6 loại cây thuốc thần dược chữa bệnh trĩ hiệu quả

Đã đăng 01/10/2021

Người bị trĩ ngoài việc phẫu thuật, sử dụng thuốc Tây y thì thuốc nam cũng là phương pháp điều trị bệnh khá hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả người bệnh cần kiên trì áp dụng, sử dụng thuốc đúng cách. Dưới đây sẽ là danh sách 6 loại cây thuốc được mệnh danh là thần dược chữa bệnh trĩ hiệu quả. Cùng tham khảo và tìm hiểu.

Top 6 loại cây thuốc thần dược chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom. Đây là căn bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa dưới. Bệnh lý này thể hiện tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch tại khu vực hậu môn – trực tràng.

Nguyên nhân là do đám rối tĩnh mạch bị chịu áp lực trong thời gian dài sẽ bị phình giãn và ứ máu.

Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại đó là:

  • Trĩ ngoại:

Là bệnh xảy ra khi chân búi trĩ nằm phía bên dưới của đường lược và được bao phủ bởi da ống hậu môn.

  • Trĩ nội

Là hiện tượng các giãn tĩnh mạch ở bên trong trực tràng kích hoạt. Khiến chân búi trĩ nằm ở phía trên của đường lược. Đồng thời được bao phủ bởi niêm mạc tuyến trực tràng.

  • Trĩ hỗn hợp

Là loại bệnh tổng hợp bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị thiếu máu; viêm tắc tĩnh mạch trĩ; nghẹt búi trĩ; vỡ búi trĩ; rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn… khi bệnh không được điều trị sớm. Điều này khiến cho sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh các loại thuốc điều trị Trĩ nội, trĩ ngoại. Người bệnh có thể sửu dụng thuốc nam để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc nam được dùng để chữa bệnh trĩ đều chứa các hoạt chất có công dụng giảm đau, giảm sưng một cách hiệu quả.

Dưới đây sẽ Top 6 loại cây thuốc được mệnh danh là thần dược chữa bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.

Lá lốt- Thảo dược chữa bệnh trĩ hiệu quả

Lá lốt là cây thuốc nam quen thuộc, được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Theo y học Cổ truyền, lá lốt có với tính lạnh, có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau nhức, cầm máu hiệu quả.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong lá lốt có chứa tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm. Những hoạt chất này có tác dụng làm dịu tình trạng sưng nóng, đau nhức tại hậu môn, trực tràng. Kích thích máu lưu thông hiệu quả. Vì thế, lá lốt được mệnh danh là thần dược để điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả.

Bệnh nhân trĩ chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá lốt, sau đó rửa sạch, đem xay nhuyễn chắt lấy nước cốt để uống 2 lần/ ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể giã nát lá lốt sau đó đun sôi rồi dùng nước này xông hơi hậu môn. Khi nước hơi nguội, người bệnh dùng nước để vệ sinh phía ngoài hậu môn.

Để tránh viêm nhiễm, sau khi vệ sinh hậu môn cần lấy khăn bông sạch lau khô nhẹ nhàng.

Sử dụng cây diếp cá để chữa bệnh trĩ nội tại nhà đơn giản hiệu quả

Cây diếp cá (ngư tinh thảo) là một loại cỏ nhỏ, mọc quanh năm, thường xuất hiện ở nơi ẩm ướt.

Trong y học cổ truyền, cây diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, hơi độc, có tác dụng kháng viêm, cầm máu. Vì thế, diếp cá được dùng để để chữa bệnh trĩ.

Cần 1 nắm lá diếp cá tươi đem rửa sạch với nước muối loãng. Cho vào cối giã nát cùng với muối hạt. Dùng bã của cây diếp cá đắp trực tiếp lên hậu môn sau khi đã được vệ sinh sạch. Nên đắp qua đêm, sáng hôm sau tháo thảo dược ra rồi vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Ngoài ra, người bệnh có thể ăn diếp cá vào bữa ăn hàng ngày. Cần kiên trì trong một thời gian, tình trạng sưng ở hậu môn sẽ được cải thiện.

Bên cạnh đó, tình trạng bị táo bón cũng được cải thiện, giúp cho độ bền mao mạch ở hậu môn tăng cao.

