[Giải đáp] Cuống lưỡi nổi mụn đỏ, hột đỏ là bị bệnh gì?
admin Đã đăng 03/09/2020
Rất nhiều người bị nổi mụn ở cuống lưỡi mà không biết nguyên nhân do đâu. Theo các chuyên gia, lưỡi mọc mụn đỏ có thể là một triệu chứng không quá nghiêm trọng. Nhưng cũng có lúc đây là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm, cần tiến hành điều trị ngay. Vậy cuống lưỡi nổi mụn đỏ, hột đỏ là bị bệnh gì? Căn bệnh đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào cho cơ thể? Và cách chữa trị của bệnh đó ra sao? Hãy cùng đọc bài viết sau để trả lời các thắc mắc, bạn nhé!
Nổi mụn đỏ dưới cuống lưỡi là bị sao?
Bình thường, trên lưỡi đều có các gai lưỡi đảm nhiệm chức năng cảm nhận vị giác. Các gai này giống mụn đỏ, có kích thước nhỏ và là một bộ phận không thể thiếu của lưỡi, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên nếu một ngày trên lưỡi xuất hiện các mụn đỏ một cách bất thường thì bạn cần cẩn thận. Rất có thể bạn đã gặp phải một bệnh lý nào đó. Dưới đây là những bệnh lý có thể khiến lưỡi mọc mụn đỏ mà bạn nên tham khảo!
-
Lưỡi nổi hột đỏ không đau: bệnh sùi mào gà
Tình trạng cuống lưỡi nổi hạt không đau có thể là triệu chứng của bệnh sùi mào gà. Đây là căn bệnh xã hội do virus Human papillomavirus (HPV) gây ra, chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là những người quan hệ với nhiều bạn tình cùng một lúc mà không sử dụng biện pháp bảo vệ. Nếu quan hệ tình dục bằng đường miệng với người mắc bệnh sùi mào gà, virus HPV có thể lây lan vào khoang miệng và gây sùi mào gà ở khoang miệng. Bên cạnh đó, việc hôn môi với người bị sùi mào gà ở miệng cũng dễ khiến bạn mắc bệnh. Chưa kể còn những trường hợp mắc bệnh do dùng chung bàn chải đánh răng, thìa, bát, cốc chén… với người mắc sùi mào gà ở miệng.
Virus sùi mào gà có thể ủ bệnh từ 2 – 9 tháng rồi mới phát bệnh trong khoang miệng. Đây là môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho virus phát triển và lây lan rất nhanh. Tốc độ này còn tùy thuộc cơ địa từng người.
Biểu hiện đầu tiên, dễ nhận thấy nhất của người bệnh là lưỡi nổi hột đỏ không đau. Ban đầu các nốt này mọc rải rác bên trong khoang miệng hoặc ở bên trên, bên dưới lưỡi. Những dấu hiệu này rất dễ bị bỏ qua vì các hạt này không đau không ngứa. Nhưng nếu không chữa ngay, chúng sẽ phát triển dần và liên kết với nhau thành mảng mụn. Các mảng này tạo thành hình dạng như súp lơ hoặc hoa mào gà. Khi sờ vào có thể thấy hơi thô ráp.
Nếu các mụn này vỡ ra, chúng sẽ tạo thành vết trợt, gây ra cơn đau rát trên lưỡi, gây khó khăn và vướng víu cho người bệnh khi ăn uống. Hơn nữa, mụn vỡ ra giải phóng máu và mủ còn dễ khiến miệng có mùi hôi, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
>>> Chat ngay với chuyên gia khi có triệu chứng : TẠI ĐÂY
-
Lưỡi nổi nốt đỏ: bệnh mụn rộp ở miệng
Mụn rộp ở miệng do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Triệu chứng của bệnh là trong khoang miệng, trên bề mặt lưỡi và cuống lưỡi mọc lên những mụn nước nhỏ li ti. Thời gian đầu các hạt này cũng không gây đau đớn hay ngứa ngáy cho người bệnh nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên khi mụn lớn dần, vì là mụn nước nên nó rất mềm và dễ vỡ. Khi vỡ, nó sẽ gây viêm, sưng và khiến người bệnh cảm thấy đau rát trong miệng, ảnh hưởng đến quá trình nhai nuốt thức ăn.
