Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
admin Đã đăng 31/10/2020
Nhiều nữ giới trong độ tuổi sinh sản mắc phải bệnh viêm vùng chậu. Đây được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của các chị em. Nếu bạn cũng đang muốn hiểu hơn về căn bệnh này, hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để có được câu trả lời.
>> Có thể bạn quan tâm
- Buồng trứng đa nang là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị
- U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm buồng trứng là gì? Viêm buồng trứng có nguy hiểm không
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là gì?
Bệnh viêm vùng chậu (tên tiếng Anh: Pelvic inflammatory disease) là một bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ.
Cụ thể hơn, viêm vùng chậu là nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và cổ tử cung.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng phổ biến là vi khuẩn từ những bệnh lây qua đường giao hợp (STI). Nhiều trường hợp, bệnh có thể bắt nguồn từ các vi khuẩn có trong âm đạo.
Nếu thấy trong một số bài viết, bệnh án, đơn thuốc hay tài liệu có nhắc tới thuật ngữ PID – đừng quá ngạc nhiên đó là tên gọi khác của bệnh viêm vùng chậu.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu là gì?
Như đã chia sẻ ở trên viêm vùng chậu PID là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo biến chứng di chuyển vào tử cung gây ra.
Trong đó, hai tác nhân chính không thể không nhắc đến là bệnh lậu và chlamydia. Là 2 bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chiếm đến 75-90% các ca viêm vùng chậu. Cụ thể những nguyên nhân sau sẽ gây bệnh viêm vùng chậu:
Bệnh lậu và bệnh chlamydia
Có đến 75-90% trường hợp chị em PID là do bị bệnh lậu và chlamydia. Khi bị 2 bệnh này phần lớn người bệnh không có triệu chứng rõ rang nào. Do đó, người bệnh thường chủ quan và không tự phát hiện ra bệnh.
Chlamydia và lậu là các căn bệnh lây truyền qua quan hệ lứa đôi với bất cứ cách nào. Ngay cả khi nam giới không xuất tinh mà trong người có mầm bệnh vẫn có khả năng gây bệnh cho đối phương.
Ngoài ra bệnh chlamydia cũng có nguy cơ cao xuất hiện ở những người đồng tính nam. do hành vi tình dục quan hệ qua đường miệng và đường hậu môn.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khiến chị em bị viêm vùng chậu cũng có thể là do các nhân khác như:
- Vệ sinh kém sạch sẽ
- Mặc đồ bó sát, bí bách
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Thụt rửa âm đạo quá sâu
- Quan hệ với nhiều bạn tình
- Giao hợp với người mắc bệnh
- Thực hiện nạo hút thai
- Biến chứng sau phẫu thuật như: cắt u nang buồng trứng, đốt viêm lộ tuyến
Triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu
Khi mới phát tác, các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu rất mơ hồ mà ngay cả các bác sĩ cũng thể khẳng định chắc chắn. Chỉ khi bệnh phát triển nặng hơn thì các biểu hiện mới rõ ràng hơn.
Tuy nhiên không phải ai khi mắc bệnh cũng có những triệu chứng giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh:
-
Đau bụng dưới vùng xương chậu
Những cơn đau bụng dưới ẩm ỉ và đau vùng xương chậu do bệnh viêm vùng chậu gây ra khá giống với đau bụng kinh. Vì thế nhiều chị em chủ quan bỏ qua dấu hiệu này.
Ngoài ra chị em nên lưu ý nếu các cơn đau bụng dưới, đau vùng xương chậu xuất hiện ngay cả khi không trong kỳ nguyệt san. Hãy đi khám sớm bởi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vùng chậu.
-
Rối loạn kinh nguyệt
Khi vùng chậu bị viêm chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lên hoạt động của buồng trứng và ống dẫn trứng. Đây là cơ quan quyết định sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Do đó, khi bị viêm vùng chậu, tùy theo mức độ ảnh hưởng tới buồng trứng mà gây ra các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Dễ nhận biết nhất là chu kỳ không đều, lượng máu kinh thay đổi khi ít khi nhiều, máu sắc máu kinh cũng tối thẫm hơn. Kèm theo đó chị em sẽ bị đau bụng kinh dữ dội hơn thông thường.
