Nguyên nhân vùng kín có cặn trắng là gì? Có nguy hiểm không?

Đã đăng 19/10/2020

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng vùng kín có cặn trắng ở nữ giới. Cách điều trị vùng kín có cục trắng theo từng nguyên nhân này cũng khác nhau. Vậy cụ thể cặn trắng ở vùng kín là hiện tượng gì? Nguyên nhân vùng kín có cặn trắng là do đâu? Vùng kín có cặn trắng có nguy hiểm không, cách chữa trị ra sao? Để trả lời những thắc mắc đó, mời bạn tham khảo bài viết sau!

Vùng kín có cặn trắng là gì?

Nguồn gốc của những cặn trắng ở vùng kín chính là khí hư. Bình thường ở nữ giới, đây là chất tiết của âm đạo để giúp âm đạo không bị khô và đau rát khi quan hệ tình dục. Khí hư thường có màu trắng trong, dai và hơi tanh nhẹ. Nó có thể bám trên đáy quần lót thành những mảng cặn trắng trong. Đây là dấu hiệu bình thường của cơ thể.

Tuy nhiên khi viêm nhiễm, âm đạo có thể tiết rất nhiều khí hư. Khí hư này có mùi hôi, màu trắng đục và dạng vón cục bất thường. Các cục cặn trắng này đọng lại ở vùng kín hoặc đáy quần lót, do đó bạn có thể dễ dàng phát hiện ra. Như vậy, vùng kín có cục trắng đục là dấu hiệu không bình thường. Khi gặp dấu hiệu này kèm theo những triệu chứng bất thường khác, bạn cần đến cơ sở y tế ngay để tìm nguyên nhân và kịp thời điều trị.

Đọc thêm: Khí hư là gì? Đánh giá sức khỏe qua mùi và màu sắc của khi hư

Nguyên nhân vùng kín có cặn trắng

Các chuyên gia chia nguyên nhân gây ra tình trạng vùng kín có cặn trắng thành 3 loại. Đó là tác nhân trực tiếp, nguyên nhân bệnh lý và thói quen sinh hoạt. Cụ thể như sau:

  1. Tác nhân trực tiếp

Những tác nhân trực tiếp gây ra tình trạng vùng kín có cục trắng gồm:

  • Nấm men Candida

Nấm men Candida là loại nấm xuất hiện trong âm đạo phụ nữ. Ở trạng thái bình thường, nó chung sống cùng các vi sinh vật khác và không gây bệnh. Tuy nhiên khi sức đề kháng của phụ nữ suy yếu, môi trường trong âm đạo mất cân bằng, nấm men sẽ phát triển mạnh. Lúc này nó dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm trong âm đạo người phụ nữ.

Đọc thêm: Nấm men Candida là gì? Nguyên nhân, triệu chứng không thể bỏ qua.

  • Song cầu khuẩn lậu

Song cầu khuẩn lậu có danh pháp khoa học là Neisseria gonorrhoeae. Đây là vi khuẩn Gram âm, cũng là tác nhân gây bệnh lậu trên người. Chúng chủ yếu lây truyền qua đường tình dục ở những người quan hệ tình dục không chung thủy, không an toàn. Ngoài ra lậu cầu khuẩn còn lây truyền do dùng chung khăn mặt, cốc uống hoặc bát ăn, qua truyền máu, truyền từ mẹ sang con…

Trên đây là 2 tác nhân điển hình nhất gây ra tình trạng vùng kín có cặn trắng ở nữ giới. Ngoài ra một số tác nhân khác như vi khuẩn, tạp khuẩn… cũng có thể gây ra tình trạng này.

