[Tổng hợp] Viêm bao quy đầu ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý

Đã đăng 28/07/2020

Viêm bao quy đầu là bệnh viêm nhiễm phổ biến không chỉ xuất hiện ở nam giới trưởng thành mà còn có ở trẻ nhỏ. Vậy cha mẹ phụ huynh sẽ phải làm gì khi con bị viêm bao quy đầu? Bài viết dưới Topbenh.com sẽ chia sẽ những thông tin quan trọng nhất về bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng viêm nhiễm ở đầu dương vật. Do tình trạng vi khuẩn, tạp khuẩn xâm nhập vào bao quy đầu dương vật của bé trai dẫn đến viêm nhiễm. Bao quy đầu lúc này sẽ sưng đỏ lên, nóng rát, tiểu buốt, khiến trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguyên nhân viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ nhỏ bị viêm bao quy đầu trong đó phải kể đến là:

  1. Trẻ bị viêm bao quy đầu do bao quy đầu dài, hẹp

Dài, hẹp bao quy đầu là tình trạng sinh lý, diễn ra ở khoảng 90% bé trai mới sinh. Do trong những năm đầu đời, phần da bao quy đầu dính chặt lấy quy đầu. Khi trẻ lớn hơn, dương vật cũng phát triển về kích thước. Lúc này, phần da bao quy đầu sẽ tự tuột xuống.

Nếu như không tự tuột thì bé đã bị dài, hẹp bao quy đầu. Lúc này cần phải có các biện pháp can thiệp như nong bao quy đầu ở trẻ hoặc cắt bao quy đầu. Dài, hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân chính gây viêm bao quy đầu ở trẻ em bởi:

  • Hẹp bao quy đầu khiến phần da bao quy đầu dính chặt lấy đầu dương vật khiến vệ sinh sẽ rất khó khăn
  • Khi bé đi vệ sinh, cặn bã nước tiểu và chất bẩn tích tụ lại làm vi khuẩn phát triển xâm nhập từ đó gây nên viêm bao quy đầu.
  1. Trẻ bị viêm bao quy đầu do lột bao quy đầu không đúng cách

Nhiều bậc phụ huynh tự ý lột cho trẻ vì nghĩ rằng lột bao quy đầu sớm sẽ giảm tỉ lệ bị hẹp bao quy đầu. Lý do này đúng tuy nhiên, việc thao tác lột bao quy đầu cho trẻ không đúng cách,lột quá tay sẽ gây ra tình trạng rách, hoặc nứt da bao quy đầu.

Khi có tổn thương, vết thương hở, kết hợp với cặn bẩn, nước tiểu đọng lại có thể gây ra tình trạng viêm bao quy đầu. Bởi bản thân vùng này rất dễ bị viêm. Đặc biệt với các bé trai còn nhỏ tuổi, mặc bỉm, gây tình trạng bí nóng, nên rất dễ bị viêm.

  1. Trẻ bị viêm bao quy đầu do tiếp xúc thường xuyên với môi trường bẩn

Trẻ khi bị viêm bao quy đầu cũng là do việc mặc đồ quá chật, gây bí nóng, tiếp xúc với môi trường nước bẩn ở ao, hồ, sông, suối khiến các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ, ngoài ra còn cách trường hợp khác như là:

  • Mặc đồ ẩm ướt
  • Dùng chung khăn tắm
  • Nguồn nước tắm cho bé không đảm bảo
  • Bé bị dị ứng sữa tắm, bột giặt

Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ mà phụ huynh chúng ta thường không nghĩ đến.

  1. Trẻ bị viêm bao quy đầu do vệ sinh không sạch sẽ

Với các bé trai sơ sinh, trẻ nhỏ, việc vệ sinh hoàn toàn nhờ vào các phụ huynh. Với các bé trai lớn hơn chúng ta có thể hướng dẫn bé cách vệ sinh. Việc chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là rất cần thiết. Bởi chất bẩn do sinh hoạt hằng ngày, nước tiểu tích tụ ở đầu dương vật. Vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cho trẻ khiến chất cặn bã, bựa sinh dục không được loại bỏ. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi vi khuẩn sinh sôi và gây viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ

Viêm bao quy đầu ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. Thế nhưng, các trẻ còn quá nhỏ để nhận biết viêm bao quy đầu là gì. Để phát hiện và có hướng khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ các phụ huynh cần nắm rõ 5 dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ dưới đây:

  1. Bao quy đầu sưng

Đây là biểu hiển khá phổ biến khi bị viêm bao quy đầu. Do phản ứng của vùng niêm mạc da quy đầu với sự phát triển quá mức của các vi khuẩn dẫn đến viêm. Trong quá trình vệ sinh cho trẻ, nếu phụ huynh thấy bao quy đầu của trẻ bị sưng rất có thể trẻ đã bị viêm bao quy đầu.

  1. Bao quy đầu tấy đỏ

Khi vệ sinh, thay bỉm cho trẻ bạn thấy đầu dương vật của trẻ bị đỏ, gần lỗ sáo có tình trạng tấy đỏ xung quanh. Tình trạng này có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể chỉ hơi đỏ, có thể sưng tấy toàn bộ, đỏ ửng. Tùy vào tình trạng viêm mà mức độ sưng ở các cấp độ khác nhau.