Các điều trị trị nội, trị ngoại tại nhà bằng lá trầu không

Theo như nghiên cứu dược lý hiện đại, các hoạt chất có trong lá trầu không có công dụng tiêu viêm, sát trùng và cầm máu hiệu quả.

Do đó, người bị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ nhẹ có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh.

Khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, tình trạng ngứa hậu môn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả. Đồng thời còn cải thiện tình trạng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Giúp cho niêm mạc ở hậu môn mềm ra, cải thiện tình trạng giãn nở ở trực tràng. Giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài mà không khiến hậu môn bị đau rát hay chảy máu.

  • Đối với trĩ ngoại:

Cần 1 nắm lá trầu không tươi. Sau đó đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng.

Nước cho vào nồi đun sôi rồi vò nhẹ lá trầu thả trực tiếp vào nồi đun thêm 5 phút nữa. Cuối cùng đổ nước ra thau, đợi bớt nguội thì ngâm hậu môn vào.

Lưu ý, nên ngâm với nước trầu trước khi đi đại tiện 20 phút.

  • Trĩ nội

Cũng giống như trĩ ngoại, sau khi đun xong. Người bệnh đổ nước lá trầu ra chậu rồi xông hơi hậu môn từ 15-20 phút. Đến khi nước còn ấm thì dùng nước đó để vệ sinh bên ngoài hậu môn.

Dùng cây lá bỏng để điều trị trĩ ngoại

Cây tiếp theo trong danh sách 6 loại cây thuốc được mệnh danh là thần dược chữa bệnh trĩ hiệu quả chính là cây lá bỏng.

Theo Đông y, cây lá bỏng có tác dụng giải độc, tiêu thũng, cầm máu và làm giảm đau rất tốt.

Còn theo dược lý hiện đại cây lá bỏng có chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao như:oxalic, một số hợp chất phenolic, các glycosid flavonoid, acid malic, acid nitric, isocitric… Các hoạt chất này có công dụng làm giảm sưng viêm, cầm máu. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ làm co búi trĩ một cách tự nhiên.

Với cách điều trị bệnh này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị 3 – 4 lá của cây lá bỏng cùng 1 ít muối hạt. Rửa sạch lá phải bỏng và ngâm với nước muối loãng, để ráo.

Khi lá thảo dược đã khô, đem giã nát cùng với muối hạt. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn bông lau khô rồi đắp thuốc lên hậu môn khoảng thời gian 20 phút.

Cuối cùng, người bệnh gỡ thảo dược ra rồi vệ sinh vùng kín 1 cách sạch sẽ và lau khô.

Lá cúc tần- khắc tinh của trĩ

Theo đông y, cúc tần có vị đắng, có công dụng tiêu độc, lợi tiểu, sát trùng và kháng viêm.

Chỉ cần một nắm lá cúc tần rửa sạch với nước muối pha loãng giã lấy nước cốt để uống 1 lần/ngày. Hoặc nấu nước lá cúc tần để xông hơi hậu môn. Trong một thời gian ngắn, tình trạng viêm sưng do bệnh trĩ gây ra sẽ được cải thiện đáng kể.

Lá vông – thảo dược chữa bệnh trĩ hiệu quả

Thật thiếu xót nếu không nói đến công dụng của lá vông trong việc điều trị bệnh trĩ.

Lá hải đồng hay còn gọi là lá vông, với vị chát tính bình. Lá vông có công dụng sát khuẩn, khử trùng và trừ phong thấp, tiêu thích.

Còn theo như y dược hiện đại trong lá vông có chứa hoạt chất Saponin lớn. Đây là hoạt chất có công dụng an thần, chữa mất ngủ cũng như làm co búi trĩ, giảm đau rát hậu môn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần 1-2 lá vông tươi, rửa sạch rồi đem hơ trên ngọn lửa cho nóng. Sau đó đắp lá này vào hậu môn. Khi lá đầu đã nguội tiếp tục hơ lá thứ 2. Chỉ cần làm mỗi ngày 1 lần, 2-3 ngày sau các búi trĩ sẽ co và teo lại rồi rụng xuống.

Trên đây là danh sách 6 loại cây thuốc được mệnh danh là thần dược chữa bệnh trĩ hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn thành công.

Tra cứu