Bệnh giang mai là gì: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
admin Đã đăng 04/10/2021
Giang mai là căn bệnh hoa liễu điển hình. Nó có từ rất lâu đời, mức độ nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Một điều đáng nói là không như những bệnh xã hội khác, giang mai hoàn toàn có thể được chữa trị nếu như thực hiện sớm, đúng cách. Cùng tìm hiểu xem bệnh giang là gì, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội. Nói như vậy bởi nó có mức độ ảnh hưởng lớn đến cộng đồng vì khả năng lây nhiễm nhanh. Đặc biệt là với các tệ nạn xã hội như mại dâm, đồng tính nam. Hiểu bệnh giang mai là gì giúp chúng ta chủ động, phòng và trị bệnh có hiệu quả.
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục
Giang mai lây truyền qua đường tình dục. Có tới 90% bệnh nhân mắc bệnh do những tiếp xúc tình dục không an toàn với các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Chính vì thế, bệnh giang mai được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nếu như bạn có quan hệ tình dục, nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, thiếu lành mạnh, không có các biện pháp bảo vệ…thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao.
Giang mai là bệnh do vi khuẩn
Xoắn khuẩn giang mai được cho là tác nhân gây ra bệnh giang mai ở người. Đặc điểm của loại vi khuẩn này là có hình xoắn ốc. Chúng xoắn nhiều vòng có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Chúng sống và phát triển mạnh ở vùng niêm mạc, bán niêm mạc, thậm chí là vào máu.
Có thể thấy rằng, bệnh giang mai là gì? Đây chính là một bệnh xã hội, lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm. Chúng ta cần chủ động tầm soát tốt.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nhiều người khi mắc bệnh đều thắc mắc nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì? Do đâu mà tôi lại bị bệnh giang mai?…Những câu hỏi này không quá hiếm gặp. Bởi lẽ, bản thân người bệnh không phải lúc nào cũng có kiến thức.
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Bệnh giang mai có nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó các nguyên nhân chính gồm:
Nguyên nhân gây bệnh giang mai do quan hệ tình dục không an toàn
Việc quan hệ tình dục bằng bất cứ con đường nào, bao gồm cả đường tình dục, hậu môn, miệng đều khiến bạn bị giang mai. Lý do là bởi xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào vùng niêm mạc, bán niêm mạc, vùng da bị trầy xước.
Những vị trí như bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng…có lớp niêm mạc rất mỏng. Thêm vào đó những vị trí này luôn ẩm ướt là điều kiện để xoắn khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Nếu như bạn có quan hệ tình dục không an toàn, tức là bạn có nguy cơ mắc giang mai.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai do truyền từ mẹ sang con
Nếu như người bị bệnh giang mai, thì nguy cơ có thể lây sang cho con của họ bằng nhiều cách:
- Lây truyền trong khi sinh đẻ: Đứa bé tiếp xúc với dịch mủ, có chứa xoắn khuẩn giang mai qua đường âm đạo;
- Lây qua nhau thai, cuống rốn: Mẹ bị giang mai giai đoạn 3, 4, lúc này giang mai đã ăn vào máu. Lúc này xoắn khuẩn giang mai có thể lây sang cho bé qua nhau thai, cuống rốn;
- Lây khi chăm sóc: Nếu không thận trọng mẹ có thể lây giang mai sang cho bé do những tiếp xúc gián tiếp như dùng chung đồ dùng cá nhân,…
Người mẹ trong thai kỳ cần khám thai định kỳ, nếu có nghi ngờ cần làm xét nghiệm giang mai để phát hiện sớm. Các bác sĩ sẽ có những tư vấn phù hợp theo từng tuổi thai.
Giang mai lây truyền qua sử dụng chung đồ dùng
Nếu như trong gia đình bạn có người bị giang mai, lại không có các biện pháp can thiệp, phòng ngừa. Lúc này, bệnh giang mai có thể lây bệnh sang những thành viên khác trong gia đình. Ví dụ như dùng chung khăn tắm, đồ lót, chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị giang mai. Biết được các nguyên nhân này giúp bạn chủ động có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai là căn bệnh rất phức tạp. Nói như vậy bởi những triệu chứng của bệnh khác nhau ở từng giai đoạn. Có giai đoạn có biểu hiện rầm rộ, có giai đoạn lại âm thầm diễn tiến nhưng không có biểu hiện gì. Do đó, chúng ta cần phải hết sức thận trọng. Cụ thể những triệu chứng của bệnh giang mai như sau:
Triệu chứng giang mai giai đoạn đầu
Lúc đó, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đó là một vết trợt nông có bờ, hình bầu dục. Vết loét này có thể tự khỏi sau vài tuần. Điều này khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng đã khỏi bệnh hoặc chỉ là vết loét đơn thuần. Chính vì thế, họ thường chủ quan không đi thăm khám.
