7 thủ phạm hàng đầu gây buồn nôn sau khi ăn

Đã đăng 20/02/2019

buồn nôn sau khi ăn

Sự thay đổi hormone, ăn uống không khoa học, ngộ độc thực phẩm, bệnh đường tiêu hóa… là thủ phạm hàng đầu gây buồn nôn sau khi ăn. Tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có cách xử trí phù hợp nhất.

Buồn nôn sau khi ăn không phải là bệnh và có thể dễ dàng khắc phục tùy vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Mặt khác, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hàng loạt bệnh nguy hiểm khác nhau.

Để hiểu thêm về chứng buồn nôn sau khi ăn, bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Buồn nôn sau khi ăn do nguyên nhân nào

Sự thay đổi nồng độ hormone

Hormone hay còn gọi là nội tiết tố thay đổi thường diễn ra khi chị em mang thai. Bạn sẽ thấy buồn nôn vào mỗi buổi sáng, sau khi ăn, thậm chí cảm thấy buồn nôn cả ngày.

Tình trạng này thường xuất hiện vào tháng thứ hai của thai kỳ, nếu buồn nôn do mang thai là hiện tượng tự nhiên và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Khi nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi sẽ làm giãn sự kết nối giữa dạ dày và thực quản.

Lúc này sẽ làm tăng trào ngược dạ dày và gây buồn nôn. Đôi khi, chỉ cần ngửi phải mùi lạ cũng có thể khiến bạn nôn nao nhiều hơn.

Hiện tượng này sẽ tự biến mất sau vài tháng mà bạn không cần can thiệp bằng bất cứ phương pháp nào.

Buồn nôn sau khi ăn do ăn uống không điều độ

Ăn quá nhiều trong ngày, không đúng giờ hay thường xuyên bỏ bữa cũng làm bạn luôn cảm thấy buồn nôn hơn trước.

Điều này có thể lý giải là vì thời gian ăn quá lâu sẽ làm axit tích tụ nhiều và dư thừa.

Lúc này, dạ dày sẽ khó tiêu hóa thức ăn do gặp phải một số bệnh lý như:

  • Trào ngược dại dày;
  • Viêm dạ dày;
  • Xuất huyết dạ dày…

Buồn nôn do dị ứng thực phẩm

Dị ứng với các loại thực phẩm sẽ khiến đường tiêu hóa của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng.

Lúc này hiện tượng nôn là điều rất tự nhiên, bởi đây là phản xạ cơ thể loại bỏ đi các yếu tố mà nó không thể thích ứng được.

Ngoài dấu hiệu nôn mửa, người bệnh còn có hiện tượng đau quặn và chướng bụng.

Nhiễm khuẩn gây buồn nôn sau khi ăn

Nhiễm khuẩn xảy ra khi bạn ăn các loại thực phẩm ô nhiễm, bảo quản không đúng cách, thực phẩm chưa được nấu chín và được chế biến sau cách.

Lúc này bạn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng và đi ngoài.

Không chỉ nhiễm khuẩn từ thực phẩm, nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân ô nhiễm từ ngoài môi trường bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh và buồn nôn.

Bệnh về túi mật

Nếu bạn thấy buồn nôn và nôn sau mỗi khi ăn xong, bạnh không nên loại trừ các bệnh về túi mật như: Sỏi mật, Polyp túi mật gây khó chịu và chướng bụng. Khi gặp các vấn đề về sỏi mật, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như sau:

  • Đau bụng,
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Chướng bụng….

Để cải thiện bệnh này bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Đồng thời, bạn nên hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu và gây cản trở cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột của mình.

Hội chứng ruột kích thích

Rối loạn tiêu hóa thường thấy ở bệnh nhân bị viêm ruột kích thích. Lúc này bệnh nhân sẽ có hệ thống tiêu hóa kém, dẫn đến tiêu hóa chậm.

Các dấu hiệu dễ dàng nhận biết bao gồm:

  • Nôn mửa;
  • Chướng bụng;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy.

Để cải thiện tình trạng người bệnh nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, các thực phẩm có chất xơ.

Đồng thời, tránh các loại thực phẩm có chứa cồn và chất kích thích như: rượu, bia, cà phê…

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân đẫn đến tình trạng buồn nôn sau khi ăn. Để biết nguyên nhân chính xác bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhanh chóng.

Tra cứu