  1. Cặn trắng ở vùng kín: nguyên nhân bệnh lý

Cặn trắng ở vùng kín nếu đi kèm với các triệu chứng bất thường thì có thể là do nguyên nhân bệnh lý. Những bệnh lý xuất hiện cặn trắng ở vùng kín gồm:

  • Viêm âm hộ – âm đạo

Như đã nói ở trên, viêm âm hộ – âm đạo do nấm candida là căn bệnh điển hình nhất gây ra tình trạng vùng kín có cặn trắng. Đây là bệnh lý rất nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản bắt gặp. Bệnh gây ra những triệu chứng như: tiết nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi, vùng kín sưng đau, bỏng rát, tấy đỏ. Người bệnh còn cảm thấy đau âm hộ, âm đạo, đặc biệt khi quan hệ tình dục và khi tiểu tiện.

  • Bệnh lậu

Đây cũng là căn bệnh điển hình do lậu cầu khuẩn gây ra, dẫn đến triệu chứng vùng kín có cặn trắng. Những cặn này thường bám thành mảng trên niêm mạc âm đạo, có mùi hôi, khiến người bệnh đi tiểu khó khăn, tiểu rắt buốt, tiểu ra mủ… Người bệnh cũng cảm thấy đau đớn khi quan hệ tình dục do vùng kín bị tổn thương. Nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho chị em phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khi các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển, xâm lấn ra bên ngoài cổ tử cung sẽ khiến cổ tử cung luôn ẩm ướt. Dịch nhày do các tế bào này tiết ra là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm bệnh phát triển, gây viêm. Đây chính là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Người bệnh bị viêm lộ tuyến ngoài tiết ra cặn trắng có mùi hôi còn cảm thấy vùng kín đau rát, ngứa ngáy. Người bệnh còn bị đau tức vùng hạ vị, đau và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục…

  • Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung ít khi xảy ra, nhưng cũng có thể bắt gặp do lây lan từ viêm âm đạo. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ tiết nhiều khí hư màu trắng đục, đau tức vùng hạ vị và ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh.

  • Viêm buồng trứng, viêm tắc vòi trứng

Bộ phận sinh dục dưới viêm nhiễm, không điều trị kịp thời có thể sẽ lây lan lên vùng sinh dục trên. Cơ quan bị ảnh hưởng lúc này là vòi trứng và buồng trứng. Triệu chứng viêm điển hình ở 2 cơ quan này gồm: Bụng dưới đau âm ỉ, có lúc nhói thành cơn, kinh nguyệt rối loạn, cặn trắng vón cục, quan hệ tình dục cảm thấy đau rát.

  • Thiếu hụt nội tiết tố

Một trong những vai trò của hormone estrogen và progesterone trong cơ thể nữ giới là duy trì độ ẩm và pH âm đạo. Nhưng nếu cơ thể thiếu hụt 2 loại hormone này, vùng kín không tiết chất nhày khiến khí hư thiếu độ ẩm, trở thành dạng vón cục như cặn trắng. Ngoài ra, pH âm đạo thay đổi cũng khiến hệ sinh vật sống trong âm đạo mất cân bằng. Lúc này các loại vi khuẩn, nấm men dễ dàng sinh sôi và gây bệnh.

  1. Cặn trắng ở vùng kín: do thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt gây ra tình trạng vùng kín có cục trắng gồm:

  • Mặc đồ lót quá chật chội

Dùng đồ lót không thoáng mát, không thấm mồ hôi sẽ kiến vùng kín bí bách, chật chội và ẩm ướt. Điều này khiến cho tác nhân có hại dễ dàng phát triển.

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến tác nhân gây hại tích tụ. Vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vùng kín và gây bệnh hơn.

  • Stress kéo dài

Căng thẳng kéo dài khiến nồng độ hormone trong cơ thể biến đổi, mất cân bằng pH âm đạo. Từ đó những tác nhân có hại được tạo điều kiện phát triển và gây bệnh, khiến chị em tiết ra cặn trắng vùng kín.

  • Dùng băng vệ sinh không đúng cách

Hàng tháng, phụ nữ phải sử dụng băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt. Nếu dùng băng vệ sinh quá lâu mà không thay, băng vệ sinh sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn, dễ gây viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra, băng vệ sinh kém chất lượng cũng khiến tình trạng này trầm trọng hơn.