  1. Đầu dương vật xuất hiện cặn sinh dục màu trắng

Đây là biểu hiện rất hay gặp khi trẻ bị viêm bao quy đầu. Bởi cặn sinh dục màu trắng được xuất phát từ bụi bẩn, nước tiểu đọng lại do trẻ không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

  1. Trẻ khó đi tiểu

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị khó tiêu bao gồm:

  • Đi tiểu phải rặn đỏ mặt
  • Đi tiểu nước tiểu không chảy ra, một lúc sau mới thấy nước tiểu chảy ra ở lỗ sáo
  • Nước tiểu màu vàng, có mùi khai, đục
  • Bao quy đầu phồng lên khi đi tiểu
  • Trẻ cảm thấy sợ hãi khi đi tiểu
  1. Trẻ có biểu hiện sốt, khóc, quấy rối, bỏ ăn

Do khi bị viêm, trẻ có thể khó chịu bởi tình trạng đau, sưng tấy bao quy đầu, khó tiểu, …. Chính vì vậy, trẻ có thể quấy khóc, biếng ăn. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt do phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây viêm bao quy đầu.

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ

Với y học ngày nay, việc chữa trị viêm bao quy đầu rất đơn giản nếu như được phát hiện và chữa trị kịp thời. Cha mẹ phụ huynh cần phải chú ý theo dõi triệu chứng bệnh để nhằm giúp trẻ tránh khỏi biến chứng viêm bao quy đầu gây ra. Các biện pháp chữa bao quy đầu ở trẻ bao gồm:

  1. Điều trị nội khoa bằng thuốc viêm bao quy đầu

Với trường hợp lớp da bao quy đầu của trẻ bị nhiễm khuẩn thông thường, mức độ nhẹ các bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng uống, dạng bôi hoặc nước rửa với độ sát khuẩn vừa phải chuyên dụng cho trẻ em.

Vì trẻ còn nhỏ nên việc sử dụng thuốc không thể tùy tiện, các cha mẹ phụ huynh cần phải tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc, bởi vì việc tùy tiện mua thuốc về chữa trị có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm, bệnh càng nặng thêm.

  1. Điều trị viêm bao quy đầu bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp này được cân nhắc chỉ nên áp dụng với trẻ khi bước vào tuổi dậy thì. Các bác sĩ sẽ cho trẻ điều trị trước bằng thuốc, sau khi điều trị thành công có thể trẻ sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa như cắt bao quy đầu để tránh viêm nhiễm quay trở lại.

Viêm bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không? là câu hỏi được rất nhiều các bậc phụ huynh thắc mắc. Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, có thể sẽ khiến cơ quan sinh sản không được phát triển toàn diện. Một số biến chứng có thể trẻ sẽ gặp phải nếu không được chữa trị kịp thời như:

  1. Gây viêm nhiễm lây lan

Các tác nhân gây viêm bao quy đầu có thể lây lan và gây viêm nhiễm ở các bộ phận xung quanh. Gây viêm tuyến tiền liệt, viêm dường tiết niệu, ống dẫn tinh.

  1. Nguy cơ liệt dương, rối loạn chức năng sinh lý

Khi dương vật bị viêm nhiễm, lở loét, sẽ không được phát triển toàn diện. Chính vì thế, sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục của trẻ sau này.

  1. Gây xuất tinh sớm

Xuất tinh sớm là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ từng mắc viêm bao quy đầu. Bởi bệnh viêm bao quy đầu nếu kéo dài có thể chuyển sang mạn tính và ảnh hưởng đến quá trình xuất tinh.

  1. Biến chứng vô sinh

Như đã chia sẻ, viêm bao quy đầu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tinh hoàn, mào tinh hoàn… Khi các bộ phận này bị ảnh hưởng sẽ làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Từ đó, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ bị viêm bao quy đầu

Để tránh viêm bao quy đầu và những biến chứng sau này ở trẻ, bác sĩ có vài lời khuyên đến với bố mẹ như:

  • Khi tắm cho trẻ cần phải lột, rửa và vệ sinh các chất cặn thừa, dịch nhầy của đường tiết niệu bên trong nếp da bao quy đầu. Phụ huynh cần phải làm cẩn thận tránh gây xước bao quy đầu của trẻ.
  • Nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa khi bao quy đầu bé bị dính lại, đau buốt khi đi tiểu tiện, ngứa ở đầu dương vật, bị sưng đỏ ở bao quy đầu, …
  • Nên điều trị cắt bao quy đầu nếu trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu càng sớm càng tốt để tránh viêm nhiễm xảy ra.
  • Lau khô trước khi mặc quần áo
  • Chọn quần áo vừa với kích thước cơ thể
  • Uống nhiều nước
  • Không nhịn tiểu

Hi vọng qua bài viết trên, các bậc cha mẹ đã có những kiến thức nhất định và biết cách xử lý khi trẻ bị bệnh viêm bao quy đầu. Từ đó sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Tra cứu