Những triệu chứng khác đi kèm với căn bệnh này là: sưng hạch bạch huyết, đau cổ họng, với trẻ con thì sẽ chảy nhiều nước dãi. Ngoài ra, người bệnh có thể lên cơn sốt.
-
Lưỡi mọc mụn đỏ: u nhú tiền đình Papillomatosis
U nhú tiền đình Papillomatosis được coi là căn bệnh giả sùi mào gà. Bởi triệu chứng mọc mụn của bệnh này rất gần với hình dáng vết mụn do bệnh sùi mào gà gây ra. U nhú tiền đình Papillomatosis là căn bệnh lành tính. Nó có thể xuất hiện ở các vùng niêm mạc da, ví dụ như bộ phận sinh dục nam/ nữ, lưỡi, cổ họng… Để phân biệt với sùi mào gà, bạn hãy để ý những dấu hiệu sau của bệnh:
- Các mụn thịt có màu hồng, mọc thành dải hoặc đối xứng nhau.
- Mỗi mụn thịt có một cuống mụn riêng.
- Mụn thịt không dễ vỡ như mụn sùi mào gà, chúng có thể tự teo dần sau một thời gian nhất định.
Bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis xuất hiện là do các tế bào gai ở bên dưới biểu bì mô phát triển quá mức. Đây là bệnh không nguy hiểm và có thể không cần điều trị mà tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh cũng gây ra những hiểu lầm cho người khác, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.
Với những người chưa quan hệ tình dục mà lưỡi bị nổi mụn thịt đỏ thì có thể phần nào yên tâm. Rất có thể bạn chỉ bị mắc u nhú tiền đình Papillomatosis mà thôi!
-
Nổi mụn ở cuống lưỡi: bệnh nhiễm trùng đường miệng (nhiệt miệng)
Nhiễm trùng đường miệng còn được gọi là nhiệt miệng. Bệnh xuất hiện khi có các tác nhân gây hại xâm nhập gây viêm nhiễm trong khoang miệng hoặc vùng họng. Tác nhân này có thể là vi khuẩn hay virus. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện các nốt đỏ trên lưỡi hoặc môi, sau 1 – 2 ngày thì chúng lở loét ra gây đau rát. Cơn đau khiến người bệnh không muốn ăn uống và cũng cản trở giao tiếp hàng ngày.
Nhiễm trùng đường miệng không phải là bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn nặng nhất khi viêm cấp, các nốt mụn thường tấy đỏ, rất đau, khiến người bệnh sốt cao. Thậm chí người bệnh còn nổi hạch ở góc hàm. Nhưng khi vết loét chuyển màu trắng và đỡ đau thì cũng là lúc bệnh thuyên giảm dần.
Bệnh nhiễm trùng đường miệng thường do nguyên nhân vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Bệnh có thể lây lan với người khác nếu dùng chung bàn chải đánh răng… Thói quen ăn uống đồ cay nóng, chiên nướng nhiều dầu mỡ, dùng chất kích thích có thể khiến vết loét trở nặng hơn.
-
Lưỡi mọc mụn đỏ: do bị dị ứng
Dị ứng với các thành phần có trong nước súc miệng, kem đánh răng, các thuốc đang sử dụng hoặc dụng cụ nha khoa có thể khiến lưỡi mọc mụn. Khi dị ứng xảy ra, ngoài triệu chứng nổi mụn ở cuống lưỡi, người bệnh còn gặp các biểu hiện như phát ban trên người, ngứa ngáy khó chịu…
-
Lưỡi mọc mụn đỏ: do nấm lưỡi
Khi bị nấm lưỡi, người bệnh có thể xuất hiện các hạt mụn đỏ và các mảng trắng trên bề mặt lưỡi. Trong một số trường hợp vết đỏ còn gây sưng tấy và lở loét, chảy máu hoặc mủ… Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn ở lưỡi, khuôn miệng khó cử động.
