Tinh trùng ít là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị tinh trùng ít

Đã đăng 27/08/2020

Tinh trùng ít là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nam giới ngày nay. Tỷ lệ nam giới mắc chứng tinh dịch ít ngày một tăng cao trong cộng đồng những năm gần đây. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng tinh dịch ít ở nam giới? Cách điều trị tinh dịch ít như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó, mời bạn tham khảo bài viết sau! Bài viết này được thực hiện dưới sự tư vấn của các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Tinh trùng ít là gì?

Tinh trùng là gì? Theo các chuyên gia, tinh trùng hay còn gọi là tinh dịch, đây là chất nhày được tiết ra từ bộ phận sinh dục của giống đực ở động vật có vú. Bên trong tinh dịch là các tế bào tinh trùng, tham gia vào quá trình sinh sản và duy trì nòi giống. Tinh dịch có chức năng tạo ra môi trường sống cũng như chứa chất dinh dưỡng để nuôi tinh trùng. Bên cạnh đó, tinh dịch trên đường đi qua niệu đạo còn giúp làm sạch vi khuẩn tồn đọng trong niệu đạo. Nhờ đó, nó có thể làm giảm nguy cơ viêm nhiễm ở đường sinh dục nam.

Ở nam giới khỏe mạnh, mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch tiết ra vào khoảng 2 – 5ml. Trong mỗi ml đó có từ 60 – 80 triệu tinh trùng. Tuy nhiên khi nam giới mắc chứng tinh trùng ít, sau mỗi lần xuất tinh, số lượng tinh trùng chỉ đạt chưa tới 15 triệu/ 1 ml. Thậm chí có những trường hợp tinh dịch không có tinh trùng, tình trạng này được gọi là vô tinh (hay bể tinh).

Bạn có thể kiểm tra tình trạng tinh dịch ít bằng cách thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Để kết quả xét nghiệm được chính xác, trước khi lấy tinh dịch làm xét nghiệm, bạn nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 3 – 5 ngày.

Nguyên nhân tinh trùng ít

Vì sao tinh trùng ít là thắc mắc của rất nhiều nam giới trong độ tuổi sinh sản. Theo các chuyên gia, bất kỳ trục trặc nào xuất hiện trong quy trình sản xuất tinh trùng và phóng tinh cũng có thể gây ra tình trạng này. Cụ thể, nguyên nhân gây ra tình trạng tinh dịch ít là:

Các nguyên nhân bên trong cơ thể

Có thể kể đến như:

  • Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tĩnh mạch thừng trong tinh hoàn bị giãn có thể dẫn đến chất lượng tinh trùng giảm sút. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nam giới bị vô sinh.
  • Nhiễm trùng đường sinh dục: Nhiễm trùng đường sinh dục khiến vi khuẩn tấn công tinh trùng, làm sức khỏe tinh trùng suy yếu. Không những thế, nhiễm trùng còn có thể khiến ống dẫn tinh có sẹo, làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng.
  • Các vấn đề xuất tinh: Xuất tinh ngược khiến tinh trùng thay vì xuất ra ngoài thì lại đi ngược vào bàng quang, Do đó lượng tinh trùng xuất ra ngoài bị giảm.
  • Dùng thuốc: Một số thuốc có thể khiến khả năng sản xuất tinh trùng giảm. Ví dụ như thuốc kháng sinh, kháng nấm, huốc hạ huyết áp, thuốc hóa trị ung thư, thuốc steroid tổng hợp…
  • Kháng thể tấn công: Đây là tình trạng tự miễn của cơ thể. Cụ thể là kháng thể trong người nhận nhầm tinh trùng là vật thể gây hại nên tấn công làm suy yếu hoặc tiêu diệt tinh trùng.
  • Khối u: Bệnh ung thư có thể khiến sự cân bằng nội tiết tố thay đổi, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh. Điều trị ung thư cũng làm ảnh hưởng đến quá trình này.
  • Bệnh tinh hoàn lạc chỗ: Tinh hoàn không nằm đúng vị trí trong bìu khiến nó không thể thực hiện tốt chức năng sản xuất tinh trùng của mình.
  • Mất cân bằng hormone: Các hormone sinh dục thay đổi đều làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn.
  • Trục trặc ở ống vận chuyển tinh trùng: Chấn thương, nhiễm trùng… xảy ra ở ống vận chuyển tinh trùng khiến chúng di chuyển khó khăn. Lượng tinh dịch phóng ra khi đó cũng ít hơn bình thường.
  • Vấn đề ở nhiễm sắc thể: Nhiễm sắc thể đột biến gây ra hội chứng xơ nang Klinefelter, hội chứng Kartagener và hội chứng Kallmann đều ảnh hưởng đến lượng tinh dịch ở nam.
  • Bệnh celiac: Tuy là hội chứng rối loạn tiêu hóa nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch ở nam giới.
  • Hệ quả phẫu thuật : Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật tinh hoàn và tuyến tiền liệt, chữa thoát vị bẹn và bìu… đều có thể làm giảm lượng tinh trùng ở nam.

