Thủ phạm hàng đầu gây nhức đầu chóng mặt

Đã đăng 22/03/2019

Nhức đầu chóng mặt

Nhức đầu chóng mặt có thể bắt nguồn từ sự thay đổi của thời tiết nhưng đôi khi, nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý khác. Vậy nhức đầu chóng mặt là do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân gây nhức đầu chóng mặt

Chóng mặt, nhức đầu có thể xuất hiện đơn lẻ, nhưng đôi khi, chúng lại đi kèm với nhau. Lúc này, ngoài những nguyên nhân thường gặp như say tàu xe, thời tiết thay đổi thì còn có những nguyên nhân khác.

Theo đó, các nguyên nhân cụ thể gây nhức đầu chóng mặt bao gồm:

Say tàu xe

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhức đầu chóng mặt. Ngoài ra, khi bị say tàu xe, cơ thể còn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn, choáng váng.

Sự thay đổi của thời tiết

Thời tiết thay đổi, nhất là vào những thời điểm giao mùa sẽ khiến cho cơ thể không thích ứng kịp. Từ đó gây ra một loạt các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt hay thậm chí là cảm, sốt.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài đau đầu chóng mặt có thể kể tới cảm giác nôn nao, khó chịu, cơ thể trở nên mệt mỏi. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc an thần.
  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc kháng sinh.

Sự suy giảm của lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu thấp hay là tình trạng bất thường, ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ thấy chóng mặt, đau đầu, chân tay run rẩy và đổ mồ hôi liên tục.

Thiếu máu

Thiếu máu nói chung và thiếu máu náo lên não nói riêng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi do thiếu oxy và dưỡng chất. Vì thế, các biểu hiện như nhức đầu, khó thở, chóng mặt sẽ xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn.

Lo lắng quá mức

Lo lắng, suy nghĩ nhiều rất dễ dẫn tới stress. Tình trạng này không chỉ khiến cho tinh thần bị suy nhược mà còn gây ra các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống như nhức đầu, chóng mặt, càu gắt, khó tập trung…

Do chấn động

Những chấn động lên vùng đầu cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới tình trạng nhức đầu, chóng mặt. Khi bị chấn động, có thể gây tổn thương bên ngoài và bên trong đầu.

Theo đó, những dấu hiệu do chấn thương bên ngoài có thể gây đau đầu nhưng không gây chóng mặt. Tuy nhiên, các chấn thương bên trong lại dẫn tới sự xuất hiện cùng lúc của hai hiện tượng này.

Ngoài ra, hội chứng sau chấn động cũng là nguyên nhân cần được chú ý. Các dấu hiệu của choáng có thể không xảy ra ngay mà lại xuất hiện một khoảng thời gian, gây chủ quan và khó kiểm soát hơn.

Do các bệnh lý

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, chóng mặt nhức đầu cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý sau:

  • Chấn thương sọ não.
  • Đau nửa đầu.
  • Phình động mạch não.
  • Tụt huyết áp.
  • Nhồi máu cơ tim
  • Nhiễm trùng tai
  • Rối loạn tiền đình.
  • Cảm cúm.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn.

Có thể thấy rằng, nhức đầu chóng mặt có thể do một hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân trên gây ra. Và nếu muốn tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị, người bệnh hãy nên tìm gặp bác sĩ và mô tả cụ thể về dấu hiệu, thời gian xuất hiện cũng như các thông tin liên quan đến bệnh sử và thói quen sinh hoạt khác.

Điều trị nhức đầu chóng mặt như thế nào?

Theo các bác sĩ, điều trị nhức đầu cần căn cứ vào tình trạng và nguyên nhân. Căn cứ vào hai yếu tố này mới có thể đưa ra phương pháp hiệu quả nhất.

Với những trường hợp do bệnh lý gây ra, hãy nên tìm tới bác sĩ để có sự can thiệp về y tế kịp thời và phù hợp. Bởi như đã nói, các nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng và không dễ để tự nhận biết.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo thêm một số cách điều trị nhức đầu chóng mặt dưới đây.

  • Sử dụng thuốc: Thuốc tanganil (cho các trường hợp bị nhức đầu chóng mặt do thời tiết, do rối loạn tiền đình)
  • Nếu nhức đầu chóng mặt do cảm lạnh, nên chú trọng việc giữ ấm cơ thể bằng mật ong, trà gừng.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng.
  • Thường xuyên kiểm tra các chỉ số huyết áp.
  • Giảm lo lắng căng thẳng, cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya thường xuyên.
  • Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, không bỏ bữa, cung cấp đủ lượng đường cần thiết cho cơ thể.
  • Tránh va chạm vùng đầu và dẫn tới chấn thương.
  • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích không tốt như rượu, bia, thuốc lá.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là các bệnh lý về tai và thần kinh.

Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến choáng váng, nhức đầu chóng mặt. Bạn đọc hãy lưu lại và áp dụng trong trường hợp cần thiết để tránh những ảnh hưởng xấu của tình trạng này tới sức khỏe, cách tốt nhất bạn nên tìm tới bác sĩ để có được sự hỗ trợ tận tình hơn. Tham khảo thêm ở https://tutihealth.com/

Tra cứu