Khám thai và các mốc thời gian khám thai định kỳ cần biết
admin Đã đăng 12/08/2021
Trong quá trình mang thai, bạn cần ghi nhớ các mốc khám thai định theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời đây là biện pháp để phát hiện sớm và xử lý những dị tật thai nhi hoặc bất thường. Vậy có các mốc khám thai nào? Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về các mốc khám thai và nội dung thăm khám để bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang hoặc sắp có ý định mang thai thì hãy cùng theo dõi nhé!
Khám thai được thực hiện trong suốt thai kỳ với nhiều mốc quan trọng. Mỗi mốc khám thai bác sĩ kiểm tra những vấn đề khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bạn nên những lịch khám thai bà đi khám thai đúng hẹn. Về đây là 10 mốc khám thai quan trọng:
Khám thai lần đầu tiên
Lần khám thai đầu tiên diễn ra vào khoảng tuần thứ 5 đến 8. Trong lần này, bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số sau:
- Kiểm tra cân nặng, chiều cao của thai phụ để đánh giá mức độ thừa cân béo phì. Nếu cơ thể quá thừa cân, bác sĩ sẽ hướng dẫn các phương pháp hạn chế biến chứng.
- Nếu siêu âm chưa rõ tuổi thai thì sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone HCG.
- Kiểm tra huyết áp của thai phụ có bị cao huyết áp không, phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật
- Siêu âm thai để phòng trừ trường hợp thai ngoài tử cung
- Tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh sinh
- Xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh lý bao gồm: Sởi, thủy đậu, viêm gan B, giang mai, HIV AIDS, nhóm máu…
- Đồng thời trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ trong việc việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
Khám thai lần thứ 2
Lần khám thai thứ hai được thực hiện vào thời điểm thai nhi 11 đến 14 tuần. Trong lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra các dịch vụ sau:
- Kiểm tra cân nặng huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
- Xét nghiệm double test đề kiểm tra các bất thường ở thai nhi như: Thai vô sọ, thoát vị rốn, bàng quang lớn…Xét nghiệm này cũng nhằm xác định độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ bệnh down.
- Nếu kết quả xét nghiệm thai nhi có nguy cơ bệnh down, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu hơn.
Khám thai lần thứ 3
Lần khám thai thứ ba được thực hiện vào tuần 16 đến 20 của thai kỳ. Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được siêu âm để kiểm tra chi tiết về hình thái thai nhi. Điều này giúp bác sĩ xác định các dị tật ở thai nhi và tiến hành các xét nghiệm lâm sàng để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Phát hiện những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn này rất quan trọng bởi vì khi thai nhi đã lớn hơn thì rất khó xác định sự bất thường về hình dạng. Do đó bạn phải nhớ đi khám thai trong thời điểm này. Nếu thai nhi có bị dị dạng thì cũng dễ chấm dứt thai kỳ hoặc xử lý kịp thời.
Sang tuần thứ 20, việc khám thai sẽ đo huyết áp và phòng ngừa các nguy cơ tiền sản giật ở những tuần tiếp theo. Nếu thai nhi bị suy dinh dưỡng thì từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách khắc phục thích hợp.
Khám thai lần thứ 4
Nên khám thai thứ tư được thực hiện để đánh giá các chỉ số sau:
- Kiểm tra cân nặng và cao huyết áp, xét nghiệm nước tiểu
- Đo các chỉ số thai nhi: Đo chiều cao tử cung và vòng bụng sản phụ để theo dõi sự phát triển và kiểm tra tim thai.
- Siêu âm 4D để kiểm tra hình thái và tầm soát các dị tật ở thai nhi bao gồm: dị tật ở tim, chân, tay bụng, xương, cột sống. Đồng thời thời điểm này, bác sĩ cũng kiểm tra vị trí bám của nhau thai và lượng nước ối.
- Kiểm tra tiểu đường thai kỳ: Đây là xét nghiệm quan trọng để để kịp thời can thiệp và chế độ ăn nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
- Tiêm vắc xin uốn ván.
Khám thai lần thứ 5
Lần khám thai thứ năm sẽ thực hiện tuần 28 – 32 của thai kỳ. Đây là thời kỳ để phát hiện các bất thường muộn trong thời kỳ mang thai như:
- Tắc ruột
- Giãn não thất,
- Nhiễm trùng bào thai
- Kiểm tra tim thai
- Ước tính kích thước thai nhi
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Trong lần khám thai Bác sĩ cũng tiến hành tiêm vắc xin uốn ván lần 2.
Khám thai lần thứ 6
Lần khám thai là được chị em cả tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ. Trong lần này bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai thức tính kích thước thai nhi và thực hiện các xét nghiệm khác để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Khám thai lần thứ 7
Lần khám thai này được thực hiện vào tuần thứ 34 đến 36 của thai kỳ. Trong lần này bác sĩ Bác sĩ cũng thực hiện các xét nghiệm tương tự như lần khám thai từ 6.
Khám thai lần thứ 8, 9, 10
Đây là lần thứ hai thực hiện trong thời gian từ tuần 36 đến 39 của thai kỳ. Trong giai đoạn cuối thai kỳ này, thai phụ phải đi khám thai mỗi tuần một lần. Bác sĩ sẽ siêu âm xét nghiệm máu nước tiểu và kiểm tra cổ tử cung để theo dõi.
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện đo tim thai và xác định xem thai nhi có nhận đủ Ooy hay không.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá khung xương chậu để đánh giá thai phụ có thể sinh thường hay sinh mổ. Đồng thời bác sĩ cũng tư vấn cho thai nhi cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh.
Trên đây là các mốc khám thai quan trọng trong thời gian mang thai. Ngay khi phát hiện mình có thai, bạn nên đi khám thai ngay để nhận được tư vấn của bác sĩ về cách chăm sóc sức khỏe. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.