Bà bầu bị ngứa vùng kín do nguyên nhân nào gây ra?

Đã đăng 13/10/2021

Bà bầu bị ngứa vùng kín có thể là hiện tượng sinh lý do vùng kín ra nhiều dịch. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa hoặc bệnh xã hội. Các bệnh lý này có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Do đó, chị em tuyệt đối không nên chủ quan tình trạng này. Vậy bà bầu bị ngứa vùng kín do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị vấn đề này như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời!

Ngứa vùng kín là tình trạng thường gặp ở bà bầu

Bà bầu ngứa vùng kín biểu hiện nào kèm theo?

Ngứa vùng kín không phải hiện tượng hiếm gặp trong thời gian mang thai. Tình trạng ngứa vùng kín thường xảy ra ở bộ phận âm hộ, âm đạo hoặc lông mu. Tình trạng ngứa vùng kín có thể kèm theo các điều kiện khác như:

  • Khí hư ra nhiều và có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng, trắng đục
  • Khí hư có mùi hôi khó chịu
  • Bà bầu đi tiểu rắt, tiểu buốt
  • Đau rát âm đạo khi quan hệ tình dục 
  • Vùng kín nổi mụn bất thường

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa vùng kín

Trong thời gian mang thai, hệ nội tiết tố biến đổi khiến nữ giới dễ mắc các bệnh phụ khoa. Bà bầu bị ngứa vùng kín có thể là biểu hiện của các các vấn đề sau:

Vùng kín ra dịch nhiều

Sự thay đổi nội tiết tố khiến vùng kín tiết nhiều dịch

Khi mang thai vùng kín ra nhiều dịch hơn do hệ nội tiết thay đổi. Điều này khiến vùng kín luôn ẩm ướt và bị kích ứng. Việc vệ sinh không sạch sẽ hoặc mặc quần lót quá chật chội có thể khiến vùng kín bị ngứa ngáy. Nguyên nhân này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên bạn cần chú ý giữ vùng kín khô ráo để tránh viêm nhiễm phụ khoa.

Vùng kín bị ngứa do bệnh trĩ

Nguyên nhân thứ hai khiến bà bầu bị ngứa vùng kín có thể là bệnh trĩ. Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do thai nhi chèn ép lên các cơ quan tiêu hóa và gây ra táo bón, dần dần biến chuyển thành bệnh trĩ. Bệnh trĩ khiến bà bầu đi đại tiện rất đau đớn và có thể chảy máu. Triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ là ngứa ngáy quanh khu vực hậu môn và vùng kín. 

Để giảm bớt tình trạng này, chị em nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.

Viêm âm đạo

Bà bầu bị ngứa vùng kín có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa rất điển hình là viêm âm đạo. Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa do các tác nhân như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có thể do sự thay đổi PH trong môi trường âm đạo, do rối loạn nội tiết tố hoặc vấn đề vệ sinh không đảm bảo.

Bệnh viêm âm đạo còn khiến vùng kín ngứa rát sưng tấy, đi tiểu đau buốt và khí hư có mùi hôi.  

Bệnh viêm âm đạo không phải bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng viêm nhiễm có thể lây lan lên các cơ quan sinh sản quan trọng. Để ngăn ngừa viêm nhiễm mỡ lan lên cổ tử cung và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, bạn nên đi thăm khám để điều trị sớm.

Do các bệnh tình dục

Bà bầu bị ngứa vùng kín cũng không ngoại trừ các bệnh xã hội nguy hiểm như sùi mào gà, giang mai, lậu… Các bệnh lý này thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn. Cách nhận biết các bệnh xã hội nguy hiểm này là:

  • Vùng kín có các vết trợt loét, mọc mụn bất thường
  • Vùng kín có mùi hôi khó chịu
  • Đi tiểu rắt, tiểu buốt 

Viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân tiếp theo khiến bà bầu bị ngứa vùng kín là các bệnh viêm đường tiết niệu. Do thai nhi chèn ép lên bàng quang và gây kích thích bàng quang, nên chị em rất dễ bị rối loạn tiểu tiện. Đồng thời do hệ miễn dịch suy giảm nên bà bầu rất bị viêm đường tiết niệu. 

Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm đường tiết niệu là: Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt tiểu buốt, ngứa ngáy âm đạo, có thể đi tiểu ra máu…

Rạn da khiến bà bầu ngứa vùng kín

Rất nhiều phụ nữ mang thai bị rạn da. Rạn da thường xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Mỗi người phụ nữ lại bị rạn da ở một vị trí khác nhau, nhưng chủ yếu là vùng bụng dưới, quanh mu và cùng bẹn. Rạn da không chỉ khiến làn da mất thẩm mỹ mà còn gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.

Rạn da cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa vùng kín

Viêm nang lông

Nguyên nhân tiếp theo hướng bà bầu bị ngứa vùng kín là bệnh viêm nang lông. Nang lông bị tắc nghẽn mồ hôi và bụi bẩn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nang lông. Tại vị trí bị viêm thường hình thành các nốt mụn trắng và gây ngứa ngáy.

Các bác sĩ khuyên rằng chị em không nên gãi ngứa vì việc này có thể gây tổn thương da và khiến cho viêm nhiễm nặng hơn. Bạn hãy chú ý hơn đến việc vệ sinh vùng kín trong thời gian này.

Do các nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh gì đã kể trên thì bà bầu bị ngứa vùng kín có thể do các vấn đề sau:

  • Sự tăng sinh mạch máu dưới ra khiến cho da dễ bị kích ứng và ngứa ngáy
  • Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn làm vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây ra tình trạng ngứa ngáy.
  • Thiếu vitamin B2 cũng có thể là ngay vùng kín

Bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai có tác hại gì không?

Khi bị ngứa ngoài vùng kín, bà bầu lo lắng tình trạng này có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy bà bầu bị ngứa vùng kín có các tác hại gì? Giải đáp câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết tùy theo nguyên nhân và tình trạng này sẽ ảnh hưởng khác nhau để sức khỏe của thai phụ. 

Bà bầu có thể phải chịu các tác động sau:

Khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày

Ngứa ngáy vùng kín sẽ khiến chị em khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề này cũng khiến họ mất tự tin trong hoạt động tình dục.

Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

Nếu nguyên nhân gây ngứa ngoài vùng kín là các bệnh phụ khoa thì các bệnh lý này rất dễ lây nhiễm sang các cơ quan khác. Viêm nhiễm có thể lan và sâu bên trong tử cung và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Ngoài ra việc quan hệ tình dục sẽ lây nhiễm các bệnh lý hay cho chồng. 

Tác động tiêu cực đến sức khỏe thai nhi

Một số bệnh gây ngứa ngoài vùng kín tác động tiêu cực đến sức khỏe thai nhi. Ví dụ bệnh xã hội có thể gây ra biến chứng sảy thai hoặc sinh non. Trẻ sinh ra cũng có thể bị lây nhiễm các bệnh lý này.

Cách xử lý khi bà bầu bị ngứa vùng kín

Cách khắc phục tình trạng ở ngoài vùng kín cho bà bầu là:

  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, giữ vùng kín luôn khô ráo
  • Mặc quần áo rộng rãi và có độ thấm hút tốt
  • Thăm khám và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
  • Không nên ăn nhiều đường vì đây là tác nhân cho nấm phát triển

Nếu tình trạng ngứa ngoài vùng kín kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Các bác sĩ sẽ luôn ưu tiên phương pháp điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. 

Cách phòng ngừa ngứa vùng kín khi mang thai

Trong thời gian mang thai chị em dễ bị mắc các bệnh phụ khoa cũng như các vấn đề ở vùng kín. Vì vậy bạn nên chủ động phòng tránh tình trạng này bằng các biện pháp sau:

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH thích hợp. 
  • Thay quần lót 1 đến 2 lần mỗi ngày
  • Sử dụng quần lót có chất liệu thông thoáng, kháng khuẩn tốt
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều đường

Tóm lại bà bầu ngứa vùng kín là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa và bệnh xã hội. Các bệnh lý này nếu không được điều trị triệt để đều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Do đó khi tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. 

 

 

Tra cứu