Bệnh viêm gan B là gì? Nguyên nhân & Triệu chứng
Dương Thu Hằng Đã đăng 22/08/2019
Viêm gan B là gì? Sự nguy hiểm của bệnh lý này ra sao? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn về viêm gan B chú ý theo dõi nhé..
Theo thống kê tỉ lệ người biến chứng sơ gan, suy gan hay thậm chí ung thư gan từ viêm gan B có tỉ lệ rất cao.
Chính vì thế việc tìm hiểu thông tin về viêm gan B tìm hiểu ra nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh là một hành động rất thông minh của bạn.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B do virus HBV gây ra, người nhiễm HBV cũng có thể lây nhiễm cho người khác thế nên trong y học người ta xếp viêm gan B là bệnh STI nguy hiểm.
Thông thường, bệnh lý này phát triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính:
- Viêm gan B cấp tính: Bắt đầu sau khi nhiễm virus khoảng 6 tháng. Virus gây bệnh trong giai đoạn này có thể bị đào thải ở người có hệ miễn dịch tốt với tỉ lệ rất nhỏ.
- Viêm gan B mạn tính: Xảy ra khi tình trạng cấp tính không được điều trị và có thể kéo dài cả đời. Nếu có thêm sự tác động của các yếu tốt như rượu, bia… sẽ gây ra các biểu hiện bệnh.
Sự phổ biến của bệnh viêm gan B
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm gan B là mối đe dọa tới sức khỏe toàn cầu khi có tới gần 400 triệu người mắc bệnh ở thể mãn tính.
Theo công bố của bộ Y Tế, nước ta tỉ lệ bệnh nhân nhiễm virus viêm gan siêu vi B dao động từ 15 – 25% mật độ phân bố theo từng vùng miền và địa phương khác nhau.
Đối tượng dễ mắc viêm gan B
Bệnh viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở những người có khả năng miễn dịch kém.
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm gan B
Như các bạn đã biết, HIV là căn bệnh đánh sợ có khả năng lây nhiễm cao thì viêm gan B tỉ lệ lây nhiễm của nó còn gâp 100 lần virus HIV.
Nguyên nhân là do virus viêm gan B có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài trong khoảng thời gian lên tới 1 tháng.
Viêm gan B chủ yếu lây nhiễm qua 3 con đường chính là:
- Quan hệ tình dục không an toàn qua mọi con đường: âm đạo, hậu môn, miệng.
- Lây qua đường máu: truyền máu, hiến máu, xăm, dùng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc trực tiếp với máu (kể cả máu khô).
- Lây từ mẹ sang con khi mang thai và sinh nở.
Dấu hiệu nhận biết viêm gan B
Khi bị viêm gan B, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu sau:
- Cơ thể mệt mỏi;
- Ăn uống không ngon miệng, lười ăn;
- Hay buồn nôn, nôn;
- Đau bụng;
- Rối loạn tiêu hóa;
- Nước tiểu có màu vàng đậm;
- Phân có màu xanh xám
- Vàng da, vàng mắt;
- Sưng bụng, chướng bụng;
- Xuất huyết dưới da;
- Đau nhức xương khớp.
Các biểu hiện của viêm gan B không quá rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Thậm chí có nhiều trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian dài mà không xảy ra bất cứ triệu chứng nào.
Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B
Viêm gan B vô cùng nguy hiểm. Bởi nếu không được điều trị sớm, căn bệnh này có thể tác động và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới hoạt động của gan.
Những biến chứng nguy hiểm mà viêm gan B có thể gây ra gồm:
- Xơ gan;
- Suy gan cấp;
- Ung thư gan;
- Viêm gan D;
- Bệnh não do gan;
- Viêm cầu thận;
- Tăng áp suất mạch môn;
- Tử vong.
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Virus viêm gan B có thể tìm thấy trong nước tiểu, máu, nước bọt, tinh dịch và dịch tiết vùng kín của người bệnh. Do đó, để chẩn đoán viêm gan B, người bệnh thường phải thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu….
- Siêu âm ổ bụng: gan, mật….
- Miễn dịch học: HBsAg, anti HBs, HbeAg, IgM anti HBc…
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác tình trạng và giai đoạn phát triển của bệnh.
Cách điều trị viêm gan B hiệu quả
Viêm gan B khi xảy ra ở người trưởng thành nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi và loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể. Ở một số trường hợp bệnh nhân có thể sống chung với viêm gan B cả đời.
Khi bị mắc viêm gan B, điều đầu tiên mà người bệnh cần làm là đi thăm khám tại các khoa tiêu hóa – gan mật.
Thông qua kết quả khám, bác sĩ sẽ xác định được chính xác tình trạng bệnh và áp dụng phương pháp chữa phù hợp.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị viêm gan B. Các phương pháp chữa trị bệnh chủ yếu là giúp ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi của virus đồng thời nâng cao thể trạng cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Thuốc chữa viêm gan B gồm 2 nhóm cơ bản sau:
- Nhóm thuốc tác động tới hệ thống miễn dịch: Interferon, Interferon-alpha, Interleukin-2,…
- Nhóm thuốc chống virus viêm gan B: Lamivudine, Ribavirin, Famciclovir…
Bên cạnh đó, để chữa viêm gan B, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc nam.
Các loại thuốc này có tác dụng lưu thông khí huyết ở gan, giảm bớt sự tích tụ máu và điều hòa chức năng tì, thận.
Lưu ý: Dù điều trị bằng bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không nên tự ý chữa bệnh tại nhà để tránh gặp phải những hậu quả nghiêm trọng.
Phòng tránh viêm gan B bằng cách nào?
Tiêm vacxin chính là cách phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay.
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO: Trẻ sơ sinh cần tiêm vacxin phòng viêm gan B sau khi sinh 24 giờ và các mũi 2, 3 với khoảng cách thời gian tối thiểu là 4 tuần.
Ngoài ra, tất cả trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người trưởng thành có nguy cơ mắc viêm gan B đều nên chủng ngừa bệnh bằng cách tiêm vacxin.
Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh viêm gan B hiệu quả, bản thân mỗi người cũng cần chú ý những vấn đề sau:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân có chứa máu hoặc chất dịch của người bệnh;
- Nên băng bó các vết thương hở trên cơ thể;
- Không chạm vào máu (kể cả máu khô) hoặc chất dịch của bất cứ ai mà không dùng găng tay bảo vệ;
- Không mang thai khi bị mắc viêm gan B;
- Trẻ sinh ra có mẹ mắc viêm gan B cần được chủng ngừa và điều trị ngay.
Có thể khẳng định rằng viêm gan B là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Và để cho bệnh lý này không có cơ hội lây nhiễm vào cơ thể.
Bản thân mỗi người chúng ta cần áp dụng các cách phòng tránh bệnh hiệu quả theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên hình thành thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể tầm soát viêm gan B hiệu quả.