Các nguyên nhân bên ngoài và yếu tố nguy cơ

  • Hoá chất công nghiệp: Các hóa chất như benzen, xylene, toluene, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, vật liệu sơn và chì, dung môi hữu cơ… khi tiếp xúc nhiều đều không tốt. Chúng sẽ làm giảm số lượng tinh trùng.
  • Tiếp xúc với kim loại nặng: Kim loại nặng khi tiếp xúc nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, có thể dẫn đến vô sinh.
  • Tia X-quang bức xạ: Bức xạ và tia X-quang nhiễm vào cơ thể khiến khả năng sản xuất tinh trùng suy giảm. Muốn hồi phục, cơ thể cần vài năm mới trở lại trạng thái bình thường. Thậm chí quy trình này sẽ hỏng hoàn toàn nếu cơ thể tiếp xúc phải bức xạ liều cao.
  • Tinh hoàn bị nóng lên: Nhiệt độ cao làm suy yếu tinh trùng trong tinh hoàn. Do đó bác sĩ khuyến cáo nam giới không nên tắm nước nóng thường xuyên. Bạn cũng không nên đặt laptop trên đùi làm ảnh hưởng nhiệt độ ở tinh hoàn.
  • Sử dụng chất gây nghiện: Cocaine và cần sa có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và tinh trùng. Steroid tổng hợp thì khiến tinh hoàn co lại, làm suy yếu khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn.
  • Sử dụng rượu bia và chất cồn: Chất cồn trong bia rượu tác động lên nồng độ hormone sinh dục nam testosterone, ảnh hưởng quá trình sinh tinh trùng.
  • Nguy cơ từ nghề nghiệp: Các nghề phải ngồi liên tục như tài xế lái xe, thợ hàn… có thể là yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng đến tinh hoàn.
  • Hút thuốc lá: Chất độc trong thuốc lá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các “tinh binh”, làm chất lượng tinh trùng suy giảm.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Tình trạng stress kéo dài làm ảnh hưởng đến hormone sinh dục và quá trình sản xuất tinh trùng;
  • Cân nặng: Béo phì làm thay đổi nội tiết tố sinh dục trong cơ thể nam giới.

Chỉ khi biết được nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tinh dịch ít của mình, bạn mới có thể khắc phục hiệu quả tình trạng tinh dịch ít.

Tinh trùng ít có sao không?

Tinh dịch ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe sinh sản của nam giới. Vậy tinh trùng ít và đặc có con được không? Đây là một trong những mối bận tâm, lo lắng của nam giới bị mắc chứng tinh trùng ít.

Theo các chuyên gia, môi trường âm đạo và tử cung trong cơ thể nữ giới rất khắc nghiệt với tinh trùng. Hàng triệu tinh trùng có thể thâm nhập được vào đây trong quá trình xuất tinh. Tuy nhiên chỉ có 1 tinh binh khỏe mạnh duy nhất có thể vào được đến tử cung, kết hợp với trứng để thụ thai và làm tổ. Tinh trùng này không chỉ cần sức sống tốt, nó còn cần môi trường tinh dịch tốt, giúp nó giảm bớt sự khắc nghiệt của môi trường trong âm đạo.

