Dài bao quy đầu ở trẻ & những điều cha mẹ cần lưu ý

Đã đăng 22/08/2020

Mặc dù không quá phổ biến như bệnh hẹp bao quy đầu, nhưng dài bao quy đầu cũng là căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể khiến cho con của bạn quấy khóc, khó chịu. Thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật bé trong tương lai.

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý. Các bậc phụ huynh hãy bổ sung ngay những kiến thức này để biết mình cần phải làm gì khi con nhỏ bị dài bao quy đầu.

Dài bao quy đầu là gì?

Mọi trẻ em nam khi sinh ra đều có bao quy đầu. Đây là một lớp da mỏng bao phủ lên phần đầu của dương vật (quy đầu). Sự tồn tại của bao quy đầu là để bảo vệ dương vật của trẻ tránh khỏi những tổn thương, viêm nhiễm do tác động của các yếu tố bên ngoài.

Có thể nhận định rằng, tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Sau một vài năm lớp da này sẽ tách ra khỏi phần đầu dương vật. Và đến tuổi dậy thì, bao da quy đầu sẽ tự lột xuống.

Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ sau một vài năm lớp da bao quy đầu vẫn trùm kín đầu dương vật, thì đây được xem là dài bao quy đầu bệnh lý. Dấu hiệu dài bao quy đầu ở trẻ thường biểu hiện qua các triệu chứng sau:

  • Phần da bao quy đầu dài phủ kín hoàn toàn phần đầu dương vật. Phần da này có thể dài hơn mức bình thường khoảng từ 1 – 1,5 cm.
  • Khi trẻ đi tiểu, nước tiểu thường không chảy hết, bị ứ đọng lại bên trong bao quy đầu. Phải mất một khoảng thời gian ngắn thì mới có thể ra hết.
  • Khi dùng tay kéo phần da bao quy đầu của trẻ xuống vẫn không thể thấy được phần quy đầu.
  • Rất khó quan sát được lộ niệu đạo của trẻ do bị lớp bao da quy đầu dài che lấp.

Dựa vào những triệu chứng này, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết và phát hiện sớm trẻ có bị dài bao quy đầu hay không để có cách xử lý kịp thời.

Nguyên nhân dài bao quy đầu

Trên thực tế chưa có một nghiên cứu nào xác định được chính xác nguyên nhân gây dài bao quy đầu ở trẻ em nam. Tuy nhiên, có 2 yếu tố thường gặp có thể gây ra tình trạng dài bao quy đầu bệnh lý cho trẻ nhỏ. Bao gồm:

  • Do bẩm sinh: Đây là tình trạng các bé trai bị dài bao quy đầu do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu. Điều này khiến cho lớp da bao quy đầu của trẻ không thể kéo lùi xuống khỏi phần quy đầu. Nguyên nhân này thường chiếm đa số các trường hợp dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ.
  • Do các tác động từ bên ngoài: Trong một số trường hợp, trẻ lúc đầu có thể có bao quy đầu bình thường nhưng lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý hay hóa học khiến cho da bao quy đầu bị kéo giãn, trùm kín dương vật. Những thương tổn như dương vật bị tích máu, tạo ra các vết bầm ở phần đầu dương vật. Về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng bao quy đầu kết dính với quy đầu, gây dài bao quy đầu.

Dài bao quy đầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nam khoa, cũng giống như bệnh hẹp bao quy đầu, bệnh dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục.

Nếu không được khắc phục kịp thời, dài bao quy đầu ở trẻ có thể gây ra những nguy hại sau:

  • Gây khó khăn cho việc vệ sinh

Phần da bao quy đầu quá dài, không lộn xuống sẽ khiến cho việc vệ sinh bên trong quy đầu gặp phải khó khăn. Nếu muốn loại bỏ các chất bẩn bên trong, bố mẹ phải dùng tay để kéo lớp da này xuống. Điều này có thể khiến trẻ bị đau, thậm chí là gây tổn thương ở lớp da bao quy đầu.

  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu

Bao quy đầu quá dài khiến việc vệ sinh dương vật trở nên khó khăn. Và điều này sẽ khiến cho các chất bẩn, nước tiểu sót lại tích tụ phía trong lớp da bao quy đầu. Đây là môi trường vô cùng thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm… xâm nhập, khiến trẻ bị viêm bao quy đầu, viêm quy đầu.

