11 loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay

Đã đăng 18/07/2019

Thuốc chống trầm cảm là giải pháp khắc phục các triệu chứng của bệnh tốt nhất. Song các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu không dùng đúng cách.

Trầm cảm là bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ, bệnh tác động xấu đến sức khỏe của bản thân và xã hội. Thuốc chống trầm cảm là cách giúp bệnh nhân loại bỏ các triệu chứng của bệnh tốt nhất.

Thuốc chống trầm cảm được phát triển ra ngoài thị trường vào những năm 1950. Theo các nghiên cứu ở Mỹ tỷ lệ người sử dụng thuốc chống trầm cảm chủ yếu có độ tuổi từ 12 trở lên.

Thuốc chống trầm cảm là gì?

Thuốc chống trầm cảm là thuốc kê đơn sử dụng cho chữa bệnh trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (ocd)… Trong những năm qua có rất nhiều thuốc chống trầm cảm được ra đời. Với mỗi loại thuốc mới sẽ mang đến hiệu quả khá tốt và ít để lại tác dụng phụ không mong muốn trên bệnh nhân hơn so với thuốc đời cũ.

Hiện tại, các nhóm thuốc chống trầm cảm được phân phối trên thị trường có thể kể đến như:

  • Chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc  (SSRI)
  • Các loại thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine (SNRI).
  • Thuốc chống trầm cảm tetracyclic.
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs).
  • Thuốc chặn tái hấp thu dopamine.
  • Các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs).
  • Chất đối kháng noradrenergic.
  • Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A.
  • Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2.
  • Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3.

Ngoài ra, còn các loại thuốc chống trầm cảm không điển hình và không được xếp trong các nhóm này.

Top 11 loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay

Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

SSRI là thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến và nhiều nhất hiện nay. Khi uống loại thuốc này, nó làm cân bằng serotonin trong não. Nhờ đó bạn sẽ cải thiện được các triệu chứng trầm cảm của bản thân. Theo đó các loại thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI phải kể đến như:

  • Thuốc sertraline (Zoloft).
  • Thuốc fluoxetine (Prozac và Sarafem).
  • Thuốc citalopram (Celexa).
  • Thuốc paroxetine (Paxil, Pexeva và Britorelle).
  • Thuốc fluvoxamine (Luvox).
  • Thuốc escitalopram (Lexapro).

Trong quá trình sử dụng thuốc bạn sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Buồn nôn.
  • Khó ngủ
  • Hồi hộp
  • Run
  • Rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn.

Thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine (SNRI)

SNRI giúp cải thiện chất serotonin và norepinephrine có trong não bộ của bạn. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh trầm cảm được giảm đi đáng kể. Các loại thuốc SNRI đang được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc desvenlafaxine (Pristiq và Khedezla).
  • Thuốc levomilnacipran (Fetzima).
  • Thuốc venlafaxine (Effexor XR).
  • Thuốc duloxetine (Cymbalta).

Riêng thuốc duloxetine không chỉ dùng để chữa trầm cảm mà còn dùng để giảm đau. Nó cũng hữu dụng cho bệnh nhân bị trầm cảm kèm theo đau đớn. Tuy nhiên, bệnh nhân dùng loại thuốc này cũng có khả năng gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mệt mỏi.
  • Buồn ngủ.
  • Buồn nôn.
  • Khô miệng.
  • Táo bón.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)

TCA được thay thế khi bạn dùng SSRI không mang lại hiệu quả tốt. Thuốc này được phát minh từ năm 1950 và dùng cho điều trị trầm cảm sớm. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm giải phóng noradrenalin và serotonin một cách tự nhiên. Nhờ đó, bệnh nhân được cải thiện tâm trạng và giảm chứng trầm cảm hiệu quả.

Với nhiều bệnh nhân, bác sĩ cũng kê đơn TCAs cho họ. Vì các loại thuốc này có hiệu quả và an toàn như các loại thuốc trầm cảm thế hệ mới.

Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng TCAs đang được áp dụng hiện nay như:

  • Thuốc amitriptyline.
  • Thuốc amoxapin.
  • Thuốc clomipramine (Anafranil).
  • Thuốc doxepin.
  • Thuốc imipramine (Tofranil).
  • Thuốc protriptyline.
  • Thuốc Nortriptyline.
  • Thuốc desipramine (Norpramin).
  • Thuốc trimipramine (Surmontil).

