Sùi mào gà có tự khỏi được không? Cách điều trị sùi mào gà tại nhà

Đã đăng 21/07/2020

Điều trị sùi mào gà tại nhà là cách chữa chỉ được áp dụng với trường hợp mụn cóc sinh dục ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân có thể dùng thuốc bôi hoặc áp dụng bài thuốc dân gian để chữa nhưng vẫn phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm được gây ra bởi loại virus HPV (Human Papilloma Virus). Bệnh phát triển chủ yếu ở niêm mạc con người và lây nhiễm qua đường tình dục, dùng chung đồ dùng cá nhân, lây từ mẹ sang con, hoặc đường tiếp xúc trực tiếp,… Vậy bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không và cách điều trị sùi mào gà tại nhà hiệu quả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Sùi mào gà có tự khỏi được không?

Theo như các bác sĩ cho biết, sùi mào gà khi không được điều trị kịp thời hoặc điều trị dở chừng sẽ không thể tự khỏi được. Bản chất bệnh sùi mào gà là do virus HPV gây nên, chính vì vậy khi gặp những dấu hiệu của bệnh các bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị triệt để bệnh sẽ tiến triển trầm trọng hơn như:

  • Các nốt sùi không xâm nhập vào máu mà ở đáy biểu bì rồi xâm nhập vào tế bào bên trong da làm tế bào bị phân chia, gây tổn thương trên bề mặt da.
  • Nốt sùi lớn gây vướng víu, khi bị va chạm mạnh sùi mào gà có thể bị trầy xước và chảy máu.
  • Xuất hiện hiện tượng bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to, sùi mào gà chứa nhiều dịch mủ hôi hám.
  • Nếu không điều trị kịp thời, sùi mào gà sẽ trở thành bệnh mãn tính và nó làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật…
  • Gây khó khăn cho quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, quan hệ vợ chồng.
  • Gây vô sinh, hiếm muộn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa. Từ đó ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản.
  • Người mẹ có thể lây sùi mào gà sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở tự nhiên.

Cách chữa sùi mào gà tại nhà hiệu quả

Dùng thuốc bôi lên bề mặt mụn cóc sinh dục

  • Thuốc chữa sùi mào gà Acid trichloracetic 80: Đây là loại thuốc của bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh chỉ định dùng trong các trường hợp có mụn cơm, mụn cóc và mụn sùi. Acid Trichloracetic khá an toàn thường không có nhiều tác dụng phụ, thuốc thấm vào vùng da bị nhiễm bệnh và vô hiệu hóa hoạt động của virus gây bệnh. Trước khi thoa Acid trichloracetic 80% bạn cần rửa sạch và sát trùng khu vực bị bệnh, lau khô sau khi đã sát trùng. Dùng tăm bông ngoáy tai chấm lượng vừa đủ dung dịch lên vết sùi để 4-6 phút. Khi thuốc khô có thể đi lại hoạt động bình thường, lưu ý không chấm quá nhiều. Mỗi ngày sử dụng 1-2 lần tùy nhân mụn to nhỏ cho tới lúc vết sùi trắng và hết nhân cứng là ngừng thoa.

  • Thuốc chữa sùi mào gà Imiquimod Cream Ấn Độ giúp tăng cường điều trị nhưng trong trường hợp các nốt sùi đã rụng đi. Đây là loại thuốc thường thấy ở các cơ sở chuyên khoa về da liễu. Thuốc sẽ giúp hạn chế tình trạng tái phát của bệnh, thường sẽ chấm thuốc sau khi các nốt sùi đã rụng khoảng 5 đến 7 ngày. Khi dùng thuốc này bạn cần vệ sinh khu vực mắc bệnh sạch sẽ, dùng tăm bông thoa thuốc nhẹ nhàng đến khi thuốc tan ra hoàn toàn. Để thuốc trên da từ khoảng 6 – 8 tiếng rồi rửa lại bằng xà phòng cùng với nước lạnh. Mỗi gói thuốc Imiquimod Cream Ấn Độ dùng khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày và dùng khoảng 1 tuần.

                

  • Thuốc chữa sùi mào gà Podophyllotoxine 20-25% thường được chỉ định dùng khi xuất hiện những nốt tổn thương ở âm hộ còn nhỏ. Bạn chỉ cần chấm mỗi tuần 1 lần và sau khoảng 1 đến 3 giờ lưu thuốc trên da thì bạn cần phải rửa sạch, nếu để lâu có thể gây loét da. Lưu ý không nên bô thuốc ở bao quy đầu nam giới, âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo ở nữ giới. Bạn cũng không nên dùng thuốc này ở miệng hoặc phía trong vùng hậu môn.