  • Kìm hãm sự phát triển của dương vật

Phần da bao quy đầu trùm kín hoàn toàn phần đầu dương vật sẽ khiến cho “cậu nhỏ” ít nhận được các kích thích bên ngoài để phát triển. Chính vì vậy, các bé trai bị dài bao quy đầu mà không được chữa trị. Khi trưởng thành, kích thước dương vật thường “khiêm tốn” hơn những người bình thường.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh lý:

Rất nhiều người thường băn khoăn, dài bao quy đầu có quan hệ được không? Nó gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh lý của nam giới. Thực tế, khi nam giới trưởng thành, tình trạng dài bao quy đầu khiến cho họ ít nhận được sự kích thích. Điều này làm cho thần kinh cảm giác của niêm mạc dương vật vì thế mà trở nên nhạy cảm hơn. Không chỉ làm ảnh hưởng đến sự khoái cảm khi quan hệ, bệnh lý này còn có thể gây ra một số vấn đề khác như xuất tinh sớm, yếu sinh lý…

  • Gây ra các bệnh lý nguy hiểm:

Bệnh dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ nếu để kéo dài quá lâu cũng sẽ có thể gây ra một loạt các bệnh lý khác rất nguy hại như viêm nhiễm niệu đạo, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, thậm chí là cả ung thư dương vật. Đây đều là những căn bệnh có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của phái nam.

Chính vì vậy, nếu con bạn đang có các dấu hiệu của dài bao quy đầu. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị phù hợp nhất.

Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ bị dài bao quy đầu

Khi trẻ bị dài bao quy đầu, bố mẹ phải chăm sóc cách nào cho đúng? Có lẽ rất nhiều phụ huynh đang loay hoay với vấn đề này.

Theo các bác sĩ nam khoa, tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ sơ sinh thường chưa gây ra bất cứ sự ảnh hưởng nào cho trẻ. Bởi lúc này lớp da bao quy đầu vẫn còn dính liền với quy đầu.

Sau vài năm, lớp da này sẽ tách ra và nếu trẻ bị dài bao quy đầu, bố mẹ cần chú ý chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn sau:

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Thường xuyên thay tã, tránh để trẻ bị hăm tã và kích ứng da.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ sạch sẽ khi tắm
  • Không nên cố gắng kéo da bao quy đầu của trẻ xuống. Vì điều này có thể gây rách, xước hoặc chảy máu ở bao quy đầu của trẻ.
  • Chỉ nên dùng tay kéo nhẹ nhàng da bao quy đầu xuống. Đến khi da không tuột xuống nữa thì dừng lại rồi vệ sinh bên trong quy đầu cho trẻ sạch sẽ. Lau khô bằng khăn mềm.
  • Sau khi vệ sinh xong, bạn nhớ kéo bao quy đầu của trẻ trở lại trạng thái bình thường, phủ lên đầu dương vật. Nếu không, nó có thể gây tình trạng thắt nghẹt bao quy đầu cho trẻ. Dẫn tới phù nề, sưng đỏ, thậm chí là hoại tử.

Với những trẻ lớn hơn:

Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh “bạn nhỏ” đúng cách. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau khi đi tiểu, tiểu khó… thì hãy cân nhắc đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi trẻ nhỏ có các triệu chứng sau đây, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dài bao quy đầu:

  • Dương vật của bé bị ngứa, đỏ hoặc sưng đau
  • Trẻ bị đi tiểu khó, phải rặn khi đi tiểu
  • Bao quy đầu bị phồng khi trẻ đi tiểu, một lúc sau mới hết
  • Trẻ bị sốt kéo dài không tìm ra nguyên nhân.

Cách chữa dài bao quy đầu cho trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ bị dài bao quy đầu, bác sĩ thường khuyến khích bố mẹ áp dụng các cách điều trị bảo tồn. Đây là các phương pháp đơn giản, có thể giúp cải thiện tình trạng dài bao quy đầu cho trẻ mà không cần phải can thiệp ngoại khoa.

Dưới đây là những cách chữa dài bao quy đầu tại nhà đơn giản mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ.