-
Lưỡi nổi nốt đỏ: bệnh ung thư lưỡi
Nổi mụn ở cuống lưỡi có thể là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm, đó là ung thư lưỡi. Lúc này, người bệnh có thêm hững dấu hiệu khác như lưỡi thay đổi màu sắc, cảm thấy vướng víu trên lưỡi. Những vết loét sau đó sẽ xuất hiện trên lưỡi khiến người bệnh đau đớn, hơi thở tỏa ra mùi hôi.
Ung thư lưỡi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, vì thế bạn tránh chủ quan với căn bệnh này.
Cuống lưỡi nổi mụn đỏ chữa trị như thế nào?
Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể gây ra triệu chứng nổi mụn ở lưỡi mà cách chữa trị có sự khác biệt. Có những bệnh chỉ cần tự chữa tại nhà, có những bệnh cần đến cơ sở y tế mới có thể điều trị dứt điểm. Ví dụ như:
-
Chữa bệnh sùi mào gà khiến lưỡi mọc mụn đỏ
Tại cơ sở y tế, chữa sùi mào gà có thể sử dụng 2 phương pháp:
- Dùng thuốc nội khoa để ức chế virus gây bệnh sùi mào gà.
- Dùng thủ thuật ngoại khoa, sử dụng công nghệ hiện đại để điều trị sùi mào gà. Ví dụ, một trong những kỹ thuật tân tiến nhất trong điều trị căn bệnh này là sử dụng phương pháp ALA – PDT. Đây là phương pháp phá hủy mô đích một cách chọn lọc. Nhờ đó các u nhú bị triệt tiêu giúp người bệnh sớm lành. ALA – PDT có thời gian điều trị nhanh chóng, bạn có thể ra về trong ngày sau khi sức khỏe đã ổn định và không cần nằm viện.
Hiện tại, bạn có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để chữa trị sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT.>>> Chat ngay với chuyên gia khi có triệu chứng : TẠI ĐÂY
-
Chữa bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis khiến lưỡi nổi nốt đỏ
U nhú tiền đình Papillomatosis là căn bệnh lành tính và thậm chí có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy nó khiến mình mất tự tin, bạn có thể đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Căn bệnh này được điều trị bằng cách cắt hoặc đốt các nốt mụn để chữa trị dứt điểm.
-
Chữa viêm nhiễm đường miệng khiến lưỡi nổi mẩn đỏ
Thông thường khi bị nhiệt miệng, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và bổ sung các món ăn có tính mát thì sẽ thấy thuyên giảm. Bạn hãy ăn nhiều rau xanh và hoa quả, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể để tăng sức đề kháng khi bị nhiệt miệng.
Ở những trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, bạn phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây hại. Ngoài ra bạn có thể súc miệng với nước muối, nước cốt ép từ cùi dừa, nước củ cải… để xoa dịu cơn đau từ vết loét. Những loại nước này cũng giúp bạn sát khuẩn trong khoang miệng.
-
Cách phòng tránh triệu chứng cuống lưỡi nổi mụn đỏ
Để phòng tránh các bệnh gây ra triệu chứng cuống lưỡi nổi mụn đỏ, các bác sĩ khuyên bạn nên:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng và súc miệng nước muối.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và uống rượu bia. Nên tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung ít nhất 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 bạn đời, tránh quan hệ tình dục bằng đường miệng.
- Đi khám ngay khi có dấu hiệu nổi mụn đỏ bất thường ở lưỡi, nếu bị bệnh cần quyết định điều trị ngay.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện các bệnh liên quan khi bệnh mới ở giai đoạn tiềm ẩn.
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về những căn bệnh gây nổi mụn ở cuống lưỡi. Duy trì cuộc sống lành mạnh là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh những căn bệnh gây ra triệu chứng này. Nếu có bất kỳ triệu chứng gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0969 668 152 hoặc TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được hỗ trợ nhanh nhất.