Vết loét này có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng. Tùy từng cách tiếp xúc, vị trí tiếp xúc mà bệnh nhân có vị trí xuất hiện khác nhau.
Triệu chứng giang mai giai đoạn 2
Lúc này, những biểu hiện của bệnh giang mai bao gồm:
- Nổi ban khắp cơ thể: lòng bàn tay, bàn chân, lưng, bụng…;
- Ban không gây đau ngứa;
- Mệt mỏi, đau họng, nhức mỏi cơ thể, đầu đau;
- Sụt cân bất thường;
- Nổi hạch;
Những biểu hiện này cũng có thể tự khỏi ngay cả khi không áp dụng các biện pháp điều trị nào. Thế nhưng, bệnh lại đang diễn tiến nặng hơn, chuyển sang giai đoạn khác.
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, bệnh nhân không được can thiệp chữa trị đúng có thể dẫn đến các biến chứng sang các tạng khác. Giang mai có thể lan tới thần kinh, thị giác. Giai đoạn này có thể không gây lây nhiễm sang cho người khác. Nhưng phụ nữ mang thai có thể lây sang cho con của họ.
Người ta còn gọi giai đoạn này là giai đoạn tiềm ẩn vì không có biểu hiện. Giai đoạn này có thể diễn ra vài năm.
Triệu chứng giang mai giai đoạn 4
Những triệu chứng của giang mai lúc này có thể lan sang các tạng khác như tim mạch, thần kinh, não, máu…Triệu chứng có thể kéo dài 10 -30 năm. Một khi xoắn khuẩn giang mai ăn vào máu, thần kinh…có thể là tổn thương và gây tê liệt hoạt động. Từ đó, có thể phá hủy cơ thể, cuối cùng dẫn tử vong.
Một số triệu chứng thường gặp như:
- Viêm màng não;
- Tê liệt;
- Điếc;
- Mù lòa;
- …
Có thể thấy, triệu chứng giang mai rất phức tạp. Tùy vào giai đoạn, tình trạng mà những triệu chứng lại khác nhau.
Chẩn đoán bệnh giang mai
Bệnh giang mai có thể được chẩn đoán thông qua nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đi đến cơ sở y tế để kiểm tra cụ thể. Những biện pháp chẩn đoán bệnh giang mai nh:
Khám lâm sàng
Các bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp ở vị trí xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Kết hợp các bước khai thác thông tin bệnh lý, tiền sử quan hệ tình dục, dịch tễ…
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định nhằm thu thập đầy đủ các căn cứ để kết luận bệnh. Những xét nghiệm giang mai thường được chỉ định như:
- Soi kính hiển vi trường tối;
- Sàng lọc RPR;
- Tìm kháng thể đặc hiệu;
Tùy vào giai đoạn bệnh, tình trang, điều kiện cơ sở y tế mà bác sĩ chỉ định những biện pháp xét nghiệm khác nhau.
Điều trị bệnh giang mai
Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai đó là điều trị sớm, đủ liều, đúng thời gian quy định. Do đó, nếu như có nghi ngờ bệnh chúng ta cần đi khám càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị như thế nào còn tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh.
Thông thường nhất, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ của WHO. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên trước khi dùng kháng sinh cần test để tránh dị ứng.
Trường hợp phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì có thể dùng kháng sinh một liều, hoặc thêm liều. Mọi loại thuốc đều cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Không có biện pháp chữa giang mai tại nhà khi chưa có chỉ định.
Tại một số cơ sở y tế có thể lựa chọn những biện pháp điều trị kết hợp khác nhằm nâng cao hiệu quả chữa trị. Điển hình như phương pháp kích hoạt miễn dịch. Nó vừa giúp nâng cao hiệu quả chữa trị, vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể.
Bởi một trong những nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn đó chính là hệ miễn dịch kém. Từ đó vi khuẩn có cơ hội phát triển gây bệnh. Phương pháp này được đánh giá cao bởi sự kết hợp điều trị và phục hồi, ít tác dụng phụ.
Những thông tin trên đây đã cung cấp đầy đủ về bệnh giang mai là gì, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Chúng ta có thể chủ động tầm soát bệnh một cách có hiệu quả nhất. Nếu còn băn khoăn, đừng ngại chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được giải đáp miễn phí.