Cổ tử cung ngắn có thể khiến mẹ bầu sinh non

Đã đăng 01/12/2018

Một trong những lý do khiến mẹ bầu dễ sinh non đó là cổ tử cung ngắn, do đó, các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan.

Đối với người mẹ trong thai kỳ, chắc hẳn ai cũng muốn con mình đủ ngày đủ tháng chào đời. Sinh non là nỗi lo lắng với rất nhiều chị em bởi việc sinh không đủ tháng khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn.

cổ tử cung ngắn có thể sinh non

Cổ tử cung ngắn có thể khiến mẹ bầu sinh non

Cổ tử cung ngắn là trường hợp khi đi khám, siêu âm đo chiều dài cổ tử cung dưới 25mm.

Ở tuần 24 của thai kỳ, cổ tử cung của người mẹ đạt chiều dài từ 30mm đến 35 mm.

Chị em có chiều dài cổ tử cung dưới 25mm ở khoảng 24 tuần có nguy cơ sinh non trước tuần 35 của thai kỳ gấp 6 lần so với những chị em có cổ tử cung dài hơn 40mm.

Những chị em có ngắn hơn 15mm có tỷ lệ sinh non trước tuần 28 lên tới 60% và có tới 90% sinh non trước 32 tuần

Trong thai kỳ, cổ tử cung của mẹ có xu hướng đóng, bịt kín đường nối giữa tử cung – âm đạo. Điều này giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm ngứa,…Cổ tử cung sẽ chỉ mở cho đến khi mẹ chuyển dạ, mục đích của việc này là để em bé có thể chào đời dễ dàng hơn.

Đo chiều dài cổ tử cung như thế nào

Các bác sĩ sẽ xác định tử cung dài hay hẹp khi chị em siêu âm thai.

Bản thân chúng ta không thể tự biết được chiều dài cổ tử cung của mình là bao nhiêu trong thai kỳ mà cần nhờ đến sự hỗ trợ của các phương pháp khám, chẩn đoán.

cổ tử cung ngắn

Kết quả của quá trình này sẽ chỉ chính xác nhất là thông qua siêu âm đầu dò âm đạo. Bởi siêu âm ổ bụng không quan sát được một cách kỹ lưỡng bộ phần nằm sâu bên trong này.

Ngoài ra siêu âm đầu dò cũng có thể giúp các bác sĩ đánh giá độ giãn của cổ tử cung, nước ối.

Đây là một kỹ thuật an toàn, do đó, chị em cũng không nên quá lo lắng chúng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Khắc phục tình trạng cổ tử cung ngắn giảm nguy cơ sinh non như thế nào?

Cổ tử cung ngắn dễ sinh non, chắc các bạn cũng đã nắm được vấn đề này rồi. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này bằng các cách sau:

  • Hạn chế vận động mạnh.
  • Khẩu cổ tử cung.
  • Uống thuốc giảm co.
  • Bổ sung Progesterone.
  • Biện pháp Indomethacin.
  • Vòng nâng tử cung.
  • Bổ sung axit folic và omega 3.

Thuốc giảm co được sử dụng nhằm giảm sự co bóp ở cổ tử cung ngăn ngừa nguy cơ sinh non. Nhưng thuốc cũng chỉ có tác dụng giảm nguy cơ sinh non trong vòng 1-2 ngày.

Khâu cổ tử cung được thực hiện ở tuần 13 -15 với những trường hợp có tiền sử sinh non, thai đôi, cổ tử cung ngắn,…thì các bác sĩ sẽ chỉ định khâu chúng lại

  • Bổ sung Progesterone: Chị em có thể sử dụng thêm thuốc có chứa progesterone theo chỉ định của bác sĩ (uống/ đặt/ tiêm) từ tuần 16 -20 hoặc 34 tuần tùy trường hợp
  • Indomethacin: được chỉ định để giảm nguy cơ sinh non đối với trường hợp chị em bị cổ tử cung ngắn. Phương pháp này trên lâm sàng có thể giảm tỷ lệ sinh non trước 24 tuần.
  • Vòng nâng tử cung: vòng có thành phần silicon tự nhiên được đưa vào cổ tử cung có tác dụng giảm nguy cơ sinh thiếu tháng. Phương pháp này giảm nguy cơ sinh non trước 36 tuần với chị em thai đơn, 32 tuần với chị em đa thai có cổ tử cung ngắn
  • Axit folic và omega 3: đây cũng là một biện pháp ngừa sinh non hiệu quả, theo đó chị em có thể bổ sung thêm axit folic và omega-3 trong thực đơn hằng ngày hoặc các loại thuốc hỗ trợ nhằm giảm nguy cơ sinh non.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề phụ khoa: cổ tử cung ngắn có thể khiến mẹ bầu sinh non mà chúng ta cần lưu ý. Nếu như chị em đang trong tình trạng này thì cần nắm được để có thể thận trong hơn trong sinh hoạt cũng như cân nhắc các biện pháp hỗ trợ từ y tế.

Tra cứu