Nam giới mắc chứng tinh trùng ít (có thể đi kèm tinh dịch đặc) vẫn có tinh trùng nên vẫn có khả năng thụ thai và làm cha. Tuy nhiên lúc này khả năng tiếp cận với trứng của tinh trùng sẽ suy giảm, khiến cơ hội làm cha của họ thấp hơn so với người bình thường. Thậm chí, tình trạng này kéo dài, trở nặng có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Ngoài ra, những ảnh hưởng của tình trạng tinh dịch ít đối với nam giới là:

  • Ảnh hưởng tâm lý: Sự tự ti trước bạn tình, nỗi buồn vì hiếm muộn khiến nam giới cảm thấy stress. Tình trạng này còn có thể kéo theo những rối loạn khác trong cơ thể như rối loạn thần kinh, suy nhược bao tử…
  • Nguy cơ xuất hiện u tuyến yên: Tuyến yên tham gia vào quá trình sản xuất nội tiết tố ở nam giới. Tình trạng tinh dịch ít là biểu hiện bất thường, nên nó có thể tác động ngược trở lại lên tuyến yên, gây ra những vấn đề cho tuyến yên.
  • Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình: Tâm lý phiền muộn khiến nam giới mất đi hứng thú phòng the với người bạn đời. Nếu tình trạng này không được giải quyết có thể làm ảnh hưởng hạnh phúc gia đình.

Với những ảnh hưởng nghiêm trọng trên, bạn nên đến thăm khám, xét nghiệm tinh dịch đồ ngay khi thấy có dậu hiệu tinh dịch ít.

Cách điều trị tinh trùng ít

Tinh dịch ít phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều bạn nam gặp phải chứng bệnh này. Cách điều trị tinh trùng ít hiện nay khá đa dạng. Có thể kể đến là:

  1. Điều trị tinh trùng ít do bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý gây ra tinh trùng ít thường được điều trị bằng hai cách:

Điều trị bằng thuốc:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục: viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…
  • Sử dụng thuốc hormone cho các trường hợp mất cân bằng nội tiết tố sinh dục. Sử dụng liệu pháp hormon thay thế nếu cần.
  • Sử dụng kết hợp thuốc đông y trong điều trị tại một số cơ sở, VD Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Điều trị bằng thủ thuật:

  • Phẫu thuật thực hiện với trường hợp tắc ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh gây tinh trùng ít.
  • Phương pháp hỗ trợ sinh sản: gồm những phương pháp hiện đại như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo…
  • Thủ thuật ánh sáng sinh học để điều trị tinh dịch ít do viêm nhiễm bộ phận sinh dục nặng.
  • Sử dụng máy phục hồi chức năng sinh lý cho nam giới giúp phục hồi hoạt động của dương vật.

Với hai phương pháp cuối, bạn có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để được hỗ trợ điều trị.

  1. Điều trị tinh trùng ít do nguyên nhân bên ngoài và yếu tố nguy cơ

Nam giới có thể tự mình cải thiện chứng tinh trùng ít do những nguyên nhân này bằng cách:

  • Hạn chế tiếp xúc các chất hóa học độc hại như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…
  • Không ngồi lâu một chỗ, mặc quần áo chật. Không để các thiết bị điện tử trên đùi khi làm việc. VD như máy tính, ipad, laptop…
  • Bổ sung thực phẩm có lợi cho nội tiết tố nam. Tránh xa thực phẩm có hại, chất kích thích và bia rượu.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để kích thích máu lưu thông, hỗ trợ hoạt động của cơ quan sinh dục.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân đột ngột.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress kéo dài.

Ngoài ra, bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên để đảm bảo khả năng sinh sản của mình không có vấn đề bất thường.

Trên đây là những vấn đề xung quanh tình trạng tinh dịch ít ở nam giới. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần tuyệt đối nghe theo lời khuyên của bác sĩ để việc chữa trị đạt hiệu quả tốt.

 

Tra cứu