-
Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo là âm đạo ra máu giống kinh nguyệt nhưng lại không phải trong chu kỳ. Hiện tượng sẽ không xảy ra vào một ngày cố định nào cả. Đây là dấu hiệu quen thuộc của nhiều bệnh phụ khoa khác nhau chứ không chỉ riêng bệnh viêm cùng chậu.
- Khí hư bất thường
Xem xét khí hư hay huyết trắng cũng là một cách giúp chị em nhận biết tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Bình thường, khí hư màu trắng trong, hơi nhớt, hơi có mùi tanh nhẹ. Với người bị viêm vùng chậu, huyết trắng sẽ mùi hôi nặng và biến đổi màu. Đôi khi chị em có thể thấy có máu đi kèm với khí hư nữa.
- Rối loạn tiểu tiện
Bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị từ đầu sẽ lây lan sang các cơ quan tiết niệu như bàng quang, niệu đạo. Khi này người bệnh sẽ có thêm triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu buốt.
Viêm đường tiết niệu còn khiến người bệnh sốt vao và thường xuyên mệt mỏi.
- Đau khi quan hệ tình dục
Rất nhiều bệnh lý phụ khoa và ngay cả sinh lý cơ thể cũng khiến chị em bị đau khi quan hệ. Tuy nhiên, với bệnh viêm vùng chậu cảm giác đau sẽ bứt rứt, âm ỉ rất khó chịu. Chính vì chưa thể khẳng định được đây là biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu nên khi bị đau khi quan hệ, chị em nên đi khám sớm.
Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?
Theo các số liệu nghiên cứu, thì 10% số người bị bệnh viêm vùng chậu sẽ bị vô sinh. Con số này đã cho thấy phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những gì mà người bệnh có thể phải gánh chịu. Dưới đây là những tác hại mà bệnh PID gây ra cho người bệnh:
- Đau vùng chậu mãn tính: Người bệnh bị đau vùng chậu mãn tính nhiều năm, rất mệt mỏi và làm suy giảm sức khỏe.
- Khó thụ thai, vô sinh: Nếu không sớm điều trị dứt điểm bệnh còn để lại di chứng là những vết sẹo ở ống dẫn trứng. Những vết sẹo này ngăn cản quá trình thụ tinh khiến việc thụ thai khó khăn. Theo thống kê thì có đến 10% người mắc bệnh PID sẽ bị vô sinh.
- Mang thai ngoài tử cung: Cũng là những vết sẹo hình thành sau viêm nhiễm khiến trứng và tinh trùng đi lạc và làm tổ ở ngoài tử cung. Thai nhi có thể làm tổ và phát triển ngay ở ống dẫn trứng hay trong ổ bụng. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có nguy cơ phải bỏ thai lớn và nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.
Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu
Để xác định viêm nhiễm tại vùng chậu, các bác sĩ sẽ cần kiểm tra các cơ quan tại đây gồm cả chuyển động của cổ tử cung, đo các cơn đau. Đồng thời tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thực hiện thêm:
- Quan sát niêm mạc niệu đạo và cổ tử cung
- Nội soi, lấy mẫu xét nghiệm
- Nuôi cấy vi khuẩn ổ bụng
- Sinh thiết mô
- Siêu âm, chụp cắt lớp
- Chụp ảnh từ tính MRI
- Xét nghiệm máu
Không phải trường hợp nào cũng thực hiện đầy đủ các cách chẩn đoán trên mà bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám ban đầu để quyết định.
Cách điều trị bệnh viêm vùng chậu
Nhiễm trùng vùng chậu có thể điều trị khỏi hoàn toàn tuy nhiên khả năng cao sẽ để lại sẹo. Và bệnh càng nặng, điều trị chậm trễ thì sẹo càng to và gây ra các di chứng sau đó như vô sinh, mang thai ngoài tử cung. Do đó, người bệnh nên đi chữa sớm nhất có thể. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu:
- Điều trị nội khoa: Bệnh PID có thể được điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị, thuốc có thể ở dạng uống hoặc dạng tiêm.