Khi dùng thuốc TCA bệnh nhân nên cẩn trọng với những tình huống phát sinh với thuốc như:

  • Táo bón.
  • Khô miệng.
  • Mệt mỏi.
  • Huyết áp thấp.
  • Nhịp tim không hoạt động đều.
  • Co giật.

Thuốc chống trầm cảm Tetracyclic

Maprotiline là thuốc chống trầm cảm và cải thiện tình trạng lo lắng của người bệnh. Đôi khi, nó hoạt động dựa trên cơ chế dẫn truyền các dây thần kinh trong não, nhờ đó các triệu chứng trầm cảm được giảm đi đáng kể. Người bệnh có thể gặp một số vấn đề sức khỏe khi dùng thuốc như:

  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Buồn ngủ.
  • Đau đầu.
  • Mờ mắt.
  • Khô miệng.
  • Sức khỏe yếu.

Các loại thuốc ức chế tái hấp thu Dopamine

Bupropion là thuốc chẹn tái hấp thu dopamine và norepinephrine trong cơ thể. Thuốc được dùng cho bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm theo mùa. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm:

  • Thuốc Wellbutrin.
  • Thuốc Forfivo.
  • Thuốc Aplenzin.

Ở một số trường hợp bạn có thể dùng thuốc cho mục đích cai thuốc lá. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc bệnh nhân cũng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Chứng táo bón.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Tầm nhìn bị mờ.

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A có tên gọi là vilazodone (Viibryd). Cơ chế hoạt động bằng cách cân bằng mức serotonin và chất dẫn truyền thần kinh. Điều này sẽ chứng trầm cảm của bạn được cải thiện. Khi dùng thuốc người bệnh sẽ phải đối diện với một số vấn đề như:

  • Buồn nôn.
  • Khó chịu.
  • Khó ngủ và mất ngủ.

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2

Thuốc kháng thụ thể 5-HT2 bao gồm nefazodone và trazodone (Oleptro). Đây đều là các loại thuốc chống trầm cảm cũ, có tac dụng thay đổi hóa chất trong não bộ của bạn. Đôi khi nó gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ.
  • Chóng mặt.
  • Khô miệng.

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3

Chất đối kháng thụ thể 5-HT3 có chứa thành phần vortioxetine (Brintellix). Thuốc này tác động trực tiếp đến não bộ để ngăn triệu chứng do trầm cảm gây ra. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải như:

  • Buồn nôn.
  • Mệt mỏi.
  • Suy giảm chức năng tình dục.

Các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs)

MAOIs là loại thuốc chống trầm cảm đời cũ, cơ chế hoạt động là ngăn chặn sự phân hủy của norepinephrine, dopamine và serotonin. Hầu hết chúng khó dùng nên phải tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc MAOI bao gồm:

  • Thuốc isocarboxazid.
  • Thuốc phenelzine (Nardil).
  • Thuốc selegiline (Emsam).
  • Thuốc tranylcypromine (Parnate).

Khi sử dụng bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Buồn ngủ.
  • Khó ngủ.
  • Bồn chồn, lo lắng.

Thuốc đối kháng Noradrenergic

Thuốc đối kháng Noradrenergic là Mirtazapine (Remeron), nó dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Bằng cách thay đổi các chất trong não, sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng trầm cảm của mình. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải như:

  • Buồn ngủ.
  • Chóng mặt.
  • Tăng cân.

Thuốc chống trầm cảm không điển hình

Nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc riêng tùy thuộc vào sức khỏe của từng người. Bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và không dùng chung với bất cứ một loại thuốc khác.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về thuốc chống trầm cảm trên đây. Sẽ giúp bạn hiểu thêm về công dụng của các loại thuốc, từ đó có cách sử dụng thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Tài liệu tham khảo:

Antidepressants: Selecting one that’s right for you https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/antidepressants/art-20046273 Truy cập lần cuối ngày 18/7/2019

All about antidepressants https://www.medicalnewstoday.com/kc/antidepressants-work-248320 Truy cập lần cuối ngày 18/7/2019

What are the real risks of antidepressants? https://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/what-are-the-real-risks-of-antidepressants Truy cập lần cuối ngày

Overview – Antidepressants https://www.nhs.uk/conditions/antidepressants/ Truy cập lần cuối ngày 18/7/2019

Depression Medications (Antidepressants) https://www.webmd.com/depression/guide/depression-medications-antidepressants Truy cập lần cuối ngày 18/7/2019

What Medications Help Treat Depression? https://www.healthline.com/health/depression/medication-list Truy cập lần cuối ngày 18/7/2019

Tra cứu