

Ở giai đoạn này, virus bắt đầu sinh sôi, gia tăng số lượng. Chúng lan đi khắp cơ thể và tấn công hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, lúc này, các triệu chứng của bệnh thường rất nhẹ khiến người bệnh không để ý. Các triệu chứng ban đầu của bệnh HIV cũng khá giống với các bệnh lý thông thường. Điều này khiến người bệnh chủ quan mà không biết rằng là giai đoạn có khả năng lây nhiễm HIV rất cao.

Cụ thể các biểu hiện ở giai đoạn 1 của bệnh HIV bao gồm:

  • Sốt nhẹ, ớn lạnh: Đây là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất khi bị nhiễm HIV. Người bệnh thường sốt khoảng 37,5-38 độ.
  • Các triệu chứng khi hệ miễn dịch bắt đầu bị tấn công: người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, đau nhức người. Viêm họng dẫn đến đau họng cũng là một triệu chứng phổ biến mà bạn cần để ý.
  • Nổi hạch: người bệnh có thể bị nổi hạch ở cổ, nách, bẹn…
  • Rối loạn tiêu hóa: thường xuyên bị buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân không rõ nguyên nhân…
  • Dễ bị nhiễm trùng: dễ bị nhiễm nấm, tưa miệng, phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và rối loạn kinh nguyệt.

  1. Bệnh HIV giai đoạn 2

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 với nhiều triệu chứng khác nhau thì đến giai đoạn 2, người bệnh lại không có biểu hiện nào cả. Điều này xảy ra là do giai đoạn này, virus HIV không tấn công hệ miễn dịch. Nếu không xét nghiệm, thì không ai ngay cả người bệnh biết được họ đã nhiễm HIV. Tuy nhiên, trên thực tế, virus HIV vẫn phát triển rất mạnh mẽ.

Giai đoạn 2 thường diễn ra trong một thời gian dài có thể lên đến 10 năm hoặc hơn. Những người không dùng thuốc thì bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Còn nếu được sử dụng thuốc đúng cách thì bệnh có thể trì hoãn sự phát triển trong nhiều thập kỷ.

Dù không gây ra triệu chứng nhưng ở giai đoạn 2, bệnh HIV vẫn có thể lây nhiễm. Kể cả đối với những người sử dụng thuốc để kìm hãm sự phát triển của virus thì virus HIV vẫn lây nhiễm nhưng có nguy cơ thấp hơn.

  1. Bệnh HIV giai đoạn 3

Giai đoạn 3 của bệnh HIV chính là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này người bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Người bị nhiễm HIV phải nhiều năm sau mới chuyển sang bị AIDS. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch ở của người bệnh rất yếu, hầu như mất hoàn toàn khả năng bảo vệ cơ thể. Việc điều trị trong giai đoạn này dường như rất khó khăn, người bệnh gần như chắc chắn cầm bản án “tử hình”. Và đương nhiên, ở giai đoạn 3, virus HIV vẫn có khả năng lây nhiễm cao.

Những biểu hiện của bệnh HIV ở giai đoạn 3 bao gồm:

  • Vì hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng khiến người bệnh mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội. Từ các bệnh viêm nhiễm thông thường như viêm họng, nhiễm nấm cho đến các bệnh nghiêm trọng như viêm nhiễm đường hô hấp, lao phổi, viêm màng não, viêm ruột thậm chí ung thư…
  • Ho sốt kéo dài
  • Người nổi hạch
  • Dễ bị nổi mẩn, viêm loét da
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không có sức
  • Khi bệnh phát triển nặng, người bệnh sẽ chỉ còn là một thân xác khô khốc, da bọc xương, da bị viêm loét hoại tử, khối u phát triển không ngừng…

Bệnh AIDS thường phát triển trong 2 năm trước khi khiến người bệnh tử vong. Một số loại thuốc có thể giúp người bệnh kéo dài cuộc sống thêm một thời gian ngắn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh HIV

Bất cứ ai mắc bệnh HIV sẽ đều bị tàn phá cơ thể và gây ra những tác hại nghiêm trọng. Nhưng có một số yếu tố dưới đây sẽ thúc đẩy bệnh phát triển mạnh mẽ hơn:

  • Tuổi tác cao: Nhiễm HIV khi tuổi càng cao thì bệnh phát triển càng nhanh
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.
  • Các nhiễm trùng cơ hội: Nếu nhiễm trùng cơ hội là những bệnh lý nguy hiểm như lao phổi thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh.
  • Có tiêm chích ma túy.

Những yếu tố trên sẽ khiến bệnh HIV phát triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Còn nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus và phòng chống nhiễm trùng cơ hội, thời gian sống của người bệnh sẽ được kéo dài thêm.

Trung hình phải mất 5-10 năm hoặc lâu hơn để virus HIV tàn phá cơ thể và gây nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng. Vì vậy đây là giai đoạn rất quan trọng để điều trị bệnh.

Phòng ngừa HIV như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh HIV, cần tránh tiếp xúc với những nguồn lây bệnh HIV. Cụ thể để ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ này, bạn cần làm những việc sau đây:

  1. Phòng chống lây bệnh qua đường tình dục

  • Chung thủy với một bạn tình, thực hiện chế độ một vợ –  một chồng là biện pháp tốt nhất.
  • Hạn chế số lượng bạn tình, và chắc chắn họ không có nguy cơ mắc HIV
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ngay cả là quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn vẫn cần sử dụng bao cao su.
  1. Phòng chống lây qua đường máu

  • Khi truyền máu phải đảm bảo mẫu máu an toàn, đã được xác nhận kiểm tra HIV.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác.
  • Đối với các nhân viên y tế: chỉ sử dụng bơm kim tiêm một lần.
  • Sàng lọc thật kỹ với người hiến tinh dịch.
  • Đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ xăm mình, bấm lỗ tai.
  1. Phòng chống lây nhiễm từ mẹ sang con

Nếu người mẹ bị nhiễm virus HIV cần phải:

  • Điều trị kháng virus cho mẹ.
  • Điều trị dự phòng cho con ngay sau khi sinh.
  • Nên thực hiện biện pháp đẻ mổ.
  • Không nuôi con bằng sữa mẹ.
  1. Xét nghiệm HIV sớm nhất

Ngay khi nghi ngờ mình có thể bị nhiễm HIV, bạn nên đi xét nghiệm HIV sớm nhất cơ thể. Những hành vi có nguy cơ cao bị phơi nhiễm HIV là: quan hệ tình dục không an toàn với người tiêm chích ma túy, quan hệ không an toàn với gái mại dâm, tiêm chích ma túy hoặc dùng chung bơm kim tiêm.

Trên đây là những thông tin về bệnh HIV và các biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn. Có thể các triệu chứng ban đầu của bệnh không đặc trưng nên khó để nhận biết. Vì vậy cách tốt nhất là phòng ngừa. Hãy thực hiện đúng các biện pháp phòng chống HIV để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

 

Tra cứu