Bị ngứa vùng kín khi mang thai nên làm gì?

Đã đăng 09/10/2020

Ngứa vùng kín là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, chúng không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy ngứa vùng kín khi mang thai thì nên làm gì? Bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không? Cách vệ sinh vùng kín khi mang thai như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Được làm mẹ là điều hạnh phúc vô cùng của phụ nữ. Tuy nhiên khi mang thai, cơ thể chị em thường có nhiều sự thay đổi. Thai phụ sẽ gặp nhiều phiền toái, điển hình là tình trạng ngứa vùng kín. Đây là những băn khoăn phổ biến mà chúng ta quan tâm khi chẳng may mắc triệu chứng ngứa vùng kín. Bài viết sau đây được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ CK I Sản phụ khoa Nguyễn Thị Thu Hiên của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai

Theo bác sĩ Hiên chia sẻ: “Bà bầu bị ngứa vùng kín khi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, thai phụ cần chú ý một số nguyên nhân điển hình gây ra ngứa vùng kín sau đây”:

  1. Viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ

Ngứa vùng kín có thể coi là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm đường sinh dục khi phụ nữ mang thai. Điều này xảy ra do sự ảnh hưởng của hormone sinh dục, từ đó môi trường Ph trong âm đạo bị xáo trộn theo. Khi môi trường âm đạo có tính axit cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm kí sinh phát triển và gây bệnh. Ví dụ các loại nấm và vi khuẩn như:

  • Nấm Candida: thường cư trứ bên trong âm đạo, chúng hoàn toàn vô hại khi môi trường giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong thời gian thai nghén sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột làm thay đổi độ pH vùng âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi phát triển và gây bệnh. Việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do nấm Candida thường rất dễ dàng nhưng bệnh lại rất hay tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì thế, mẹ bầu cũng nên cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho thai nhi. Với trường hợp mẹ vẫn mắc bệnh thì khi sinh con qua âm đạo nấm có thể dính vào niêm mạc vùn miệng hoặc viêm da do nấm. Nguy hiểm hơn nữa là bé bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu có thể sẽ bị viêm phổi do nấm.
  • Vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV): thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, cứ khoảng 5 người thì sẽ có 1 người bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triểm một cách quá mức trong thai kỳ do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone. Những biểu hiện của bệnh tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh. Bệnh có mối liên quan đến các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp hai lần so với người không bị bệnh, con sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cũng sau khi sinh qua âm đạo hoặc mổ.

 

Có thể thấy, viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa vùng kín của bà bầu. Những vi khuẩn có hại như Bacterial Vaginosis (BV), trùng roi, nấm Candida sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu chị em không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

  1. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục – nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Không chỉ có những vi khuẩn, nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa mà nguy hiểm hơn, là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh Clamydia, bệnh sùi mào gà. Cụ thể như sau:

  1. Bệnh lậu: Lậu cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai có mức độ nguy hiểm. Nếu thời gian ủ bệnh khá lâu người mẹ sẽ gặp các triệu chứng như tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau vùng bụng dưới. Viêm phụ khoa khi mang thai do lậu cầu khuẩn nếu không điều trị dứt điểm sẽ tác động xấu đến thai nhi: Nguy cơ sinh non tăng lên 8%; Gây viêm màng ối, vỡ ối; Trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai. Bên cạnh đó, khuẩn lậu dễ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thông qua âm đạo. Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục xâm nhập vào mắt gây nên tình trạng kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. Từ ngày thứ hai sau sinh, mắt của bé sẽ bị sung huyết, có nhiều mủ vàng gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.
  • Bệnh Chlamydia: Chlamydialà một trong những bệnh phổ biến nhất lây nhiễm qua đường tình dục, cả nam giới hay nữ giới đều có thể mắc. Những hiện tượng của bệnh Chlamydia là tiết dịch âm đạo, khí hư bất thường (dịch màu vàng nhạt hoặc trắng), ngứa râm ran vùng kín và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn tới cơ quan sinh sản của nữ giới, thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
  • Bệnh sùi mào gà: Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra. Bệnh sùi mào gà ở nữ sẽ khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi các u nhú xuất hiện nhiều dần ở âm đạo, môi lớn, môi bé thì bệnh đã tiến triển nặng hơn. Bệnh sùi mào gà không gây ngứa nhưng thường sẽ kết hợp với những tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo khác tạo nên tình trạng ngứa, rát vùng kín.

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục chúng tôi vừa nêu trên có sự nguy hiểm không chỉ đến thai phụ mà còn là thai nhi. Chị em nếu có bất kỳ biểu hiện nào như vậy thì nên đi thăm khác bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời.

