Tìm hiểu về Lactose là gì

Đã đăng 27/02/2019

lactose là gì

Bổ sung các thực phẩm có chứa lactose hàng ngày là giải pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình thân yêu của mình. Xem thêm lactose là gì? Những ai cần bổ sung lactose vào bữa ăn hàng ngày ?

Lactose là gì?

Lactose là chất được sản sinh ra trong ruột non. Khi bạn hấp thụ một lượng đường lactose vào cơ thể, chất này sẽ đóng vai trò phân chia đường thành 2 loại là glucose và đường galactose để hấp thụ vào cơ thể tốt hơn.

Nguồn cung cấp lactose có ngay trong các thực phẩm được chế biến từ sữa, ở trẻ nhỏ sẽ hấp thu lượng lactose trực tiếp từ sữa mẹ.

Quá trình hấp thụ lactose sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng men lactase trong cơ thể của mỗi người. Nếu lượng lactase bị thiếu, lượng đường lactose trong cơ thể sẽ không được phân tách và bị ứ đọng lại ở ruột. Tình trạng này kéo dài bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, đây còn được gọi là chứng không dung nạp lactose. Ngược lại, nếu lượng lactose đáp ứng đủ, hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt nhất.

Lợi ích tuyệt vời của lactose đối với cơ thể

Đối với người lớn

Lactose đóng vai trò cung cấp năng lượng cho não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ có đủ năng lượng hoạt động trong ngày dài.

Khi cơ thể hấp thụ một lượng lactose đầy đủ, đường ruột sẽ được sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn có lợi cho sự phát triển và hoạt động của đường tiêu hóa.

Khi dung nạp lượng lactose vào trong cơ thể, bạn sẽ khắc phục được các chứng bệnh huyết áp, béo phì và tiểu đường nhanh chóng.

Vai trò của lactose với trẻ em

Trẻ em là đối tượng luôn cần cung cấp đủ lactose vào cơ thể để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xương, khớp, năng lượng, hệ tiêu hóa và các tế bào thần kinh, cụ thể:

Các lactose khi vào cơ thể sẽ tạo điều khiện cho lợi khuẩn phát triển. Mà các lợi khuẩn này giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ tránh được sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.

Khi lượng lactose được bổ sung vào cơ thể, quá trình hấp thụ canxi sẽ tốt hơn rất nhiều. Nhờ đó, trẻ sẽ được bổ sung đầy đủ canxi cho sự phát triển xương, khớp trong những năm đầu đời.

Đường lactose sau khi được phân tách sẽ tạo thành glucose và đường galactose, trong đó galactose có chức năng hình thành mô não và các hệ thần kinh của trẻ từ khi sinh ra và phát triển.

Nên làm gì khi cơ thể không dung nạp đường lactose?

Tình trạng không dung nạp đường lactose không phải là hiếm, nó xuất hiện khi cơ thể không có đủ lactase để phân tách đường lactose để tạo thành các chất cơ lợi cho sức khỏe.

Những người mắc chứng không dung nạp lactose khi dùng các loại thực phẩm có chứa lactose như: phô mai, sữa… sẽ không thể phân hủy và đọng lại ở ruột. Các dấu hiệu nhận biết của chứng không dung nạp lactose trong cơ thể bao gồm:

  • Đầy hơi, khó tiêu;
  • Đau dạ dày;
  • Xuất hiện chuột rút thường xuyên;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn sau khi ăn, uống thực phẩm có chứa lactose;

Ở trẻ nhỏ các dấu hiệu không tiêu thụ lactose có sự khác biệt hơn so với người lớn như:

  • Cơ thể chậm phát triển.
  • Ói mửa sau khi ăn, uống sữa;
  • Viêm da;
  • Đi tiểu có bọt.

Nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh không hấp thụ lactose là gì

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lactose không hấp thụ đường lactose chủ yếu do cơ thể không sản xuất đủ lượng lactase. Vì thế, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ lactose trong cơ thể.

Một số bệnh liên quan đến tiêu hóa cũng làm giảm lượng lactase trong cơ thể như:

  • Bệnh Crohn;
  • Bệnh Celiac;
  • Viêm ruột non;
  • Ruột non bị chấn thương.

Chứng không dung nạp lactose là bệnh thường gặp, nhưng bạn có thể dễ dàng kiểm soát bằng cách không dùng các thực phẩm có chứa lactose. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng lactose cần hấp thụ trong ngày.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về lactose trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu cơ thể không dung nạp lactose bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra cách khắc phục và bổ sung chất dinh dưỡng thay thế khi cần thiết.

Hibacsi.net

Tra cứu