  • Nong bao quy đầu:

Nong bao quy đầu là biện pháp chữa dài bao quy đầu bảo tồn mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho trẻ ngay tại nhà.

Để áp dụng phương pháp này, bố mẹ cần vệ sinh tay và cơ quan sinh dục của trẻ sạch sẽ. Tiếp đó, bạn dùng tay nhẹ nhàng kéo căng da quy đầu của trẻ theo chiều ngang. Khi nào bạn cảm thấy bao quy đầu hơi giãn ra thì dùng 2 tay kéo căng bao quy đầu về phía trước rồi kéo ngược về phía sau. Khi nào trẻ cảm thấy đau thì dừng lại.

Bố mẹ kiên trì áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ có thể mang đến hiệu quả. Bạn cũng có thể đưa trẻ đến các bác sĩ để được hỗ trợ nong bao quy đầu.

  • Sử dụng thuốc mỡ:

Sử dụng thuốc mỡ để chữa dài bao quy đầu cũng là một cách điều trị bệnh cho trẻ mà bố mẹ có thể tham khảo. Thuốc chữa dài bao quy đầu cho trẻ thường là thuốc mỡ bôi ngoài da có chứa corticosteroid với hàm lượng 0,1% dexamethasone. Nó có tác dụng giúp làm giãn bao quy đầu để dễ dàng tuột xuống.

Khi sử dụng thuốc chữa dài bao quy đầu, bố mẹ nên bôi thuốc cả mặt trong và mặt ngoài bao quy đầu. Dùng đều đặn 2 lần/gày trong vòng 6 tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng dài bao quy đầu cho trẻ.

Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng điều trị dài bao quy đầu bằng thuốc cho trẻ không có hiệu quả. Các bạn nên cân nhắc áp dụng cách điều trị khác.

Cắt bao quy đầu cho trẻ

Nhắc đến cắt bao quy đầu, nhiều phụ huynh thường e ngại việc áp dụng cho trẻ nhỏ vì sợ nó sẽ làm ảnh hưởng đến dương vật của trẻ. Vậy trẻ bị dài bao quy đầu có phải cắt không? Phương pháp cắt bao quy đầu có nguy hại gì cho trẻ nhỏ không?

Theo các bác sĩ nam khoa, cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa rất phổ biến tại các cơ sở y tế. Đây là hình thức sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn phần da bao quy đầu thừa ra khỏi dương vật. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành định hình và khâu thẩm mỹ lại phần da quy đầu. Giúp cho phần quy đầu của trẻ được lộ ra ngoài hoàn toàn.

Có thể khẳng định rằng, cắt bao quy đầu là cách giúp điều trị bệnh dài bao quy đầu triệt để nhất cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

Về băn khoăn trẻ bị bao quy đầu dài có nên cắt không? Trên thực tế, cắt bao quy đầu thường không cần thiết trong điều trị dài bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bé trai trên 8 tuổi hoặc gặp phải các vấn đề sau:

  • Bị dài bao quy đầu bệnh lý
  • Bị viêm bao quy đầu nặng hoặc tái phát.
  • Đã áp dụng các biện pháp điều trị khác nhưng thất bại
  • Bị nghẹt bao quy đầu, không thể tuột lên về bình thường
  • Nhiễm trùng tiểu tái phát do dài bao quy đầu

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa, có tác động trực tiếp vào cơ quan sinh dục của trẻ. Do đó, nếu muốn đảm bảo an toàn khi cắt bao quy đầu, các bạn nên đưa trẻ đến các địa chỉ uy tín. Cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng thủ thuật riêng biệt. Bác sĩ cắt bao quy đầu phải là người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Có như vậy, thì việc cắt bao quy đầu mới được tiến hành thuận lợi, không bị biến chứng hay gây nguy hại gì cho sức khỏe của trẻ.

Bài viết trên đây đã khái quát những thông tin cần thiết về bệnh dài bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Sau khi tham khảo những nội dung này, bố mẹ đã có thể tự nhận biết được con mình có bị dài bao quy đầu không? Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến bệnh dài bao quy đầu. Hoặc muốn tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tình trạng dài bao quy đầu của con nhỏ. Hãy liên hệ đến đường dây nóng 02437.152.152 để được hỗ trợ chi tiết.

 

Tra cứu