  1. Nhiễm trùng đường tiết niệu – nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Khi thai nhi phát triển, tử cung ngày càng nở rộng ra, khiến áp lực tác động lên bàng quang ngày càng lớn. Tử cung chèn ép bàng quang có thể ảnh hưởng tới quá trình bài tiết nước tiểu, gây tiểu rắt, tiểu không kiểm soát…

Chính điều này khiến cho nhiễm trùng đường tiểu dễ xảy ra hơn. Streptococcus nhóm B là một trong những loại vi khuẩn chủ yếu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này gây hại cho trẻ sơ sinh, gây ra các triệu chứng khó chịu khác trong thai kỳ như : Âm đạo ngứa và nóng rát, đau bụng, tiểu rắt, tiểu buốt.

  1. Viêm nang lông – nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Viêm nang lông xảy ra khi các lỗ chân lông bị viêm tắc bởi mồ hôi, vi khuẩn hoặc nấm… dần dần hình thành nên các nốt mụn trắng, mụn mủ. Thông thường, những lông ở vùng kín có chức năng bảo vệ  khu vực nhạy cảm khỏi những tác động cọ sát hằng ngày.

Tuy nhiên, khi mang bầu, vùng kín tiết nhiều khí hư, trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động gây viêm nang lông. Khi bị viêm nang lông, chị em thường có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.

Cách tốt nhất mà bạn nên làm khi bị viêm nang lông, gây ngứa vùng kín trong thời mang thai là vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng mỗi ngày. Nếu có “dọn cỏ” thì chỉ nên cắt tỉa cho gọn gàng thôi nhé.

  1. Di ứng các hóa chất tẩy rửa 

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi, trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì vậy, vùng kín của bà bầu rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với sản phẩm tẩy rửa. Chị em nên lưu ý các loại xà bông, sữa tắm, chất làm mềm vải có độ kiềm cao. Thậm chí, cần phải chọn lựa loại giấy vệ sinh phù hợp

Những sản phẩm tẩy rửa mà bạn sử dụng trước đó cảm thấy thoải mái, không vấn đề gì thì cũng có thể gây kích ứng vào thời điểm “bầu bí”, khiến da bị mụn ngứa, mẩn đỏ.

Tóm lại, những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai của chị em thường đến từ nguyên nhân như: Bệnh lây qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nang lông, di ứng các hóa chất tẩy rửa…. Để nhận biết chính xác ngứa vùng kín là biểu hiện của bệnh gì, chị em nên đến thăm khám bác sĩ uy tín, có chuyên môn cao, điều trị dứt điểm tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Hiên, ngứa vùng kín xuất hiện ở phụ nữ không chỉ là triệu chứng bình thường. Nếu những dấu hiệu đó có nguyên nhân từ bệnh lây truyền qua đường tình dục, nấm, vi khuẩn thì sẽ rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời khám và điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến cả thai phụ và em bé.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai nếu do thay đổi nội tiết tố, dị ứng hóa chất thì chỉ là tình trạng tạm thời. Bạn có thể tự giải quyết bằng một số mẹo tại nhà, chẳng hạn rửa vùng kín với barking soda, lá chè xanh, lá kinh giới…

Để xác định chính xác mức độ nguy hiểm của triệu chứng ngứa vùng kín và có lộ trình điều trị phù hợp thì bạn nên đến hỏi tư vấn của bác sĩ. Bạn có thể click vào [Tư Vấn Tại Đây] để được nghe những chia sẻ, lời khuyên của bác sĩ

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín phụ nữ khi mang thai

Qua những chia sẻ của bác sĩ CK I Phụ Khoa Nguyễn Thị Thu Hiên, chắc hẳn bạn đọc đã có những thông tin cần thiết về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai. Bên cạnh đó, việc có biện pháp vệ sinh vùng kín là điều hết sức quan trọng đối với thai phụ. Bác sĩ Hiên cũng có một vài chia sẻ với chị em về những phương pháp sau:

Vệ sinh vùng kín cho bà bầu sạch sẽ và thận trọng là cách tốt nhất giảm nguy cơ viêm nhiễm. Mẹ bầu lưu ý:

  • Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần lót ẩm ướt, quần chật bó sát, ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu; nên thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ “vùng kín” luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và “vùng kín” hàng ngày. Không tắm bằng bồn lâu; không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
  • Nên dùng nước ấm để làm sạch “vùng kín”. Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm như: ngứa, dịch âm đạo có mùi hôi… thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị. Không nên dùng thường xuyên dung dịch vệ sinh để rửa “vùng kín”, vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
  • Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch “vùng kín” bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.   – Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
  • Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng, vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non. Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su, không xuất tinh vào trong âm đạo

Cách vệ sinh vùng kín cho bà bầu khi mang thai là cực kỳ quan trọng. Hành động này không chỉ ngăn ngừa vi khuẩn, nấm… tấn công mà còn giúp chị em có tâm lý và thể trạng tốt cho quá trình “vượt cạn” sắp tới.

Hy vọng rằng sau những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên – phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và một số cách vệ sinh khi chị em bị ngứa vùng kín trong giai đoạn mang thai.

 

Tra cứu