[Mẹo] chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản và hiệu quả

Đã đăng 28/08/2020

Có tới hàng triệu người xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu mỗi năm. Nhiều người trong số đó quan tâm đến các phương pháp chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả. Vậy làm thế nào để chữa viêm đường tiết niệu tại nhà an toàn? Để có thêm hiểu biết xung quanh vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi vi khuẩn có hại tấn công vào đường tiết niệu. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Viêm đường tiết niệu không chỉ gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nó còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, biến chứng nặng nề nhất là dẫn tới hiếm muộn, vô sinh.

Do đó, việc điều trị viêm đường tiết niệu từ sớm rất cần thiết. Dưới đây sẽ liệt kê một số cách cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà an toàn, hiệu quả bạn có thể áp dụng.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả với nha đam

Nha đam (hay lô hội) được biết đến với khả năng sát khuẩn và gây tê. Các hoạt chất như axit salixylic, C-glucosyl, bradykinin… trong nha đam còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Để sử dụng nha đam, người ta thường cắt bỏ vỏ và lấy phần thịt trong suốt của nha đam để chữa bệnh.

Theo đó, bạn hãy uống nước lá nha đam 1 ngày 2 lần để cải thiện tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu. Nước lá này không nên lạm dụng nhiều và không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi cũng như phụ nữ mang bầu hoặc người đang nuôi con nhỏ.

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu

Ngải cứu là loài thảo dược quý được đông y sử dụng từ lâu đời. Nó có các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu, tiêu thũng, lợi thấp… Khi sử dụng ngải cứu, những người có bệnh về thận, bàng quang và đường tiết niệu có thể thấy hiệu quả chữa trị rất rõ rệt.

Để sử dụng ngải cứu, bạn hãy chuẩn bị 40g ngải cứu, 15g rễ cỏ tranh, 2 thìa mật ong.

Các bước thực hiện:

  • Cho ngải cứu và rễ cỏ tranh vào đun sôi cùng nước. Để nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.
  • Đun đến khi nào còn khoảng một bát nước thì gạn ra. Cho 2 thìa mật ong vào hòa cùng để uống.

Với mỗi lần đun, bạn chia nước lá ngải cứu làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn. Làm kiên trì qua nhiều ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng râu ngô

Râu ngô là những sợi nhỏ màu trắng và nâu ở trên đầu bắp ngô. Chúng có vị ngọt và tính bình, chứa rất nhiều vitamin như A, B1, B2, K. Do đó, râu ngô có khả năng tăng sức đề kháng, lợi tiểu và đánh tan sỏi thận. Nó cũng rất hiệu quả khi được dùng để chữa viêm nhiễm đường tiết niệu.

Để sử dụng râu ngô, bạn hãy:

  • Chọn lấy 100g râu ngô sợi to, màu nâu và bóng mượt đem rửa sạch.
  • Cho râu ngô vào đun với 100ml nước. Để lửa nhỏ và giữ ấm trên bếp trong khoảng 10 – 15 phút, đến khi sôi thì bắc ra.

Bạn có thể uống nước râu ngô thay nước lọc hàng ngày, hoặc uống đều đặn 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng trước bữa ăn khoảng 3 – 4 tiếng, mỗi lần 20 – 60 ml nước ngô. Theo đó, nước ngô sẽ giúp bạn lọc thận, hỗ trợ thải độc ra ngoài.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà an toàn với lá trà xanh

Trà xanh là thảo dược tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Trong lá chè có hoạt chất flavonoid, tanin, epigallocatechin-3-gallate, các vitamin A, B2, B3, B5, C… Chúng giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm và lợi tiểu. Vì thế, người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng nước trà xanh hàng ngày. Có hai cách để dùng lá trà là:

  • Đun với nước và uống trà xanh mỗi ngày.
  • Dùng nước lá trà xanh để rửa vùng kín.

Tuy nhiên, trà xanh chống chỉ định sử dụng cho những người mắc phải các bệnh lý khác. Cụ thể là người bệnh dạ dày, gan, thiếu máu, người bệnh tim, cao huyết áp, người suy nhược thần kinh, mất ngủ, loãng xương, thiếu canxi… Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng trà xanh quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng tỏi

Tỏi là loại gia vị yêu thích trong căn bếp của gia đình Việt. Không những thế, nó còn được coi là dược liệu vàng trong dân gian. Trong những căn bệnh mà tỏi có khả năng chữa trị có viêm đường tiết niệu. Điều này là do các hoạt chất như Allicin, Glycogen, Fitonxit… mang đến cho tỏi khả năng kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, tỏi cũng chứa nhiều vitamin, hydrocarbon, khoáng chất cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Theo đó, bạn có thể lột vỏ tỏi, thái thành lát mỏng, để trong không khí khoảng 15 phút rồi ăn sống. Áp dụng cách này trong một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả. Nếu không ăn được tỏi sống, bạn có thể cho tỏi vào món ăn hàng ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả với rau diếp cá

Từ lâu trong đông y, lá rau diếp cá đã được sử dụng để điều trị các căn bệnh về bàng quang và các chứng bệnh liên quan đến tiểu tiện. Lá rau diếp cá có thể kháng viêm, sát khuẩn và giúp người bệnh thanh nhiệt.