Dùng những bài thuốc dân gian

Không ít bệnh nhân mắc sùi mào gà vì tâm lý xấu hổ nên không muốn điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, họ thường tìm kiếm các phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Một số bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng để chữa trị sùi mào gà như:

  • Tinh dầu tràm trà: Tràm trà có tác dụng trị nấm cũng như các vi sinh vật khác hiệu quả nên được nhiều người dùng để trị sùi mào gà. Bệnh nhân chỉ cần thoa một giọt tinh dầu tràm trà lên trực tiếp mụn sùi là được, thoa nhiều lần trong vài ngày, liên tục trong vài tuần. Tác dụng phụ của tinh dầu tràm trà là có thể gây dị ứng, bỏng và viêm da. Do đó, bệnh nhân có thể thử bôi trên cánh tay trước khi bôi vào mụn sùi. Lưu ý, tràm trà không thể uống hoặc bôi vào bên trong âm đạo.
  • Trà xanh: Tinh chất trà xanh cô đặc thường dùng để chế tạo thành một hợp chất trong thuốc mỡ verega – một loại thuốc bôi chữa sùi mào gà. Bệnh nhân có thể dùng trực tiếp chiết xuất trà xanh, có thêm một hoặc hai giọt dầu dừa để bôi vào nốt sùi.
  • Tỏi tươi: Bệnh nhân có thể ép tỏi tươi lấy nước, thoa trực tiếp lên mụn cóc sinh dục giúp gây ức chế virus gây bệnh.
  • Giấm táo: Trong thành phần giấm táo chứa chất axit, có thể tiêu diệt được virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà. Bệnh nhân ngâm bông gạc trong giấm táo rồi áp vào vùng có mụn cóc sinh dục.
  • Lá trầu không: có tính kháng viêm và kháng khuẩn. Chữa sùi mào gà bằng lá trầu không giúp cho mầm bệnh không lan rộng, có điều kiện khỏi nhanh hơn. Bệnh nhân chuẩn bị 20 lá trầu không, cho vào tấm vải mỏng và giã nát, chiết lấy nước bôi lên vùng da bị mụn sùi từ 4-5 ngày/lần để đạt hiệu quả.
  • Tía tô: là vị thuốc dân gian, ngoài trị cảm lạnh, đau bụng, làm đẹp da, thì nó còn có thể chữa sùi mào gà. Bệnh nhân rửa sạch 100g lá tía tô, trộn thêm ít muối, giã nát và đắp lên mụn sùi mào gà để cho các chất trong lá có thể thẩm thấu dễ dàng hơn.
  • Khoai tây: Bệnh nhân chỉ cần cắt lát khoai tây để đắp lên các mụn sùi cũng giúp phục hồi những tổn thương ngoài da, ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt.

Bệnh sùi mào gà có tái phát lại không?

Khi điều trị, thông thường chúng ta chỉ điều trị được triệu chứng sùi mào gà còn virus HPV vẫn tồn tại trong cơ thể của người bệnh dẫn đến việc bệnh tái phát là hoàn toàn có thể. Sùi mào gà bao lâu tái phát sẽ còn phụ thuộc vào lối sống sinh hoạt của người nhân hoặc cơ thể có hệ miễn dịch yếu cũng sẽ tạo điều kiện cho virus HPV bùng phát trở lại. Một số trường hợp tái phát sùi mào gà rất cao như:

  • Bệnh nhân sùi mào gà đang điều trị nhưng tự ý đổi phương pháp điều trị hoặc tự ý cắt thuốc
  • Người mắc những bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm bao quy đầu, viểm cổ tử cung,… đây là những nơi tạo điều kiện cho virus HPV hoạt động trở lại.
  • Tâm lý bất ổn, lo lắng sau điều trị cũng làm cơ thể suy yếu và dễ tái phát bệnh sùi mào gà.
  • Người có hệ miễn dịch yếu kém do mắc những bệnh lý khác hoặc phụ nữ có thai cũng rất dễ tái bệnh trở lại
  • Người quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, mà trước đó người bạn tình đã bị nhiễm phải virus này trong quá trình quan hệ nhưng vẫn đang trong thời kỳ ủ bệnh của virus nên chưa phát hiện được triệu chứng.

Chính vì vậy để ngăn ngừa tình trạng sùi mào gà tái phát thì bệnh nhân cần phải thực hiện điều trị sùi mào gà đầy đủ và toàn diện. Ngoài ra bệnh nhân cần phải nhất quán phương pháp điều trị với bác sĩ không tự ý đổi phác đồ điều trị, bảo vệ sức đề kháng bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân và xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh. Duy trì tập luyện thể thao 30 phút mỗi ngày, hạn chế ăn đồ dầu mỡ cay nóng và không sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…

Với những thông tin topbenh.com vừa chia sẻ, hi vọng rằng các bạn đã biết được sùi mào gà có tự khỏi được hay không?Phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả tại nhà như thế nào.

Lưu ý những loại thuốc chữa sùi mào gà trên đây chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ. Mọi thắc mắc bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

Tra cứu