- Điều trị ngoại khoa: Khi bệnh phát triển nặng, vùng viêm nhiễm lớn bắt buộc các bác sĩ phải phẫu thuật để loại bỏ tổ chức tổn thương. Đồng thời hút dịch mủ do áp xe buồng trứng – một biến chứng của bệnh nhiễm trùng vùng chậu gây ra.
Các trường hợp đang mang thai, sốt cao, có triệụ chứng nôn và buồn nôn cũng phải nhập viện điều trị.
Cách điều trị viêm vùng chậu tại nhà
Ngoài việc điều trị viêm vùng chậu bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Với những trường hợp bệnh nhẹ có thể tham khảo một số cách điều trị viêm vùng chậu tại nhà dưới đây.
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành bất cứ cách điều trị nào dưới đây.
-
Điều trị viêm vùng chậu bằng lá trầu không
Lá trầu không có thể chữa được viêm vùng chậu là nhờ tính ấm, vị chát nên có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng rất tốt.
Thực hiện:
Chị em chuẩn bị 3 – 5 lá trầu không đem đi rửa sạch. Sau đó, đun cùng với nước sạch để vệ sinh “cô bé” hàng ngày. Mỗi tuần thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần.
-
Sử dụng tỏi chữa viêm vùng chậu
Trong dân gian cũng truyền tai về bài thuốc dân gian chữa viêm vùng chậu bằng tỏi. Bởi trong tỏi cũng có tinh chất kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm rất tốt.
Thực hiện:
Chị em băm nhuyễn khoảng 3 – 4 tép tỏi đã bóc vỏ. Sau đó, đem phi tỏi cùng với 2 thìa cà phê dầu ô liu, đến khi tỏi chuyển sang màu nâu thì tắt bếp.
Tiếp đến, chị em đem lọc lấy dầu, lấy bông thấm dầu sau đó cho vào âm đạo, sau 1 giờ, lấy bông ra ngoài. Áp dụng cách chữa này đến khi bệnh khỏi hẳn thì dừng lại.
-
Chữa Inflammatory bằng nước muối
Muối từ lâu được biết đến với tác dụng sát trùng cao. Do đó ta cũng có thể sử dụng nước muối để điều trị Inflammatory (viêm vùng chậu).
Cách thực hiện rất đơn giản: Chị em pha loãng muối cùng với nước sạch, hoặc mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc. Dùng nước muối để vệ sinh “cô bé” mỗi ngày.
Lưu ý: Chỉ sử dụng 3 lần mỗi tuần để tránh gây khô rát “cô bé”.
-
Sử dụng nghệ chữa bệnh PID
Nếu chị em đang tìm cách chữa viêm vùng chậu tại nhà đơn giản thì có thể sử dụng nghệ. Bởi nghệ cũng có hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm nên được rất nhiều chị em lựa chọn.
Cách thực hiện như sau: Lấy một thìa cà phê bột nghệ sau đó đem đun sôi với 200ml nước sạch. Uống nước bột nghệ đun sôi mỗi ngày đến khi bệnh khỏi hẳn thì dừng lại.
Phòng bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có thể gây nên những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của chị em. Do đó, việc phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó, chị em cần lưu ý những vấn đề sau để phòng viêm vùng chậu tốt nhất:
- Đời sống tình dục an toàn, lành mạnh, nên chung thủy với một bạn tình.
- Sử dụng dụng cao su khi “yêu” để tránh lây nhiễm bệnh từ bạn tình.
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, đúng cách, hạn chế sử dụng những sản phẩm có chất tẩy rửa cao.
- Dinh dưỡng đầy đủ chất, hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, chất kích thích…
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm vùng chậu, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng đã giúp chị em hiểu được phần nào về căn bệnh này, từ đó có phòng tránh và điều trị kịp thời.