  • Bị dị ứng

Nhiều chị em dùng dung dịch vệ sinh, xà bông… có chất tẩy rửa mạnh dẫn đến dị ứng vùng kín. Viêm do dị ứng cũng có thể khiến vùng kín có cặn trắng. Lúc này bạn cần thay các sản phẩm mới có nguồn gốc thiên nhiên để tránh mắc phải tình trạng dị ứng này.

Vùng kín có cặn trắng có nguy hiểm không?

Vùng kín có cặn trắng không phải hiện tượng quá nguy hiểm. Tuy nhiên để lâu không điều trị, nó gây ra vô số vấn đề cho chị em phụ nữ. Những vấn đề này bao gồm:

  • Khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan

Các bệnh phụ khoa khác có thể xuất hiện do lây lan tác nhân có hại như: Viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo…

  • Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Những căn bệnh trên đều ảnh hưởng không tốt đến chức năng sinh sản ở phụ nữ. Nếu không điều trị cẩn thận, chúng có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng vô sinh hiếm muộn.

  • Tăng nguy cơ ung thư

Các tế bào ung thư có thể bị kích thích do tình trạng viêm nhiễm quá lâu và trở đi trở lại. Các bệnh ung thư vùng kín điển hình là ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung… Bệnh cần điều trị ngay để tránh đe dọa đến tính mạng người bệnh.

  • Ảnh hưởng đến thai nhi

Thai phụ bị viêm nhiễm vùng kín có thể truyền tác nhân gây bệnh và đe dọa đến thai nhi trong bụng. Khi sinh ra, trẻ sơ sinh dễ bị suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm khuẩn, mắt và hệ thần kinh đều bị ảnh hưởng…

  • Lây nhiễm cho bạn tình

Quan hệ tình dục có thể khiến những tác nhân gây bệnh từ vùng kín của bạn lây lan sang cho bạn tình. Do đó bạn cần hết sức đề phòng, tránh quan hệ không an toàn khi bản thân đang mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín.

Vùng kín có cặn trắng điều trị như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân bệnh cụ thể mà người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, việc điều trị diễn ra như sau:

  • Vùng kín có cặn trắng do mắc bệnh lậu: Những trường hợp nhẹ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn lậu cầu kết hợp thuốc đông y. Những trường hợp nặng, người bệnh được áp dụng kỹ thuật phục để phân tích và tiêu diệt lậu cầu khuẩn.
  • Vùng kín có cặn trắng do mắc bệnh viêm âm đạo do nấm Candida: Những trường hợp nhẹ được chỉ định dùng thuống kháng nấm dạng uống và đặt, kết hợp thuốc động y. Những trường hợp nặng áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học để tiêu diệt trực tiếp tác nhân gây bệnh và khôi phục mô viêm.
  • Các bệnh viêm nhiễm khác: cũng được điều trị bằng thuốc đông tây y kết hợp và công nghệ ánh sáng sinh học.

Các phương pháp trên khi được phối hợp nhuần nhuyễn có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi hiệu quả.

Ngoài ra, tại nhà bạn có thể áp dụng những cách sau để giảm thiểu triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng hoặc nước lá chè xanh. Muối và hoạt chất EGCG trong lá chè xanh đều là những chất diệt khuẩn hiệu quả.
  • Rửa sạch và vò nát lá trầu không đem vào đun với nước. Dùng nước lá trầu không đó để xông hơi vùng kín để thấy hiệu quả điều trị bệnh.

Tuy nhiên khi sử dụng các phương pháp trên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những sai sót không đáng có khi thực hiện hoặc ấn [Tư Vấn Trực Tuyến] các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viên Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp miễn phí cho bạn 24/24h.

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được nguyên nhân gây ra hiện tượng vùng kín có cặn trắng ở nữ giới. Hãy luôn chăm sóc và vệ sinh vùng kín sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn!

Tra cứu