Theo đó, bạn hãy dùng lá diếp cá tươi để ăn sống hoặc xay lấy nước, pha đường để uống mỗi ngày. Nếu khó uống, bạn cũng có thể thay bằng cách phơi khô lá diếp cá rồi mang ra sắc cùng nước lấy thuốc uống.

Điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây viêm đường tiết niệu. Điều này là nhờ các enzym và khoáng chất có trong giấm táo. Vì thế, rất nhiều người áp dụng cách trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng giấm táo tại nhà.

Để sử dụng, bạn hãy trộn 1 thìa giấm táo vào cùng 2 thìa mật ong nguyên chất vào nước. Mỗi ngày bạn uống nước này một lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm qua thời gian. Ngoài ra, việc bạn pha giấm táo với nước ấm loãng để rửa vùng kín cũng được khuyến khích.

Điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà với lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng trong dân gian với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, khử mùi hôi hữu hiệu. Vì thế, nhiều người bệnh áp dụng lá trầu không để khắc phục tình trạng viêm đường tiết niệu của mình. Cách sử dụng lá trầu không như sau:

  • Rửa sạch và giã nhuyễn.
  • Cho lá trầu cùng nước sạch vào ấm, đun sôi và chắt lấy nước.
  • Dùng nước trầu không để rửa niệu đạo.

Chú ý: khi dùng lá trầu không để rửa lỗ niệu đạo, bạn cần thao tác nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu hoặc chà xát mạnh. Điều này giúp bạn tránh làm tổn thương vùng kín. Với cách này, bạn có thể dùng liên tục trong một tuần để khiến tình trạng viêm đường tiết niệu thuyên giảm.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà an toàn với rau mùi tây

Rất nhiều người lựa chọn rau mùi tây làm thảo dược chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà. Đó là do trong mùi tây có các chất Apiozit, acid béo Omega-3 và Omega-6. Chúng có vai trò lợi tiểu, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Riboflavin, Thiamin có trong rau mùi tây cũng giúp thận thải độc ra ngoài bằng đường tiểu.

Theo đó, bạn chỉ cần rửa sạch rau mùi tây đem đun với nước rồi chắt lấy nước uống trong ngày. Dùng thường xuyên nước rau mùi tây sẽ đem lại hiệu quả chữa trị bệnh. Lưu ý: nước rau mùi tây chống chỉ định cho người bị bệnh viêm loét dạ dày.

Thuốc chữa viêm tiết niệu bằng cây mã đề

Mã đề là loài cây dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Theo y thư cổ, mã đề vị ngọt, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt, khử nhiệt, thông mồ hôi, sáng mắt. Nó được dùng để chuyên trị các bệnh tắc tiểu, lợi tiểu cùng bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Bạn hãy chuẩn bị: 20g mã đề, 30g kim tiền thảo, 20g rễ cỏ tranh.

Thực hiện như sau:

  • Cho tất cả các thảo dược vào ấm sắc cùng nước.
  • Chắt lấy nước và sử dụng trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc. Sau 1 tuần dùng liên tục, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những nguyên liệu trên để hãm với nước sôi và uống như nước chè hàng ngày cũng cho hiệu quả tương tự.

Lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Theo các chuyên gia, hiệu quả chữa viêm đường tiết niệu tại nhà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ vài yếu tố như cơ địa từng người, mức độ nặng nhẹ của bệnh… Theo đó, với những trường hợp nặng, bệnh do tác nhân đặc thù… thì các phương pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ chứ không trị được dứt điểm bệnh. Lúc này, việc điều trị cần tiến hành tại cơ sở y tế với các phương pháp chuyên dụng hơn.

Tại một cơ sở điển hình, ví dụ như Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, việc điều trị viêm đường tiết niệu tiến hành như sau:

  • Chữa trị bằng thuốc, cụ thể tại đây là thuốc đông tây y kết hợp. Các thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, lợi tiểu. Việc phối hợp thêm thuốc đông y giúp khắc phục nhược điểm của thuốc tây y, điều hòa cơ thể.
  • Chữa trị bằng thủ thuật hiện đại: Áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học để tác động vào tổ chức bị viêm nhiễm, giúp tiêu diệt vi khuẩn và phục hồi mô viêm. Phương pháp này sử dụng những thiết bị hàng đầu, tối tân như máy hồng ngoại, thiết bị sóng ngắn…

Ở nhà, ngoài cách áp dụng những mẹo dân gian kể trên, bạn có thể thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý hơn:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
  • Chọn đồ lót rộng rãi thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Tăng cường luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress căng thẳng kéo dài.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống có lợi cho việc điều trị viêm đường tiết niệu.
  • Uống nhiều nước để tăng cường sự trao đổi chất và tăng thải độc ra ngoài qua đường tiểu.

Ngoài ra, thăm khám nam khoa, phụ khoa thường xuyên là cách tốt nhất để đảm bảo cho bạn có thể kịp thời phát hiện bệnh. Bệnh càng được phát hiện và chữa trị sớm, bạn càng có cơ hội phục hồi nhanh chóng.

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được những mẹo hay được áp dụng nhất tại nhà để chữa viêm đường tiết niệu. Khi áp dụng những mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo không phát sinh sai sót trong quá trình thực hiện.

 

 

 

Tra cứu